Bình luận về kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 67 - 71)

đối với các TCTD trên địa bàn TP .HCM

3.4.4 Bình luận về kết quả khảo sát

Theo kết quả khảo sát tại Mục A về các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động TTGS của NHNN đối với các TCTD trên địa bàn TP.HCM thì các nhân tố chủ quan như: lực lượng nhân sự thanh tra; phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thanh

TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngồi…) đều được đánh giá có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thanh tra giám sát (tỷ lệ đồng ý và hoàn toàn đồng ý chiếm tỷ lệ cao, trên 90%).

Trong đó, nhân tố “lực lượng nhân sự thanh tra” được đánh giá mang tính quan trọng cao nhất và cần thiết nhất, số người đồng ý và hoàn toàn đồng ý chiếm tỷ lệ 99% (68 người hoàn toàn đồng ý và 26 người đồng ý) cao hơn hẳn so với các nhân tố khác. Điều này cho thấy, lực lượng nhân sự là yếu tố nòng cốt để làm nên những cuộc thanh tra có chất lượng cao, có tính phát hiện và cảnh báo sớm đối với những rủi ro của hệ thống ngân hàng. Thực trạng hoạt động TTGS của NHNN đối với các TCTD trên địa bàn TP.HCM đã phản ánh mặt hạn chế của hoạt động thanh tra tại chỗ, đó là do lực lượng nhân sự phục vụ cho cơng tác thanh tra cịn mỏng, chưa tương xứng với quy mô, số lượng các TCTD trên địa bàn TP.HCM, chưa đáp ứng được các cuộc thanh tra toàn diện, giám sát an toàn hoạt động trên địa bàn.

Ngồi ra, nhân tố “phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thanh tra” cũng có tỷ lệ khá cao, với tỷ lệ đồng ý và hoàn toàn đồng ý là 96% (32 người đồng ý và 59 người hoàn toàn đồng ý). Đồng thời, nhân tố “nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ thanh tra” cũng có tỷ lệ khá cao số người đồng ý là 95% (25 người đồng ý và 65 người hồn tồn đồng ý). Qua khảo sát, có thể dễ dàng nhận thấy nhân tố chủ quan về mặt con người mà trong đó do phẩm chất đạo đức của các cán bộ thanh tra làm quá trình giám sát từ xa mất đi tính “nhận diện, cảnh báo” rủi ro và cả khi tổ chức một kế hoạch thanh tra tại chỗ đồng thời do nghiệp vụ thanh tra của cán bộ thanh tra còn yếu, kinh nghiệm trong cơng tác thanh tra vẫn cịn hạn chế, việc nắm bắt vận dụng các thơng lệ, chuẩn mực quốc tế có liên quan đến hoạt động thanh tra cịn chậm và chưa có tính hệ thống, chưa nắm bắt được các loại hình rủi ro trong nghiệp vụ ngân hàng sẽ dễ dẫn đến việc không sâu sát trong các báo cáo giám sát từ xa định kỳ và sẽ không đảm bảo chất lượng khi tổ chức thanh tra toàn diện, phương pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro bước đầu được thực hiện song chưa được phổ cập.

Như vậy, có thể nói trong hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng thì yếu tố con người luôn được đề cao và đóng vai trị chủ chốt quyết định đến chất lượng của hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng. Với đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, giám sát

các TCTD lớn trên địa bàn TP.HCM, nhất là trong bối cảnh gia tăng về số lượng, quy mơ và loại hình kinh doanh của các TCTD trên địa bàn và trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới mạnh mẽ như hiện nay. Trên cơ sở đó, trong chương sau, tác giả sẽ đưa ra các giải pháp hoàn thiện và phát triển đội ngũ cán bộ TTGS đối với Cục II về số lượng, chất lượng đồng thời kiến nghị đối với NHNN về việc tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho TTGSNH trong toàn hệ thống.

Bên cạnh các nhân tố chủ quan có tác động đến hoạt động TTGSNH thì các nhân tố về mặt khách quan cũng có ảnh hưởng rất đáng kể. Qua thống kê cho thấy, nhân tố khách quan chủ yếu có tác động nhiều đến hoạt động thanh tra giám sát ngân hàng là “sự phối hợp giữa giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ”, tỷ lệ đồng ý và đồng ý hoàn toàn là 80% (42 người đồng ý hoàn toàn và 34 người đồng ý). Nguyên nhân hạn chế của hoạt động giám sát từ xa là do khả năng phân tích của cán bộ giám sát chưa sâu, cịn hời hợt, tính chỉ điểm cho thanh tra tại chỗ thấp. Đây chính là thực tế hiện nay, do việc giám sát từ xa chưa mang lại hiệu quả, sẽ khơng có tác dụng chỉ rõ vấn đề trọng tâm cần thanh tra khi mà thanh tra tại chỗ đang chuyển từ thanh tra tuân thủ sang thanh tra dựa trên cơ sở rủi ro. Điều này cho thấy vai trò của giám sát từ xa trong hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng là rất quan trọng, do vậy cần có sự cải tiến và nâng cao hiệu quả của công tác giám sát từ xa, chú trọng đẩy mạnh chất lượng giám sát để có cơ sở thơng tin cho thanh tra tại chỗ tiến hành được nhanh chóng và thuận lợi hơn.

Nhân tố khách quan “Dữ liệu báo cáo từ các TCTD” cũng chiếm tỷ lệ số người đồng ý cao là 73% (39 người đồng ý và 30 người hoàn toàn đồng ý). Thực trạng hiện nay, một phần hạn chế của hoạt động giám sát từ xa là do sự thiếu hợp tác giữa các TCTD khi cung cấp các số liệu cho thanh tra, giám sát ngân hàng. Điều này cho thấy, đối với hoạt động giám sát từ xa thì yếu tố hợp tác của các TCTD đóng vai trị rất quan trọng vì cơ sở để các cán bộ thanh tra có thể giám sát hoạt động của các TCTD là các số liệu và báo cáo do các TCTD cung cấp. Nếu các số liệu báo cáo khơng chính xác và trung thực thì cán bộ thanh tra khó có thể đánh giá chính xác thực trạng của TCTD để từ đó có thể đưa ra các cảnh báo kịp thời nhằm ngăn ngừa rủi ro cho các TCTD cũng như cung cấp các thông tin thiết yếu hỗ trợ cho cơng tác thanh tra tại chỗ. Do đó, trong chương sau, tác giả sẽ đưa ra kiến nghị đối với NHTMCP về thực hiện chế độ báo cáo theo đúng quy định. Các NHTMCP cần nhận thức rõ vai trò của TTGSNH trong việc duy trì sự ổn định

tâm hơn trong cơng tác báo cáo cho TTGSNH. Tiếp theo đó là kiến nghị Hội đồng quản trị NHTMCP chú trọng đến kiểm soát, kiểm tốn nội bộ và khơng ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động bộ phận kiểm toán nội bộ nhằm hỗ trợ cho TTGSNH trong việc giám sát tình hình hoạt động của TCTD.

Các nhân tố khách quan khác đều được đánh giá ảnh hưởng ở mức độ trung bình, khoảng 40%-60% số người đồng ý. Trong đó, mức ảnh hưởng thấp nhất là nhân tố “nội dung, đề cương thanh tra giám sát” với tỷ lệ số người đồng ý chỉ là 23% do có nhiều ý kiến trái chiều về nhân tố này. Có ý kiến khảo sát cho rằng do đề cương thanh tra quá rộng, chưa trọng tâm, chưa phù hợp với điều kiện từng cuộc thanh tra. Một số ý kiến khác cho rằng đề cương thanh tra cần có tính bao qt, tồn diện để có thể phát hiện những sai phạm mang tính hệ thống, có rủi ro cao và ảnh hưởng đến an tồn hoạt động của TCTD.

Kết luận Chương 3

Việc thành lập Cục II đã góp phần quan trọng vào việc khắc phục những tồn tại, bất cập của mơ hình Thanh tra, giám sát tại chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố hiện nay như chia cắt trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giám sát; song trùng lãnh đạo,… Qua đó, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, thanh tra, giám sát ngân hàng. Tuy nhiên, việc thành lập các Cục TTGSNH được cân nhắc thận trọng, có lộ trình hợp lý.

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG THANH TRA GIÁM SÁT CỦA NHNN ĐỐI VỚI CÁC TCTD TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)