CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LUẬN VĂN
3.1 Khái quát về hoạt động của hệ thống TCTD trên địa bàn TP.HCM
3.1.1 Số lượng các TCTD trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn
đoạn 2010-2015
Bảng 3.1: Thống kê số lượng các TCTD trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2010-2015
STT Đơn vị 2010 2011 2012 2013 2014 2015
1 NH TMCP có Hội sở trên địa
bàn TP.HCM 16 14 14 14 12 12
2 Chi nhánh NH TMCP có Hội
sở ngồi địa bàn TP.HCM 138 153 153 153 149 150
3 NH 100% vốn nước ngoài 17 15 15 16 13 15
4 NH Liên doanh 7 5 4 4 6 6
5 Cơng ty tài chính, cơng ty cho
th tài chính 14 14 13 13 12 12
6 Quỹ tín dụng nhân dân 16 18 20 23 24 24
Tổng cộng 208 219 219 223 216 219
(Nguồn: Tổng hợp từ website của NHNN Việt Nam sbv.gov.vn)
Qua bảng 3.1 đã cho thấy sự phát triển về quy mô của các TCTD trên địa bàn TP.HCM trong giai đoạn 2010 – 2015 biến động không nhiều, sự thay đổi về quy mô chủ yếu là do các NH TMCP có Hội sở trên địa bàn giảm. Nguyên nhân của sự biến động này một phần là do các Ngân hàng thực hiện hợp nhất, sáp nhập (Phụ lục 01), một phần là do một số Ngân hàng TMCP thay đổi Hội sở (Ngân hàng TMCP Việt Á chuyển Hội sở ra Thành phố Hà Nội và Ngân hàng TMCP Liên Việt chuyển Hội sở từ tỉnh Hậu Giang lên TP.HCM).
dịch vụ dẫn đến tăng cường mở rộng quy mô của từng ngân hàng đến các địa phương bằng cách thành lập thêm các Chi nhánh đến từng quận, huyện.
Trong giai đoạn 2011-2013, mặc dù là nền tảng để thực hiện theo chiến lược phát triển kinh tế theo Đại Hội Đảng lần thứ XI3 xác định, nhưng do ảnh hưởng kinh tế thế giới, tăng trưởng kinh tế tồn cầu thấp đã tác động khơng thuận lợi đến nền kinh tế Việt Nam (lạm phát tăng, giá trị gia tăng của ba ngành kinh tế cơ bản là ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ còn quá thấp so với chỉ tiêu đề ra: giá trị gia tăng bình quân trong 3 năm của ngành Công nghiệp, Xây dựng đạt 5,9%/năm, trong khi chỉ tiêu kế hoạch là 7,8% – 8%/năm. Cùng với đó, ngành dịch vụ tăng bình qn là 6,6%/năm so với chỉ tiêu kế hoạch là 7,8% – 8%/năm. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2012 là 5,25%, không những thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu kế hoạch mà cịn là năm có mức tăng trưởng thấp nhất trong vịng 14 năm qua tăng trưởng bình qn đạt tỷ lệ khá thấp chỉ tăng 5,52%/năm so với chỉ tiêu của Nghị quyết Đại Hội Đảng lần thứ XI là 7,0% – 7,5% và Nghị Quyết số 01/2011 của Quốc Hội khóa VIII điều chỉnh mức tăng trưởng hằng năm, Điều này đã làm cho các NHTM e dè trong việc mở rộng quy mơ cả nước nói chung và trên địa bàn TP.HCM nói riêng. Đồng thời, cũng trong giai đoạn này nhằm thực hiện chủ trương của Nhà nước về củng cố hoạt động của các TCTD nên từ cuối năm 2010 đến đầu năm 2011 một số Ngân hàng TMCP yếu kém, hoạt động không hiệu quả ảnh hưởng đến sự ổn định của kinh tế - xã hội đã tự nguyện hợp nhất, sáp nhập. Ba ngân hàng TMCP đi tiên phong trong việc sáp nhập nhằm mục tiêu tăng quy mô vốn, tổng tài sản, an toàn trong hoạt động ngân hàng đã sáp nhập với nhau trong giai đoạn này mà đi đầu là Ngân hàng TMCP Đệ Nhất, Ngân hàng TMCP Tín Nghĩa, Ngân hàng TMCP Sài Gòn thống nhất lấy tên sau hợp nhất là Ngân hàng TMCP Sài Gòn.
Trong 2 năm 2013 - 2014, trên địa bàn TP.HCM đã giảm 5 TCTD thông qua mua bán và sáp nhập (M&A), giải thể, rút giấy phép 3 chi nhánh ngân hàng nước ngồi, cổ phần hóa các Ngân hàng TMCP Nhà nước (trừ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam) và mở đầu cho làn sóng M&A các NHTM trong năm 2015.
Trong năm 2015, tiếp tục có thêm những thương vụ hợp nhất điển hình là sáp nhập giữa Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Ngân hàng TMCP Phát triển đồng bằng sông cửu long, Ngân hàng TMCP Mê Kơng sáp nhập vào Ngân hàng TMCP
Thương tín. Bên cạnh đó, các Ngân hàng TMCP yếu kém đã được NHNN mua lại không đồng để đảm bảo giám sát hoạt động, tránh gây ra hiện tượng mất thanh khoản ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, tổ chức gửi tiền (Ngân hàng TMCP Đông Á, Ngân hàng TMCP Đại Dương, Ngân hàng TMCP Dầu khí tồn cầu).
Việc giảm số lượng của các TCTD trong giai đoạn từ 2011 đến cuối năm 2015 là do các TCTD đang thực hiện cơ cấu lại toàn bộ về mọi mặt theo Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015” ban hành kèm theo Quyết định số 254/QĐ-TTg trong đó đề cao việc nâng cao về việc định hướng và giải pháp cơ cấu lại hệ thống Ngân hàng TMCP, Cơng ty Tài chính, Cơng ty cho th tài chính Việt Nam. Nhìn chung trong giai đoạn này, với những bước đi ban đầu của Nhà nước bằng cách đẩy mạnh thanh tra, giám sát đã góp phần rất lớn trong việc lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng, đảm bảo hoạt động an toàn, lành mạnh, hiệu quả, đúng pháp luật. Ngoài ra việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng cũng là một trong những phương án, biện pháp hỗ trợ cho các ngân hàng trong việc kiểm sốt quy mơ, tốc độ tăng trưởng và phạm vi hoạt động kinh doanh phù hợp với điều kiện tài chính và năng lực quản trị.