Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 29)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LUẬN VĂN

2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN

2.4.1 Nhân tố chủ quan:

Để hoạt động thanh tra, giám sát hiệu quả, nhân tố con người đóng vai trị then chốt, có mối quan hệ nguyên nhân – kết quả trong cả giám sát từ xa và thanh tra tại

chỗ.

Đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra cần phải đảm bảo năng lực, đạo đức nghề nghiệp cả về số lượng lẫn chất lượng, điều này rất quan trọng trong việc quản lý, giám sát cả một hệ thống các TCTD lớn trên địa bàn TP.HCM. Một khi lực lượng thanh tra mỏng, nghiệp vụ yếu, chưa nắm bắt được các loại hình rủi ro trong nghiệp vụ ngân hàng sẽ dễ dẫn đến việc không sâu sát trong các báo cáo giám sát từ xa định kỳ và sẽ không đảm bảo chất lượng khi tổ chức thanh tra toàn diện một TCTD.

Cán bộ làm cơng tác thanh tra ngồi ra cần phải có phẩm chất chính trị và ý thức trách nhiệm trong công việc, luôn ý thức hoạt động thanh tra, giám sát ngành ngân hàng giúp cho TCTD hoạt động phát triển kinh doanh một cách lành mạnh, đảm bảo hoạt động ngân hàng, phòng ngừa, ngăn chặn, hạn chế rủi ro và xử lý những vi phạm pháp luật về tiền tệ ngân hàng, giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền và khách hàng của TCTD. Quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ thanh tra ngày càng được nâng cao, do đó vấn đề đạo đức nghề nghiệp cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm các hoạt động tác nghiệp và hành vi ứng xử của cán bộ thanh tra ngân hàng khách quan, tuân thủ đúng quy định, quy trình pháp luật.

Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho các Thanh tra viên, thanh tra viên chính, thanh tra viên cao cấp và các cơng chức làm cơng tác thanh tra để có phẩm chất đạo đức, kỹ năng...để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Việc này có ý nghĩa lâu dài đối với việc củng cố, phát triển nguồn lực con người, đặc biệt yếu tố này có ý nghĩa quyết định đến chất lượng, hiệu quả của hoạt động thanh tra, giám sát.

2.4.2 Nhân tố khách quan

Một là, Cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh tra, giám sát

Hoạt động TTGSNH phải căn cứ vào những trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, đồng thời căn cứ vào yêu cầu công tác quản lý, các quy định pháp luật khác để đưa ra những kiến nghị hoặc xử lý các hành vi vi phạm. Hoat động thanh tra

ngân hàng có tính chất khá đặc thù, riêng biệt, khơng giống như hoạt động quản lý và cũng không phải là hoạt động tư pháp mà là hoạt động mang tính hành chính - tư pháp. Nếu như cơ quan tư pháp, nhất là Tòa án thực hiện việc xét xử trên cơ sở hồ sơ vụ việc và quy định pháp luật; hoạt động quản lý là nhanh nhạy, bảo đảm phù hợp với sự phát triển thực tiễn thì hoạt động thanh tra hình như cần đến cả hai yêu cầu này. Khi cơ quan thanh tra ngân hàng đưa ra các kiến nghị đổi mới về cơ chế, chính sách để điều chỉnh các hoạt động kinh tế xã hội, lúc đó tính hành chính được thể hiện, ngược lại khi áp dụng chế tài pháp luật để xử lý vi phạm phát hiện qua thanh tra thì tính tư pháp lại thể hiện rõ nét hơn. Chính vì sự đặc thù này của hoạt động thanh tra ngân hàng đặt ra đòi hỏi các quy định pháp luật về thanh tra phải có sự phù hợp, chặt chẽ và đầy đủ. Trên thực tế, chúng ta thấy rằng, hệ thống các quy định pháp luật về thanh tra ngân hàng thời gian gần đây ngày càng được đổi mới nhằm đáp ứng yêu cầu công tác quản lý, song cũng chính là nhằm bảo đảm tính đặc thù của công tác thanh tra. Trước đây, khi cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh tra ngân hàng chưa được kiện tồn, cịn nhiều hạn chế, bất cập, việc tiến hành thanh tra các TCTD của Thanh tra, giám sát đã gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Các kiến nghị của Thanh tra, giám sát NHNN về những quy định trái pháp luật phát hiện qua thanh tra; việc trưng tập cán bộ, công chức của các cơ quan, yêu cầu các cơ quan nhà nước liên quan báo cáo về tình hình tổ chức, hoạt động của các TCTD phục vụ cho chức năng quản lý nhà nước về ngành ngân hàng; việc giải quyết trùng lặp về thời gian, nội dung thanh tra; việc yêu cầu các cơ quan nhà nước có liên quan phối hợp trong việc quản lý TCTD…chưa được quy định hoặc quy định chưa đầy đủ trong Luật NHNN năm 2010 cũng làm cho Thanh tra, giám sát NHNN gặp nhiều khó khăn trong q trình hoạt động. Ngồi tác động từ các quy định pháp luật về thanh tra (các quy định liên quan tới thẩm quyền, trình tự thủ tục tiến hành hoạt động thanh tra) thì các quy định pháp luật về nội dung (pháp luật về tài đầu tư, y tế, giáo dục, đất đai...) cũng có ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động thanh tra. Điều này được minh chứng qua một số trường hợp khi xử lý kiến nghị của cơ quan thanh tra đã gặp phải vướng mắc do pháp luật chưa có những chế tài cụ thể, chưa quy định rõ

trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình quản lý.

Như vậy, cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh tra ngành ngân hàng nói riêng và pháp luật nói chung đóng vai trị quan trọng và là yếu tố tác động trực tiếp, có ảnh hưởng lớn tới chất lượng, hiệu quả hoạt động thanh tra.

Hai là, Cơ sở hạ tầng, hệ thống công nghệ thông tin

Cơ sở vật chất và hệ thống công nghệ thông tin cũng có vai trị quan trọng trong việc tăng cường hiệu quả hoạt động thanh tra, giám sát. Các thông tin được khai thác nhanh chóng, chính xác thơng qua báo cáo của TCTD, CIC, các phương tiện truyền thơng…được sẽ giúp tiết kiệm chi phí, nguồn nhân lực, góp phần gián tiếp nâng cao năng suất lao động của cán bộ làm công tác thanh tra.

Ba là, Phương thức thanh tra, giám sát

Phương thức thanh tra, giám sát hiện nay được thực hiện chủ yếu theo hai hình thức: thanh tra, giám sát trên cơ sở tuân thủ và thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro. Theo đó, thanh tra, giám sát trên cơ sở tuân thủ là phương thức thanh tra, giám sát chủ yếu tập trung việc chấp hành các văn bản pháp quy, quy định về tổ chức, hoạt động, các biện pháp thận trọng của các TCTD. Ngày nay, với quá trình hội nhập sâu sắc, phương thức này làm cho nguồn lực giám sát không được phân bổ một cách hợp lý và hiệu quả theo nguyên tắc tập trung nguồn lực cho các hoạt động đầu tư, những lĩnh vực mà ngân hàng đánh giá là rủi ro cao đối với sự an toàn trong từng ngân hàng riêng lẻ cũng như của cả hệ thống ngân hàng. Phương pháp này không thể đảm bảo mục tiêu hoạt động an toàn, hiệu quả, ổn định và lành mạnh của hệ thống ngân hàng. Do đó, việc áp dụng phương thức thanh tra trên cơ sở rủi ro được xem như hệ quả tất yếu của tình hình ngành ngân hàng.

Bốn là, Chế độ thông tin báo cáo

Hạ tầng giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu, sự bất cập của chương trình giám sát từ xa và q trình vận hành; nguồn thơng tin, cơ sở dữ liệu giám sát không đầy đủ, kém chính xác, khơng kịp thời. Đây có thể ngun nhân khách quan, hoặc chủ quan đến từ các TCTD; Việc chưa hiểu đúng và đầy đủ các quy định chuẩn mực về hạch toán kế toán, hoặc sử dụng những thủ đoạn tinh vi nhằm phản ánh sai

lệch kết quả kinh doanh cũng làm hoạt động TTGSNH kém hiệu quả

Năm là, Mối quan hệ trong hoạt động Thanh tra, giám sát ngân hàng

Để tăng cường hiệu quả công tác TTGSNH, pháp luật hiện hành đã xác định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan tới hoạt động này, trong đó có nhiều quy định về việc phối hợp trong hoạt động thanh tra giữa các chủ thể đó, nhất là trong giai đoạn xử lý kết luận thanh tra hoặc xử lý các vụ vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra. Việc phối hợp cũng được thể hiện trong nhiều giai đoạn của hoạt động thanh tra, từ khi chuẩn bị thanh tra cho tới khi kết thúc và xử lý kết quả thanh tra. Cụ thể là:

