Hạng mục DN mẫu DN có LNKT bằng TNCT DN có LNKT khác TNCT DN có chi phí thuế TNDN hỗn lại DN khơng có chi phí thuế TNDN hoãn lại
Số lượng 100 13 27 60
Tỷ lệ 100% 13% 27% 60%
Kết quả thống kê cho thấy, trong 100 doanh nghiệp mẫu thì số doanh nghiệp phát sinh cả hai loại chênh lệch tạm thời và chênh lệch vĩnh viễn chiếm tỷ trọng rất nhỏ 27%, phần lớn rơi vào trường hợp có phát sinh chênh lệch vĩnh viễn mà không phát sinh chênh lệch tạm thời chiếm tỷ trọng 60%, đặc biệt có một bộ phận doanh nghiệp không hề phát sinh chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế chiếm tỷ trọng 13%. Xét riêng từng loại chênh lệch, tỷ lệ doanh nghiệp khơng có phát sinh chênh lệch tạm thời rất cao là 73%, tỷ lệ doanh nghiệp không phát sinh chênh lệch vĩnh viễn là 13%. Nhìn vào các tỷ lệ này có thể thấy phần lớn doanh nghiệp đã lựa chọn chính sách kế toán gần với quy định thuế loại trừ chênh lệch tạm thời. Còn chênh lệch vĩnh viễn thì khơng loại trừ hồn tồn, điều đó khơng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp khơng lựa chọn chính sách kế toán gần với quy định thuế loại trừ chênh lệch vĩnh viễn. Lý do, theo khảo sát các báo cáo tài chính của 100 doanh nghiệp mẫu, chênh lệch vĩnh viễn phát sinh chủ yếu từ các khoản cổ tức, lợi nhuận được chia từ các công ty con, công ty liên doanh, liên kết hay các hợp đồng hợp tác kinh doanh, lãi trái phiếu chính phủ, tiền phạt vi phạm thuế, chi phí khơng có hóa đơn, chứng từ hợp lệ. Các khoản thu chi này có tính chất khơng thể khơng phản ánh vào báo cáo tài chính, vì vậy phát sinh chênh lệch vĩnh viễn cũng là điều dễ hiểu. Trên thực tế có rất nhiều khoản chi
phí có thể làm phát sinh chênh lệch vĩnh viễn như các khoản chi phí vượt mức quy định của thuế (lãi vay, khuyến mại, quảng cáo, khấu hao ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống, chi đồng phục, tiền ăn ca...), chi thù lao cho thành viên hội đồng quản trị không trực tiếp tham gia điều hành doanh nghiệp, chi trợ cấp thôi việc không đúng quy định...., các khoản chi phí khơng hóa đơn, chứng từ hợp lệ cũng rất đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, các doanh nghiệp hướng chính sách kế toán gần với quy định thuế nhằm hạn chế chênh lệch vĩnh viễn bằng cách hoặc cố gắng hợp thức hóa các khoản chi khơng được pháp luật thuế chấp nhận là chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế hoặc dùng lợi nhuận sau thuế để chi cho các khoản này hay thậm chí là để ngồi sổ sách. Ta có thể đặc biệt xem xét 13% doanh nghiệp không phát sinh cả hai loại chênh lệch tạm thời và chênh lệch vĩnh viễn, liệu có thể đảm bảo mọi nghiệp vụ thực tế phát sinh tại các doanh nghiệp này không hề tồn tại hai loại chênh lệch này mặc dù báo cáo tài chính khơng phản ánh.
Chênh lệch tạm thời ở mẫu khảo sát chủ yếu là các khoản dự phịng, trích trước chi phí, lãi lỗ chênh lệch tỷ giá hối đối chưa thực hiện. Có một số khoản có thể làm phát sinh chênh lệch tạm thời nhưng tần suất xuất hiện chênh lệch của chúng trên báo cáo tài chính là khơng nhiều, đó là do chính sách thuế đã ảnh hưởng đến chính sách kế tốn. Ví dụ như chi phí khấu hao tài sản cố định, trên thực tế hầu hết các doanh nghiệp trích khấu hao theo khung thời gian quy định trong Quyết định số 203/2009/QĐ-BTC nên ít xảy ra chênh lệch tạm thời cho khoản mục này.
Phần sau sẽ nghiên cứu các nhân tố nào đã tác động đến việc có hay khơng phát sinh chênh lệch tạm thời giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế. Như đã nêu ở trên, theo khảo sát chênh lệch vĩnh viễn chủ yếu là cổ tức, lợi nhuận được chia từ công ty con, công ty liên doanh, liên kết hay các hợp đồng hợp tác kinh doanh. Các khoản này bắt buộc doanh nghiệp phải phản ánh vào chênh lệch vĩnh viễn và nó lớn, nhỏ, có phát sinh hay khơng là tùy thuộc vào chính giao dịch nhận cổ tức, lợi nhuận của mỗi
doanh nghiệp chứ không chịu tác động của các nhân tố khác. Do đó, nghiên cứu khơng xem xét các nhân tố tác động đến việc có hay không phát sinh chênh lệch vĩnh viễn.
2.5.2 Kiểm định mối liên hệ:
2.5.2.1 Biến quy mô doanh nghiệp:
H1 : Doanh nghiệp có quy mơ lớn thì phát sinh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại nhiều hơn doanh nghiệp có quy mơ nhỏ.
2.5.2.1.1 Kiểm định tham số: