V. Kết cấu của đề tài
3.1 Một số kiến nghị nhằm cải thiện tình trạng áp dụng đúng chế độ,
3.1.1 Về việc ban hành chính sách thuế, chế độ, chuẩn mực kế toán
Kết quả kiểm định mối liên hệ cho thấy biến quy mơ doanh nghiệp có ý nghĩa tác động, tức là sự lựa chọn chính sách kế tốn gần với quy định thuế hơn là thực hiện đúng chế độ, chuẩn mực kế tốn có liên quan đến chi phí kế toán. Để hạn chế tác động của nhân tố này, khâu ban hành chính sách, chế độ, chuẩn mực cần giải quyết những vấn đề sau:
Thứ nhất, hiện nay vấn đề hài hòa một cách hợp lý giữa chính sách thuế và chuẩn mực kế toán lại được đặt ra. Làm sao để sự hài hòa này giúp cho cả thuế và kế tốn đều đạt được mục tiêu của mình với chi phí kế tốn thấp nhất. Thiết nghĩ khi ban hành chính sách thuế và chuẩn mực kế tốn, cơ quan ban hành cần “soi” vào nhau để thu hẹp dần khoảng cách giữa hai hệ thống.
Thứ hai, cơ quan thuế để đảm bảo mục tiêu thu đúng, thu đủ thuế thì cần thực hiện các biện pháp ngăn ngừa hành vi vi phạm thuế khoa học, hiệu quả chứ không nên làm theo biện pháp hiện tại là cái gì khơng kiểm sốt được thì cấm vừa làm khoảng cách giữa chính sách thuế và chuẩn mực kế toán lớn dần ra, vừa gây ra phản ứng không tốt cho doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp làm mọi cách để khác biệt về lợi nhuận để tính thuế và lợi nhuận của doanh nghiệp nhỏ. Điều này thể hiện rõ ở điểm các chi phí khơng được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Thứ ba, hiện tại việc vi phạm pháp luật về thuế bị phạt rất nặng trong khi vấn đề vi phạm chế độ, chuẩn mực chưa được đưa ra xem xét cụ thể. Chính hệ thống đạo luật đã ảnh hưởng đến cách hành xử của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí kế tốn mà khơng e ngại một rào cản nào của pháp luật. Thiết nghĩ, cần một chế tài hợp lý cho việc thực hiện chế độ, chuẩn mực kế toán.
Thứ tư, Chuẩn mực kế toán Việt Nam được xây dựng dựa theo chuẩn mực kế toán quốc tế nên văn phong khá khó hiểu. Hơn nữa, tuy đã điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam nhưng vẫn cịn nhiều nội dung khơng khả thi, khó áp dụng. Cơ quan ban hành chuẩn mực kế toán cần soạn thảo chuẩn mực dễ hiểu, dễ áp dụng, đi sát với điều kiện kinh tế của Việt Nam. Sau ban hành cần tổ chức tập huấn, tuyên truyền để chuẩn mực thực sự được áp dụng trong thực tiễn.