- Trong quá trình chuẩn bị thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải phối hợp với Người ra quyết định thanh tra để ban hành Kế hoạch thanh tra. Trưởng đồn có trách nhiệm xây dựng, trình Người ra quyết định ký ban hành Kế hoạch. Ngoài ra, Đoàn thanh tra cũng phải xây dựng Đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo và gửi cơ quan, tổ chức, cá nhân được thanh tra chuẩn bị các thông tin, tài liệu phục vụ việc báo cáo trong quá trình tiến hành thanh tra.

- Trong giai đoạn tiến hành thanh tra, Đoàn thanh tra phải làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra để công bố quyết định thanh tra, nếu mời đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham dự thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân này phải phối hợp để thực hiện việc công bố. Khi tiến hành thanh tra, đối tượng thanh tra phải báo cáo trực tiếp với đoàn thanh tra về những nội dung thanh tra theo đề cương khi được yêu cầu; quá trình thu thập, kiểm tra, xác minh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải nghiêm chính thực hiện u cầu của Đồn thanh tra, nhất là việc cung cấp các thông tin, tài liệu để làm rõ các nội dung thanh tra.

- Kết thúc thanh tra, Trưởng đồn thanh tra có trách nhiệm thơng báo bằng văn bản cho Thủ trưởng cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là đối tượng thanh tra biết. Trên cơ sở báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của thành viên Đoàn thanh tra, Trưởng đồn thanh tra có trách nhiệm xây dựng dự thảo Báo cáo kết quả thanh tra, tổ chức lấy ý kiến của các thành viên Đoàn thanh tra vào dự thảo Báo cáo. Khi được giao xây dựng dự thảo Kết luận thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra căn cứ vào báo cáo kết

quả thanh tra, sự chỉ đạo của Người ra quyết định thanh tra để xây dựng dự thảo Kết luận thanh tra trình Người ra quyết định. Đoàn thanh tra phải làm rõ các nội dung khi được Người ra quyết định yêu cầu và đối tượng thanh tra có quyền giải trình những vấn đề mà mình cho là chưa đúng hoặc chưa hợp lý. Đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan cũng có trách nhiệm phối hợp với cơ quan TTGSNH trong việc công bố kết luận thanh tra và nghiêm chỉnh thực hiện các kiến nghị, quyết định xử lý.

Riêng đối với vụ việc có dấu hiệu tội phạm chuyển cơ quan điều tra thì cơ quan thanh tra có trách nhiệm cung cấp các thông tin mà mình biết được cho cơ quan điều tra. Cơ quan điều tra, viện kiểm sát có trách nhiệm phối hợp trong việc tiếp nhận vụ việc và thông báo kết quả xử lý vụ việc cơ quan thanh tra biết.

Ngoài ra, những quy định của pháp luật về hoạt động của TTGSNH và những quy định của pháp luật về hoạt động kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ của TCTD cần được nhìn nhận trong mối quan hệ qua lại, hỗ trợ và hoàn thiện hành lang pháp lý đối với tổ chức và hoạt động của TCTD, hướng đến mục đích đảm bảo an tồn trong hoạt động của TCTD. "Kiểm tra vòng trong" và "kiểm sốt vịng ngoài" là hai mặt của một vấn đề trong việc tăng cường sự quản lý hữu hiệu của TTGSNH đối với TCTD cũng như tăng năng lực của chính các TCTD.

Kết luận chương 2

Trong chương này, tác giả đã đưa ra một số lý thuyết cơ bản và các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động TTGSNH. Đồng thời tác giả cũng khảo sát các nghiên cứu trước về mơ hình hoạt động của TTGSNH để chỉ ra mơ hình TTGSNH đang được NHNN áp dụng đến nay.

Từ những cơ sở lý luận đã nêu, kế tiếp trong Chương 3, tác giả sẽ trình bày thực trạng về hoạt động TTGSNH tại Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng TP.HCM.

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA GIÁM SÁT CỦA NHNN ĐỐI VỚI CÁC TCTD TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM

3.1 Khái quát về hoạt động của các TCTD trên địa bàn TP.HCM

Là một trong những trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam, TP.HCM ln là đầu tàu dẫn dắt và có đa số các TCTD trên địa bàn chiếm tỷ lệ lớn với gần 50% số lượng TCTD trên cả nước. Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015, sự phát triển của các TCTD trên địa bàn đã có nhiều thay đổi, cả về số lượng, quy mô hoạt động, các sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng.

3.1.1 Số lượng các TCTD trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2010-2015 đoạn 2010-2015

Bảng 3.1: Thống kê số lượng các TCTD trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2010-2015

STT Đơn vị 2010 2011 2012 2013 2014 2015

1 NH TMCP có Hội sở trên địa

bàn TP.HCM 16 14 14 14 12 12

2 Chi nhánh NH TMCP có Hội

sở ngồi địa bàn TP.HCM 138 153 153 153 149 150

3 NH 100% vốn nước ngoài 17 15 15 16 13 15

4 NH Liên doanh 7 5 4 4 6 6

5 Cơng ty tài chính, cơng ty cho

th tài chính 14 14 13 13 12 12

6 Quỹ tín dụng nhân dân 16 18 20 23 24 24

Tổng cộng 208 219 219 223 216 219

(Nguồn: Tổng hợp từ website của NHNN Việt Nam sbv.gov.vn)

Qua bảng 3.1 đã cho thấy sự phát triển về quy mô của các TCTD trên địa bàn TP.HCM trong giai đoạn 2010 – 2015 biến động không nhiều, sự thay đổi về quy mô chủ yếu là do các NH TMCP có Hội sở trên địa bàn giảm. Nguyên nhân của sự biến động này một phần là do các Ngân hàng thực hiện hợp nhất, sáp nhập (Phụ lục 01), một phần là do một số Ngân hàng TMCP thay đổi Hội sở (Ngân hàng TMCP Việt Á chuyển Hội sở ra Thành phố Hà Nội và Ngân hàng TMCP Liên Việt chuyển Hội sở từ tỉnh Hậu Giang lên TP.HCM).

dịch vụ dẫn đến tăng cường mở rộng quy mô của từng ngân hàng đến các địa phương bằng cách thành lập thêm các Chi nhánh đến từng quận, huyện.

Trong giai đoạn 2011-2013, mặc dù là nền tảng để thực hiện theo chiến lược phát triển kinh tế theo Đại Hội Đảng lần thứ XI3 xác định, nhưng do ảnh hưởng kinh tế thế giới, tăng trưởng kinh tế tồn cầu thấp đã tác động khơng thuận lợi đến nền kinh tế Việt Nam (lạm phát tăng, giá trị gia tăng của ba ngành kinh tế cơ bản là ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ còn quá thấp so với chỉ tiêu đề ra: giá trị gia tăng bình quân trong 3 năm của ngành Công nghiệp, Xây dựng đạt 5,9%/năm, trong khi chỉ tiêu kế hoạch là 7,8% – 8%/năm. Cùng với đó, ngành dịch vụ tăng bình qn là 6,6%/năm so với chỉ tiêu kế hoạch là 7,8% – 8%/năm. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2012 là 5,25%, không những thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu kế hoạch mà cịn là năm có mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng 14 năm qua tăng trưởng bình quân đạt tỷ lệ khá thấp chỉ tăng 5,52%/năm so với chỉ tiêu của Nghị quyết Đại Hội Đảng lần thứ XI là 7,0% – 7,5% và Nghị Quyết số 01/2011 của Quốc Hội khóa VIII điều chỉnh mức tăng trưởng hằng năm, Điều này đã làm cho các NHTM e dè trong việc mở rộng quy mô cả nước nói chung và trên địa bàn TP.HCM nói riêng. Đồng thời, cũng trong giai đoạn này nhằm thực hiện chủ trương của Nhà nước về củng cố hoạt động của các TCTD nên từ cuối năm 2010 đến đầu năm 2011 một số Ngân hàng TMCP yếu kém, hoạt động không

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)