V. Kết cấu của đề tài
3.1 Một số kiến nghị nhằm cải thiện tình trạng áp dụng đúng chế độ,
3.1.2 Về tổ chức thực hiện trong thực tế
3.1.2.1 Doanh nghiệp:
Quy mô doanh nghiệp tác động đến chính sách kế tốn, có nghĩa là các doanh nghiệp nhỏ sẽ không thể phản ảnh hoặc không muốn phản ảnh sự khác biệt giữa kế tốn và thuế do quan hệ lợi ích – chi phí.
* Trường hợp khơng thể phản ảnh:
Giải quyết vấn đề này cần tập trung vào chính nội tại doanh nghiệp mà cụ thể là hai nhóm đối tượng chủ doanh nghiệp, nhà quản lý và kế tốn viên.
• Chủ doanh nghiệp, nhà quản lý:
Thứ nhất, phần lớn chủ doanh nghiệp, nhà quản lý khơng có kiến thức về kế tốn. Họ giao tồn bộ việc tổ chức cơng tác kế tốn, lựa chọn chính sách kế tốn cho nhân viên kế tốn. Họ thậm chí khơng biết đến khái niệm chuẩn mực kế tốn là gì mà
chỉ biết đến nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. Nhân viên kế tốn thì muốn lựa chọn chính sách kế tốn sao cho tiện lợi nhất, an tồn nhất cho mình, đó là lựa chọn chính sách kế tốn gần với quy định của thuế mà không quan tâm đến việc thực hiện đúng chế độ, chuẩn mực kế toán. Chủ doanh nghiệp cần hiểu biết về kế toán để yêu cầu nhân viên kế toán áp dụng đúng chuẩn mực kế toán lập báo cáo tài chính nhằm cung cấp thơng tin tài chính trung thực, hợp lý phục vụ cho việc ra quyết định kinh tế của mình.
Thứ hai, thực tế cho thấy nhiều chủ doanh nghiệp không nhận thức được tầm quan trọng của thơng tin kế tốn, từ đó khơng có sự đầu tư đúng mức cho kế toán. Vấn đề đầu tư cũng ảnh hưởng gián tiếp đến việc áp dụng chuẩn mực kế tốn. Tổ chức cơng tác kế tốn tuân thủ đúng chuẩn mực kế toán mất nhiều thời gian, cần nhiều nhân sự, nếu khơng có sự đầu tư đúng mức về trang thiết bị, công cụ dụng cụ cho phịng kế tốn như máy vi tính, phần mềm hoặc phịng kế tốn có q ít nhân sự, trình độ nhân sự khơng cao (chi phí tiền lương cho nhân viên kế tốn thấp) thì nhân viên kế tốn sẽ lựa chọn chính sách kế tốn gần với quy định của thuế để tiết kiệm thời gian, công sức. Chủ doanh nghiệp nên đầu tư đúng mức cho kế toán để nhận lại lợi ích từ thơng tin kế tốn có chất lượng.
• Nhân viên kế tốn:
Kế tốn viên chính là người thực hành chuẩn mực kế toán, giúp chuẩn mực kế toán từ văn bản đi vào thực tiễn. Vai trị của kế tốn viên trong việc thực hiện chế độ, chuẩn mực kế toán là rất quan trọng, tuy nhiên, qua quan sát thực tế cho thấy có ba trường hợp dẫn đến việc kế tốn viên khơng áp dụng đúng chế độ, chuẩn mực kế tốn. Thứ nhất, kế tốn viên khơng biết đến chuẩn mực kế toán mà chỉ biết đến các thông tư hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp của Bộ Tài Chính. Thứ hai, kế tốn viên khơng hiểu chuẩn mực để áp dụng. Thứ ba, kế toán viên hiểu chuẩn mực nhưng vì mục tiêu giảm chi phí kế tốn nên họ sử dụng chính sách kế tốn gần với quy định của thuế. Vì vậy để chuẩn mực kế toán được thực hiện đúng, kế toán viên cần:
Một là, tìm hiểu về chuẩn mực kế tốn, thường xun tham dự các lớp tập huấn về kế toán. Hiện nay có nhiều đơn vị tổ chức các lớp về xử lý chênh lệch do khác biệt giữa chuẩn mực kế tốn VAS 17 và chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp. Một lần nữa lại quay về vấn đề đầu tư cho phịng kế tốn của doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp, nhà quản lý cần đầu tư chi phí cho đào tạo nhân sự kế tốn.
