Đối với Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 81 - 82)

đối với các TCTD trên địa bàn TP .HCM

4.3 Kiến nghị

4.3.3 Đối với Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng

Cần thiết để tăng cường hiệu quả hoạt động thanh tra, giám sát là phải tiếp tục xây dựng và ban hành bộ tiêu chuẩn chung giám sát hoạt động của các TCTD phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Áp dụng bộ tiêu chuẩn CAMELS để giám sát hoạt động của các TCTD, đồng thời với việc ban hành quy định thống nhất hệ thống báo cáo tài chính của các đơn vị (bao gồm cả Ngân hàng, Quỹ tín dụng, Cơng ty tài chính, Cho thuê tài chính) theo hướng phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS).

Xây dựng hệ thống phương pháp thanh tra dựa trên cơ sở rủi ro phù hợp với thông lệ quốc tế và các nguyên tắc của Ủy ban Giám sát ngân hàng Basel nhằm nâng cao năng lực cảnh báo sớm rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Phương pháp thanh tra dựa trên cơ sở rủi ro chủ yếu tập trung vào xem xét, đánh giá các rủi ro của TCTD, chất lượng và hiệu quả hệ thống quản trị rủi ro của TCTD và khả năng chống đỡ rủi ro của TCTD để thực hiện phương pháp thanh tra trên, thanh tra ngân hàng cần:

- Có hệ thống văn bản pháp luật phù hợp với đặc trưng của thanh tra ngân hàng trên cơ sở đánh giá rủi ro. Xây dựng, phát triển, ứng dụng và cập nhật quy trình giám sát trên cơ sở đánh giá rủi ro.

- Kết hợp các nguồn thông tin khác nhau như thơng qua kiểm tốn độc lập, phương tiện thông tin đại chúng, báo cáo giám sát từ xa, các cuộc tiếp xúc với ngân hàng... để tìm hiểu kỹ hơn về các TCTD, trên cơ sở đó có phân tích, đánh giá để đưa ra quyết định thanh tra tại chỗ hay có biện pháp giám sát.

- Đổi mới phương thức giám sát từ xa: Hiện nay, phương thức giám sát tuân thủ với các nội dung giám sát theo các quyết định vẫn đang có hiệu lực đã tỏ ra kém hiệu quả và không theo kịp với sự phát triển của hệ thống ngân hàng cũng như phù hợp với các thông lệ quốc tế. Chính vì vậy, Cơ quan TTGSNH cần đẩy nhanh việc tiến hành xây dựng và thực hiện triển khai phương thức giám sát theo CAMELS sẽ đảm bảo được tính đơn giản, để thực hiện cho các cán bộ thanh tra, giám sát đảm bảo tính đồng bộ với các cơng việc khác khi khơng địi hỏi sự thay đổi quá lớn trong các hoạt động giám sát hiện tại phù hợp với Việt Nam hiện nay.

- Thống nhất nội dung giám sát: Nội dung trong từng báo cáo giám sát cần được thống nhất theo phương thức giám sát được lựa chọn theo từng thời kỳ. Trước mắt, các

+ Thống nhất nội dung trong báo cáo giám sát vi mô; + Thống nhất nội dung trong báo cáo đánh giá xếp hạng; + Thống nhất nội dung trong báo cáo cảnh báo sớm; + Thống nhất nội dung trong báo cáo tiền thanh tra.

- Hồn thiện quy trình TTGSNH: Quy trình TTGSNH cần có sự kết hợp của hai phương thức chính là giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ. Ngồi vị trí và vai trị của từng bộ phận trong hệ thống giám sát trong đó bộ phận giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ cần phối hợp chặt chẽ nhằm chỉ rõ các bước công việc và đảm bảo tính hiệu quả cho cơng tác giám sát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)