V. Kết cấu của đề tài
2.2 Câu hỏi nghiên cứu và các biến đo lường
2.2.1 Câu hỏi thứ nhất:
Liệu trong thực tế có nhiều cơng ty niêm yết áp dụng chính sách kế tốn gần với quy định thuế hay khơng? Để trả lời cho câu hỏi này tác giả thu thập số liệu lợi nhuận kế toán, thu nhập chịu thuế và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hỗn lại để xác định có hay khơng chênh lệch tạm thời và chênh lệch vĩnh viễn giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế. Chênh lệch càng nhỏ chứng tỏ chính sách kế tốn càng gần giống quy định thuế. Lợi nhuận kế toán là chỉ tiêu tổng lợi nhuận kế toán trước thuế mã số 50 trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Thu nhập chịu thuế được thu thập từ bảng thuyết minh báo cáo tài chính. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hỗn lại thể hiện ở bảng số liệu phụ lục 1 là giá trị tuyệt đối của chỉ tiêu chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp mã số 52 trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
2.2.2 Câu hỏi thứ hai:
Các nhân tố nào tác động đến sự lựa chọn chính sách kế tốn gần với quy định thuế thu nhập doanh nghiệp trong các công ty niêm yết tại Việt Nam? Khi doanh nghiệp lựa chọn chính sách kế tốn độc lập với quy định thuế thu nhập doanh nghiệp thì sẽ phát sinh chênh lệch vĩnh viễn và chênh lệch tạm thời, còn doanh nghiệp lựa chọn chính sách kế tốn gần với quy định thuế thu nhập doanh nghiệp thì chênh lệch khơng phát sinh hoặc phát sinh nhỏ. Vậy xác định các nhân tố tác động đến sự lựa chọn này đồng nghĩa với việc xác định các nhân tố tác động đến việc phát sinh các chênh lệch này. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc phát sinh chênh lệch tạm thời (được phản ánh bởi chỉ tiêu chi phí thuế TNDN hỗn lại), lý do sẽ được phân tích ở phần 2.5.1. Để xác định các nhân tố tác động đến việc phát sinh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hỗn lại ở doanh nghiệp, tác giả suy đốn doanh nghiệp sẽ có lợi như thế nào khi khơng áp dụng thuế hỗn lại. Các lợi ích như:
- Giảm chi phí cho cơng tác kế tốn, khơng phải sử dụng các phương pháp xử lý thuế hỗn lại vốn địi hỏi doanh nghiệp phải có nhân lực kế tốn được đào tạo tốt cũng như việc giải trình những khác biệt giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế với cơ quan thuế.
- Chính sách kế tốn gần với quy định thuế sẽ cho kết quả lợi nhuận cao hơn chính sách kế tốn theo chuẩn mực kế tốn vì chính sách thuế thường hạn chế các chi phí dồn tích hay các khoản dự phịng (lưu ý nghiên cứu chỉ đang tính đến chênh lệch tạm thời, không xem xét chênh lệch vĩnh viễn). Nghĩa là lựa chọn này có thể mang lại một tỷ suất sinh lợi cao. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi doanh nghiệp đang vay, nợ hoặc kinh doanh không thuận lợi.
Ngồi ra, sự lựa chọn này cũng có thể chịu tác động của các nhân tố khác, ví dụ như cơng ty kiểm tốn. Một cơng ty kiểm tốn uy tín sẽ khơng dễ thỏa hiệp với sự lựa chọn không theo đúng tinh thần của chuẩn mực kế tốn. Ta có cơng ty kiểm tốn là một biến của nghiên cứu thực nghiệm này.
Về yếu tố chi phí cơng tác kế tốn, ta có biến về quy mơ doanh nghiệp. Chi phí kế tốn tùy thuộc vào quy mơ doanh nghiệp, doanh nghiệp có quy mơ lớn sẽ đầu tư chi phí kế tốn cao, doanh nghiệp có quy mơ nhỏ sẽ khó khăn trong việc đầu tư chi phí cho cơng tác kế tốn.
Về yếu tố lợi nhuận cao hơn, ta có biến về địn bẩy tài chính, tính thanh khoản, khả năng sinh lợi và khả năng sinh lợi tăng thêm.
2.2.2.2 Mô tả các biến:
2.2.2.2.1 Quy mô doanh nghiệp:
Giả thuyết đặt ra là các doanh nghiệp có quy mơ lớn thì phát sinh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hỗn lại nhiều hơn doanh nghiệp có quy mơ nhỏ, nghĩa là chính sách kế toán của các doanh nghiệp quy mơ lớn sẽ ít chịu ảnh hưởng của chính sách thuế. Căn cứ đặt giả thuyết này là doanh nghiệp có quy mơ lớn sẽ đầu tư chi phí kế tốn cao nên có thể xử lý chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế, doanh nghiệp có quy mơ nhỏ thì ngược lại.
Nghiên cứu này sử dụng hai chỉ tiêu doanh thu và tổng tài sản là biến cho nhân tố quy mô doanh nghiệp. Tổng tài sản là chỉ tiêu mã số 270 trên Bảng Cân Đối Kế Toán. Doanh thu là chỉ tiêu doanh thu thuần mã số 10 trên Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh. Đơn vị tính là tỷ đồng.