Hai là, trong trường hợp chủ doanh nghiệp không nhận thức được vai trị quan trọng của thơng tin kế tốn nên khơng có sự đầu tư đúng mức cho phịng kế tốn hoặc u cầu kế tốn thực hiện chính sách kế toán theo quy định của thuế để tránh rủi ro về thuế thì kế tốn viên cần tham mưu, giải thích cho chủ doanh nghiệp lợi ích của thơng tin kế toán trung thực, hợp lý, tác động của thơng tin kế tốn đến việc ra quyết định kinh tế.
Ba là, đạo đức nghề nghiệp của kế toán viên cũng là vấn đề cần bàn. Nhiều kế tốn viên hiểu chuẩn mực nhưng vì nhiều lý do như tiết kiệm chi phí kế tốn, an tồn về thuế… nên đã lựa chọn chính sách kế tốn gần với quy định thuế. Để khắc phục được vấn đề này cần đến sự tuyên truyền (có thể là sự tun truyền của hội kế tốn…), yêu cầu, chỉ đạo từ cấp quản lý, chủ doanh nghiệp.
* Trường hợp doanh nghiệp nhỏ không muốn phản ảnh sự khác biệt giữa kế toán và thuế do quan hệ lợi ích – chi phí:
Điều này là không thể chấp nhận được đối với doanh nghiệp niêm yết kinh doanh bằng vốn góp của công chúng. Tiêu chuẩn để được niêm yết và điều kiện duy trì niêm yết là vấn đề cần được đặt ra. Ngày 20/7/2012 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 58/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán. Với Nghị định này, chuẩn niêm yết đã được nâng lên, cụ thể để được niêm yết tại sàn chứng khoán HoSE, các doanh nghiệp phải có vốn điều lệ từ 120 tỷ đồng trở lên (trước đó là
80 tỷ), sàn HNX là 30 tỷ đồng (trước đó là 10 tỷ). Ngồi ra các doanh nghiệp phải thỏa mãn có ROE tối thiểu 5%, khơng có lỗ lũy kế đến năm gần nhất… Theo thống kê của trang điện tử http://cafef.vn, có đến 34% cơng ty niêm yết tại sàn chứng khốn HoSE và 45% cơng ty niêm yết tại sàn HNX khơng đạt chuẩn theo Nghị định 58/2012/NĐ- BTC, trong đó có cả trường hợp doanh nghiệp khơng đạt chuẩn vốn điều lệ. Tuy nhiên Nghị định này không áp dụng hồi tố với các doanh nghiệp đang niêm yết để tránh sự xáo trộn, nên các doanh nghiệp hiện đang niêm yết cho dù không đạt chuẩn mới nhưng vẫn được niêm yết bình thường mà khơng phải rời sàn và cũng không cần phải tăng vốn. Như vậy, doanh nghiệp có quy mơ nhỏ vẫn cịn niêm yết trên thị trường chứng khốn, lúc này cần đến chế tài và sự giám sát của nhiều cơ quan, ban ngành để đảm bảo báo cáo tài chính được trung thực, hợp lý.
Trước hết là Bộ Tài Chính với chế tài cho hành vi vi phạm chế độ, chuẩn mực kế toán (đã được nhắc đến mục 3.1.1). Vai trò của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong việc giám sát và chế tài cũng rất quan trọng. Ủy ban Chứng khốn Nhà nước có thể trực tiếp tổ chức cơng tác kiểm tra, giám sát chất lượng báo cáo tài chính hoặc có thể giám sát gián tiếp chất lượng báo cáo tài chính thơng qua việc giám sát hoạt động kiểm toán độc lập, đồng thời thực hiện chế tài đối với các doanh nghiệp niêm yết vi phạm yêu cầu về công bố thông tin trên báo cáo tài chính. Các biện pháp nâng cao chất lượng kiểm toán và tăng cường giám sát của ngân hàng được trình bày bên dưới cũng sẽ góp phần cải thiện tình trạng doanh nghiệp nhỏ khơng muốn thực hiện đúng chuẩn mực kế tốn.
3.1.2.2 Cơng ty kiểm toán:
Kết quả kiểm định mối liên hệ cho thấy nhóm các cơng ty được kiểm tốn bởi Big4 có phát sinh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hỗn lại nhiều hơn nhóm doanh nghiệp khơng được kiểm tốn bởi Big4. Điều này cho thấy chất lượng kiểm tốn có tác động đến chất lượng báo cáo tài chính. Chất lượng báo cáo tài chính ở đây được hiểu là
tính trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính khi áp dụng chuẩn mực kế tốn Việt Nam trong lập báo cáo tài chính. Để kiểm tốn báo cáo tài chính có chất lượng cần những giải pháp sau:
Một là, công ty kiểm toán cần xây dựng rõ tiêu chí hoạt động, quán triệt tư tưởng hướng đến chất lượng của báo cáo kiểm tốn; cần tổ chức tốt cơng tác đào tạo để kiểm toán viên nắm vững chuẩn mực kế toán Việt Nam phục vụ cho việc kiểm tốn báo cáo tài chính các doanh nghiệp.
