Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 36 - 38)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Quản lý thuế tài nguyên

1.2.3.1. Yếu tố chủ quan

- Trình độ chun mơn nghiệp vụ của cán bộ làm công tác quản lý thuế tài nguyên

Với vai trò là người thực thi luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành, cán bộ thuế đóng vai trị nịng cốt, quyết định đến hiệu quả của cơng tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế tài nguyên nói riêng.

Thuế tài nguyên cùng với các sắc thuế khác được quy định, hướng dẫn thực thi bởi Luật và các văn bản dưới luật. Những quy định này được tuyên truyền rộng rãi và phổ biến đến NNT để NNT nắm rõ và thực hiện đúng quyền lợi và nghĩa vụ thuế của mình. Tuy nhiên, trong thực tế thực hiện, NNT hoặc do sự thiếu quan tâm hiểu biết, hoặc do cố tình trốn, gian lận thuế nên phát sinh rất nhiều các tình huống mà nếu cán bộ thuế không vững về chuyên môn nghiệp vụ, sẽ không thể hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm.

Lĩnh vực khai thác tài nguyên khoáng sản là lĩnh vực hoạt động phức tạp, địa bàn quản lý rộng, có tính đặc thù do tài ngun khống sản ln gắn liền với tự nhiên, việc khai thác sử dụng là khó kiểm sốt, đặc biệt là khai thác và sử dụng nhỏ lẻ. Các đơn vị khai thác tài ngun cũng ln tìm cách lách luật để trốn tránh nghĩa vụ thuế, càng đòi hỏi người cán bộ thuế phải am tường luật pháp và trau dồi kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ để xử lý kịp thời và triệt để, tránh thất thu NSNN, mặt khác đem lại hiệu quả quản lý về mặt xã hội.

Trình độ chun mơn nghiệp vụ của cán bộ quản lý thuế được hiểu bao quát về cả tài, cả đức, nói như Bác Hồ, người cán bộ phục vụ quần chúng nhân dân phải “vừa hồng vừa chun”, để khơng chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị mà phải được lịng dân, dân trong giác độ quản lý thuế chính là NNT, người trực tiếp đóng góp vào số thu NSNN để có nguồn chi cho phát triển kinh tế xã hội, phát triển đất nước.

Xã hội luôn phát triển vận động không ngừng, quan điểm chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước cũng có những thay đổi cho phù hợp với thực tế. Về phương diện quản lý thuế nói chung và quản lý thuế tài ngun nói riêng, các chính sách cũng luôn được cập nhật, bổ sung những yếu tố mới, sửa đổi những yếu tố chưa hợp lý để ngày càng làm hoàn thiện hơn các văn bản quy phạm pháp luật, để quản lý có hiệu quả hơn. Cán bộ thuế, người trực tiếp đại diện Nhà nước thi hành pháp luật về thuế cũng luôn phải cập nhật, trau dồi, học hỏi chính sách pháp luật cũng như nghiệp vụ chun mơn để truyền đạt, hướng dẫn tận tình cho NNT cũng như kiểm tra, giám sát NNT thực hiện đúng đắn nghĩa vụ thuế của mình.

- Cơ chế phối hợp giữa các phòng chức năng trong cơ quan thuế và giữa cơ quan thuế với các cơ quan hữu quan

Bộ máy hoạt động của cơ quan thuế bao gồm các phòng ban chức năng, thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của tổ chức, đứng đầu là người lãnh đạo. Công tác quản lý thuế cũng được quản lý theo từng phòng chức năng, chịu trách nhiệm cơng việc tương ứng với các quy trình quản lý thuế. Để tạo thành một thể

thống nhất, quản lý hiệu quả thuế nói chung và thuế tài nguyên nói riêng, nhất thiết phải có sự phối hợp giữa các phịng ban chức năng trong cơ quan thuế.

Cơng tác quản lý thuế theo quy trình quy định rõ nhiệm vụ của từng bộ phận, từng bước cơng việc trong q trình quản lý thuế, và bước công việc nào phối hợp cùng với phịng ban nào và phịng ban nào có chức năng nhiệm vụ cùng phối hợp thực hiện. Điều này tạo ra sự tương tác, gắn kết giữa các phịng ban, để vừa có sự chuyên sâu trong quản lý, vừa có sự liên kết giữa các bộ phận để cùng nhau thực hiện nhiệm vụ chính trị chung của ngành là thực hiện tốt công tác quản lý thuế.

Quản lý nguồn tài nguyên khoáng sản tạo ra mối liên hệ giữa rất nhiều các cơ quan tổ chức, khơng chỉ cơ quan thuế, có rất nhiều các cơ quan khác cùng tham gia, tác động vào để quản lý nguồn tài nguyên khoáng sản của quốc gia như Sở Tài nguyên môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh,... Do đó, trong cơng tác quản lý thuế tài nguyên, phải có sự phối hợp với cơ quan thuế với các cơ quan hữu quan để cùng đưa ra các giải pháp vừa đảm bảo đúng quy định pháp luật về thuế tài nguyên, vừa đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và các quy định cụ thể của địa phương. Điều này tạo sự nhất quán giữa cơ quan thuế và các cơ quan trên địa bàn tỉnh. Bởi bản thân thuế tài nguyên là nguồn thu quan trọng của ngân sách địa phương do được điều tiết 100% cho ngân sách địa phương (trừ dầu khí) theo Luật NSNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)