2.2.2.2.2 Cơng ty kiểm toán:
Giả thuyết đặt ra là các doanh nghiệp được kiểm tốn bởi nhóm cơng ty kiểm tốn Big4 sẽ có chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hỗn lại lớn hơn các doanh nghiệp được kiểm tốn bởi Non-Big4. Căn cứ đặt giả thuyết, các công ty kiểm toán nhỏ bị phụ thuộc vào khách hàng, phải chiều theo khách hàng nên báo cáo kiểm tốn khơng khách quan. Các cơng ty kiểm tốn lớn thì ngược lại vẫn giữ được sự độc lập nhất định đối
với khách hàng, họ sẽ yêu cầu doanh nghiệp thực hiện đúng chuẩn mực kế tốn. Cơng ty kiểm toán lớn cũng sẽ cẩn trọng hơn trong việc kiểm tốn báo cáo tài chính vì nếu có sai sót thì thương hiệu càng lớn sự ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu càng cao.
Biến loại cơng ty kiểm tốn là biến định danh. Nghiên cứu theo hai nhóm cơng ty kiểm tốn là Big4 và Non-Big4. Big4 là nhóm bốn cơng ty kiểm tốn lớn nhất thế giới gồm Deloitte, Ernst & Young, KPMG và PricewaterhouseCoopers, được mã hóa là 1. Nhóm các cơng ty cịn lại là Non-Big4, được mã hóa là 0.
2.2.2.2.3 Địn bẩy tài chính:
Giả định rằng doanh nghiệp vay, nợ nhiều muốn lợi nhuận trên báo cáo tài chính cao để tạo lòng tin với các ngân hàng, chủ nợ nên sẽ chọn chính sách kế tốn gần với quy định thuế, nghĩa là sẽ có chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hỗn lại ít hơn doanh nghiệp vay, nợ ít . Nghiên cứu chọn tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu và tỷ số nợ vay trên tài sản là hai biến về địn bẩy tài chính.
Tổng nợ phải trả
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (%) = x 100%
Tổng vốn chủ sở hữu Tổng nợ vay
Tỷ số nợ vay trên tài sản (%) = x 100%
Tổng tài sản
Tổng nợ phải trả là chỉ tiêu mã số 300 trên Bảng Cân Đối Kế Toán. Tổng vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu mã số 400 trên Bảng Cân Đối Kế Toán. Tổng tài sản là chỉ tiêu mã số 270 trên Bảng Cân Đối Kế Toán. Tổng nợ vay bằng nợ vay ngắn hạn cộng nợ vay dài hạn, số liệu lấy trên Thuyết Minh Báo Cáo Tài Chính.
Giả định doanh nghiệp có tính thanh khoản thấp muốn lợi nhuận trên báo cáo tài chính cao để yên lòng các chủ nợ, nghĩa là doanh nghiệp có tính thanh khoản thấp phát sinh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại cao hơn các doanh nghiệp có tính thanh khoản cao. Nghiên cứu sử dụng tỷ số thanh toán ngắn hạn:
Tài sản ngắn hạn
Tỷ số thanh toán ngắn hạn (%) = x 100%
Nợ ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn là chỉ tiêu mã số 100 trên Bảng Cân Đối Kế Toán. Nợ ngắn hạn là chỉ tiêu mã số 310 trên Bảng Cân Đối Kế Toán.
2.2.2.2.5 Khả năng sinh lợi:
Giả định doanh nghiệp kinh doanh có lợi nhuận cao so với quy mô công ty, so với đồng vốn bỏ ra (khả năng sinh lợi cao) thì khơng cần phải tác động để lợi nhuận trên báo cáo tài chính cao hơn nữa mà sẽ sử dụng thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại nhiều hơn. Ngược lại, các doanh nghiệp có khả năng sinh lợi thấp sẽ mong muốn lợi nhuận trên báo cáo tài chính tăng lên và sẽ chọn chính sách kế tốn gần với quy định thuế, nghĩa là thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại thấp. Nghiên cứu dùng hai biến là ROA - tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản và ROE - tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu: Lợi nhuận trước thuế
ROA (%) = x 100%
Tổng tài sản Lợi nhuận trước thuế
ROE (%) = x 100%
Tổng vốn chủ sở hữu
2.2.2.2.6 Khả năng sinh lợi thêm:
phải tác động để lợi nhuận trên báo cáo tài chính cao hơn nữa mà sẽ sử dụng thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại nhiều hơn. Ngược lại, các doanh nghiệp có mức tăng trưởng lợi nhuận thấp sẽ mong muốn lợi nhuận trên báo cáo tài chính tăng lên và sẽ chọn chính sách kế tốn gần với quy định thuế, nghĩa là thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại thấp. Mức tăng trưởng lợi nhuận được tính như sau:
Lợi nhuận trước thuế năm 2011
Mức tăng trưởng lợi nhuận (%) = x 100%
Lợi nhuận trước thuế năm 2010
2.2.2.2.7 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại:
Các biến nêu trên là biến độc lập. Biến phụ thuộc của nghiên cứu là chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hỗn lại. Nghiên cứu chọn dạng biến định danh, có hay khơng có chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hỗn lại.