Hai là, về phía kiểm toán viên cần trau dồi kiến thức, nắm vững chuẩn mực thông qua nhiều kênh từ công tác đào tạo của cơng ty kiểm tốn đến việc tự tìm hiểu thông qua các phương tiện thông tin đại chúng khác; tuân thủ các nguyên tắc nghề nghiệp, thực hiện đúng đạo đức nghề nghiệp. Cần thực hiện nghiêm chế tài đối với các kiểm toán viên vi phạm trong quá trình kiểm tốn báo cáo tài chính doanh nghiệp.
Ba là, phí kiểm toán cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo kiểm toán. Ngày nay dưới cuộc chạy đua dành thị phần, nhiều cơng ty kiểm tốn bất chấp để hạ phí kiểm tốn làm ảnh hưởng đến chất lượng kiểm tốn. Thiết nghĩ cần có cơ quan kiểm soát chất lượng kiểm toán, thực hiện các biện pháp để kiểm soát, chẳng hạn như quy định giá sàn phí kiểm tốn. Về phía doanh nghiệp, cố gắng chấp nhận phí kiểm tốn hợp lý để nhận lại báo cáo kiểm toán chất lượng thay vì thanh tốn phí kiểm tốn thấp để nhận lại bản báo cáo kiểm tốn mang tính đối phó.
Bốn là, hiện nay theo quy chế lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận kiểm tốn cho cơng ty niêm yết quy định tại Quyết Định số 89/2007/QĐ-BTC thì tiêu chuẩn, điều kiện lựa chọn doanh nghiệp kiểm tốn có phần ít khắt khe hơn quy định tại Quyết Định số 76/2004/QĐ-BTC. Cụ thể như, theo Quyết Định 76/2004/QĐ- BTC doanh nghiệp phải có số lượng kiểm toán viên hành nghề từ 10 người trở lên, doanh nghiệp có thời gian hoạt động kiểm tốn tại Việt Nam tính đến ngày nộp đơn
đăng ký tham gia kiểm tốn tối thiểu là 5 năm thì theo Quyết Định số 89/2007/QĐ- BTC, doanh nghiệp chỉ cần có 7 kiểm tốn viên hành nghề trở lên, thời gian hoạt động kiểm toán tại Việt Nam chỉ cần trịn 3 năm, thậm chí doanh nghiệp có thời gian hoạt động kiểm toán tại Việt Nam từ trịn 6 tháng đến dưới 3 năm nhưng có 7 kiểm tốn viên có kinh nghiệm hành nghề từ 3 năm trở lên kể từ ngày được cấp Chứng chỉ kiểm toán viên cũng được tham gia kiểm toán cho công ty niêm yết…. Tiêu chuẩn hạ thấp ắt chất lượng cũng sẽ thấp đi. Do đó, Bộ Tài Chính cần xem xét siết chặt lại các tiêu chuẩn, điều kiện về doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận nhằm đem đến cho thị trường các doanh nghiệp kiểm tốn thực sự có chất lượng.
Năm là, công ty kiểm toán cũng là một doanh nghiệp kinh doanh kiếm lời nhưng khác các doanh nghiệp khác ở chỗ sản phẩm của nó ảnh hưởng đến quyết định kinh doanh của nhiều đối tượng khác. Vì vậy cần có sự giám sát từ bên ngoài đối với hoạt động của doanh nghiệp kiểm tốn để sản phẩm đầu ra có chất lượng. Sự giám sát chất lượng đối với hoạt động kiểm toán độc lập có thể được thực hiện bởi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, hội nghề nghiệp…
3.1.2.3 Ngân hàng:
Kết quả thực nghiệm cho thấy biến đòn bẩy tài chính và khả năng sinh lợi tự thân chúng khơng có tương quan với chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hỗn lại mà chúng có tác động trong tương tác với các biến khác. Điều này cho thấy sự giám sát kém của ngân hàng khiến doanh nghiệp có địn bẩy tài chính cao khơng cần quan tâm đến việc áp dụng chuẩn mực để trình bày báo cáo tài chính đúng yêu cầu minh bạch, trung thực, hợp lý mà chỉ nhắm đến tỷ suất sinh lời trên báo cáo tài chính để thuyết phục ngân hàng cho vay.
Tình hình kinh doanh của các ngân hàng ảnh hưởng đến các điều kiện cấp phát tín dụng cho doanh nghiệp. Mặc dù đã có những điều kiện pháp lý rất chặt chẽ, nhưng
vì muốn tăng doanh số sản phẩm tín dụng nhiều ngân hàng đã bỏ qua việc giám sát chặt chẽ các thông tin trên báo cáo tài chính. Có thể vấn đề khơng nằm ở chủ trương của ngân hàng mà ở tâm lý lợi ích của nhân viên tín dụng - đạt doanh số hưởng hoa hồng. Vì vậy, đề xuất các ngân hàng nên tăng cường vai trị của báo cáo tài chính trong quyết định cho vay, cần đòi hỏi nghiêm ngặt những thông tin trên báo cáo tài chính phải phản ánh đúng tình hình tài chính của doanh nghiệp trước khi cấp phát tín dụng; thực hiện quy trình duyệt hồ sơ vay, giám sát chặt chẽ trong nội bộ ngân hàng.
Các đối tượng cho vay khác có thể khơng biết đánh giá sức khỏe tài chính của doanh nghiệp thơng qua báo cáo tài chính trước khi cho vay, họ chỉ biết căn cứ vào lãi suất cao hay khơng, doanh nghiệp làm ăn có lãi hay không để quyết định cho vay. Các đối tượng cho vay này nên nhìn vào những “tấm gương” phá sản, vỡ nợ của các doanh nghiệp khác để rút ra kinh nghiệm cho chính mình.
3.1.2.4 Cơ quan thuế:
Các phân tích nêu trên cho thấy chi phí kế tốn phát sinh do áp dụng chế độ, chuẩn mực kế tốn có liên quan đến vấn đề giải trình sự khác biệt về số liệu với cơ quan thuế . Thực tế cho thấy nhiều cán bộ thuế khơng có kiến thức về kế tốn, khơng hiểu chế độ, chuẩn mực kế tốn nên doanh nghiệp gặp khó khăn khi giải trình số liệu. Chính điều này đã tạo tâm lý muốn an toàn, tránh rủi ro về thuế của kế tốn viên và chủ doanh nghiệp. Vì vậy cần tổ chức tập huấn kiến thức về chế độ, chuẩn mực kế toán cho cán bộ thuế nhằm phục vụ cho việc kiểm tra thuế tại doanh nghiệp được thuận lợi, khách quan.
3.2 Hạn chế của nghiên cứu:
Thứ nhất, nghiên cứu chỉ đánh giá ảnh hưởng thông qua việc khảo sát báo cáo tài chính, xem có phát sinh chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế
toán từ khâu chứng từ, phương pháp ước tính kế tốn, tài khoản, sổ sách đến lập báo cáo tài chính.
Thứ hai, khi thực hiện thử nghiệm đo lường các nhân tố tác động đến sự lựa chọn chính sách kế tốn, tác giả chỉ thực hiện thử nghiệm cho việc tác động đến sự lựa chọn chính sách kế tốn gần quy định thuế loại trừ chênh lệch tạm thời mà khơng thực hiện cho chính sách hạn chế chênh lệch vĩnh viễn.
Thứ ba, các nhân tố được lựa chọn để nghiên cứu phần lớn dựa vào giả định doanh nghiệp không áp dụng thuế hỗn lại khi nào, trong khi đó có thể có các nhân tố có ý nghĩa tác động khác chưa được xem xét như trình độ kế tốn trưởng, trình độ chủ doanh nghiệp, nhà quản lý, loại hình kinh doanh…
Thứ tư, mẫu nghiên cứu là 100 doanh nghiệp niêm yết lựa chọn ngẫu nhiên nhưng lại dùng kết quả này để suy rộng cho tổng thể các doanh nghiệp niêm yết nên chắc chắn sẽ có những điểm khơng phù hợp. Điều này cũng được thể hiện qua giá trị - 2LL và tỷ lệ dự đốn đúng của mơ hình. Tỷ lệ dự đốn đúng khả năng phát sinh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại tương đối thấp. Hiện tượng đa cộng tuyến cũng xuất hiện ở mơ hình. Các hạn chế này có thể được khắc phục bằng cách tăng kích cỡ mẫu.
3.3 Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo:
Một là, mở rộng mẫu, thêm các nhân tố tài chính khác và phi tài chính để thực nghiệm.
Hai là, thu thập các bằng chứng thực nghiệm để phân tích các nhân tố tác động đến chênh lệch vĩnh viễn giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế.
Ba là, nghiên cứu thực nghiệm cho nhiều năm để đánh giá ảnh hưởng qua các năm.
Bốn là, nghiên cứu thực nghiệm cho từng lĩnh vực chuyên biệt để đánh giá cụ thể cho từng lĩnh vực, ngành nghề. Việc nghiên cứu cũng có thể mở rộng ra cho các doanh nghiệp khơng niêm yết.
Năm là, có thể sử dụng các phương pháp khác như thực hiện kiểm định hệ số