Tình hình khai thác tài nguyên của tỉnh Kiên Giang hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 47 - 49)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Tình hình khai thác tài nguyên của tỉnh Kiên Giang hiện nay

Thực hiện Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 hiệu lực thi hành từ 01/07/2007; theo đó cơng tác quản lý thuế được thực hiện theo chức năng việc quản lý được minh bạch do mỗi bộ phận thực hiện một chức năng, một hoặc một số cơng đoạn của qui trình quản lý, khâu sau kiểm sốt khâu trước, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả của việc kiểm soát nội bộ.

Qua năm năm triển khai thực hiện Luật Quản lý thuế đã không ngừng phát huy tác dụng; hiệu lực, hiệu quả trong quản lý thuế được nâng lên rõ rệt thể hiện thông qua ý thức tự giác tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế. Áp dụng cơ chế quản lý thuế tự khai, tự tính thuế, nộp thuế; đây là một phương thức quản lý thuế hiện đại. Doanh nghiệp tự xác định căn cứ tính thuế, tự tính thuế, tự xác định số thuế phải nộp và tự nộp thuế theo đúng thời hạn quy định. Cơ quan thuế chuyển đổi từ việc chủ yếu dùng mệnh lệnh hành chính để quản lý (tính thuế, thơng báo nộp thuế), nay chuyển sang tuyên truyền hỗ trợ, đôn đốc kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. Đây là nền tảng cho cải cách toàn diện hệ thống quản lý thuế (cải cách thể chế, cải cách bộ máy, cải cách phương pháp quản lý, cải cách các thủ tục hành chính…). Chế độ kiểm tra thuế được chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”.

Tuy nhiên để quản lý thuế có hiệu quả cao nếu chỉ riêng Cơ quan Thuế là chưa đủ mà phải có một hệ thống thể chế chính sách tốt, có sự tham gia của bộ máy quản lý công quyền của Nhà nước và đặc biệt ý thức và thái độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế. Tại tỉnh Kiên Giang, để quản lý tốt tài nguyên khoáng sản và nguồn thu ngân sách từ lĩnh vực này Sở tài nguyên môi trường, Cục thuế tỉnh Kiên Giang trước hết phải chủ động tham mưu và có biện pháp tích cực thường xuyên nâng cao chất lượng quản lý, song rất cần sự quan tâm vào cuộc của các cấp các ngành từ tỉnh đến huyện có đối tượng phải quản lý.

Phân cấp quản lý các khoản thu từ tài nguyên khoáng sản: Theo quy định của Luật quản lý thuế, Luật ngân sách Nhà nước, Pháp lệnh Phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10, Nghị quyết số 44/2011/NQ-HĐND ngày 16/12/2011 của HĐND tỉnh và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Tại cơ quan thuế: Cục thuế quản lý thu thuế tài nguyên các đơn vị do Cục quản lý; Chi Cục thuế các huyện, thành phố quản lý thu Phí bảo vệ mơi trường đối với khai thác khống sản, quản lý thu thuế tài nguyên các đơn vị được giao quản lý.

Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý các khoản phí theo quy định, như: Phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động mơi trường, Phí thẩm định báo cáo, đề án thăm dị, khai thác, sử dụng nước dưới đất; khai thác, sử dụng nước mặt; xả nước thải vào nguồn nước, cơng trình thủy lợi. Phí thẩm định báo cáo kết quả thăm dị, đánh giá trữ lượng nước dưới đất; ngồi ra còn một số khoản thu khác theo các văn bản hướng dẫn nêu trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 47 - 49)