V. Kết cấu của đề tài
1.3 Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp
1.3.1 Đặc điểm:
Thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế tính trên thu nhập chịu thuế của các tổ chức kinh doanh trong kỳ tính thuế. Nó có vai trị quan trọng trong hệ thống thuế Việt Nam, mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách và tham gia điều tiết nền kinh tế, phân phối lại thu nhập trong xã hội. Một số đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp:
Thứ nhất, thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế trực thu, đối tượng chịu thuế và nộp thuế là các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế.
Thứ hai, thuế thu nhập doanh nghiệp phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, khi kết quả kinh doanh âm doanh nghiệp không phải nộp thuế.
Thứ ba, thuế thu nhập doanh nghiệp được tính căn cứ vào cơ sở tính thuế chứ khơng theo giá trị ghi sổ của các khoản mục.
1.3.2 Vài nét q trình phát triển chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam: Việt Nam:
Tiền thân của thuế thu nhập doanh nghiệp là khoản trích nộp lợi nhuận áp dụng đối với khu vực kinh tế quốc doanh và thuế thực lãi, sau là thuế lợi tức áp dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong giai đoạn từ 1951 đến 1989. Giai đoạn này có sự phân biệt mức thuế suất áp dụng đối với các ngành nghề khác nhau, hình thức sở hữu khác nhau.
Từ năm 1990 đến 1998, thuế lợi tức được áp dụng thống nhất cho mọi thành phần kinh tế thay cho chế độ trích nộp lợi nhuận áp dụng đối với khu vực kinh tế quốc doanh và thuế lợi tức doanh nghiệp áp dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Mức thuế suất phổ thông là 30%, 40%, 50%; từ năm 1993 các mức thuế suất được giảm tương ứng là 25%, 35%, 45%. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi được áp dụng thuế suất thấp hơn các doanh nghiệp trong nước.
Từ ngày 1/1/1999, thuế thu nhập doanh nghiệp thay thế cho thuế lợi tức, áp dụng thống nhất cho mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Chỉ còn một mức thuế suất phổ thông, lúc này là 32% đối với các doanh nghiệp trong nước và 25% đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Như vậy với mục tiêu thu hút vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi ln được ưu đãi về thuế so với doanh nghiệp trong nước.
Ngày 17/6/2003, đánh dấu sự ra đời của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 09/2003/QH11 có hiệu lực thi hành từ 1/1/2004. Luật ra đời giúp tăng tính pháp lý của thuế thu nhập doanh nghiệp, giúp sắc thuế đạt hiệu quả trong quản lý và hành thu thuế. Ngày 22/12/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 164/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và sau đó là thơng tư hướng dẫn số 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003.
Qua nhiều đợt thay đổi, hiện nay các văn bản có hiệu lực về thuế thu nhập doanh nghiệp là Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/06/2008 thay thế Luật số 09/2003/QH11. Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Thông tư hướng dẫn số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008, thông tư sửa đổi, bổ sung số 18 /2011/TT-BTC ngày 10/02/2011 và các văn bản hướng dẫn khác.
1.3.3 Căn cứ tính thuế:
Thông tư 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 quy định thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định như sau:
Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế - Phần trích lập quỹ KH&CN x Thuế suất thuế TNDN Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định
Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác
Như vậy các yếu tố cấu thành thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ tính thuế là thuế suất, doanh thu, thu nhập khác, thu nhập được miễn thuế, chi phí được trừ, phần trích lập quỹ khoa học cơng nghệ và các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định. Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp là năm tài chính, năm tài chính có thể trùng với năm dương lịch hoặc khơng. Sơ lược các yếu tố:
Thứ nhất, thuế suất gồm có thuế suất phổ thơng, thuế suất cho ngành nghề đặc biệt và thuế suất ưu đãi. Thông qua ưu đãi về thuế suất, Nhà nước có thể thực hiện được các chính sách về kinh tế xã hội.
Thứ hai, thuế thu nhập doanh nghiệp phải bao quát được mọi khoản doanh thu, thu nhập phát sinh trong hoạt động của các doanh nghiệp để đảm bảo ngun tắc cơng bằng khi tính thuế. Tuy nhiên, tùy vào các mục đích trong từng thời kỳ, Bộ Tài Chính sẽ quy định cụ thể những khoản thu nhập được miễn thuế.
Thứ ba, nguyên tắc để một khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế là khoản chi phải thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và khoản chi có đủ hố đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, tùy vào yêu cầu quản lý, tình hình thực tế của từng thời kỳ mà có thể có một số khoản chi đúng nguyên tắc nhưng không được trừ.
Thứ tư, Việt Nam là quốc gia chưa phát triển về khoa học cơng nghệ, để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ, Nhà nước cho phép các doanh nghiệp được trích tối đa 10% thu nhập tính thuế hằng năm để lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ. Số tiền lập quỹ này sẽ được trừ ra khỏi thu nhập tính thuế khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Tuy nhiên, các khoản chi phí về nghiên cứu, phát triển khoa học cơng nghệ sẽ được trích từ quỹ này và khơng được đưa vào chi phí được trừ. Sau năm năm kể từ ngày trích lập quỹ, nếu doanh nghiệp sử dụng không hết 70% hoặc sử dụng khơng đúng mục đích thì phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần không sử dụng hoặc sử dụng khơng đúng mục đích và lãi phát sinh từ số thuế đó. Như vậy, Quỹ này khơng phải là một hình thức miễn thuế thu nhập doanh nghiệp mà chỉ là một chính sách ưu đãi về hỗn và giảm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp mà mục tiêu là thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ tại các doanh nghiệp.
Thứ năm, Bộ Tài Chính cho phép doanh nghiệp được chuyển lỗ trong vòng năm năm kể từ năm phát sinh lỗ. Đây cũng là một sự hỗ trợ của Nhà nước đối với doanh nghiệp, khi doanh nghiệp kinh doanh có lãi có thể lấy lãi bù đắp khoản lỗ trước đó, sau khi bù lỗ mới phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Có thể thấy, thuế thu nhập doanh nghiệp là sắc thuế mà Nhà nước có thể sử dụng để tác động vào nền kinh tế ở nhiều khía cạnh. Thêm vào đó, trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp rất nhiều loại thuế nhưng chỉ duy nhất thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế trực thu đối với doanh nghiệp, đánh vào chính thu nhập của doanh nghiệp. Do đó, chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp là chính sách thuế ảnh hưởng đến cơng tác kế tốn của doanh nghiệp hơn các chính sách thuế khác.