Công tác thanh tra, kiểm tra thuế tài nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 68 - 74)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực trạng hiệu quả quản lý thuế tài nguyên tại Cục Thuế tỉnh Kiên

2.2.5. Công tác thanh tra, kiểm tra thuế tài nguyên

Công tác thanh tra, kiểm tra là nội dung rất quan trọng trong công tác quản lý thuế. Với số thu NSNN lớn, Văn phòng Cục Thuế tỉnh Kiên Giang được phép thành lập 1 phòng Thanh tra và 1 phòng Kiểm tra, thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra thuế của các đơn vị thuộc Văn phòng Cục thuế tỉnh Kiên Giang quản lý, thanh tra kiểm tra tồn diện, trong đó bao gồm cả thuế tài ngun. Phịng Kiểm tra theo dõi quản lý NNT thuộc các loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngồi quốc doanh có quy mơ lớn do Văn phịng Cục Thuế quản lý, ngoài ra, hướng dẫn chỉ đạo và tiến hành công tác thanh tra (đối với phòng Thanh tra) của các Chi cục Thuế huyện, thành phố. Nhìn về giác độ quản lý thuế đối với NNT, công tác thanh tra, kiểm tra cùng nhằm mục đích phát hiện ra các hành vi vi phạm pháp luật về thuế của NNT bằng các kỹ năng chun mơn nghiệp vụ, để có biện pháp xử lý phù hợp, tác động vào ý thức tuân thủ pháp luật của NNT để nhằm quản lý có hiệu quả nguồn thu NSNN.

Bảng 2.16. Bảng tỷ lệ đánh giá đơn vị khai thác tài nguyên đã được thanh tra, kiểm tra trên số cán bộ thanh tra kiểm tra tại Văn phòng Cục Thuế từ

năm 2014 – 2016

Năm

Số đơn vị khai thác thuế tài nguyên đã thanh tra, kiểm tra

(doanh nghiệp)

Số cán bộ thanh tra, kiểm tra

(người)

Số đơn vị đã thanh kiểm tra /số cán bộ thanh kiểm tra

thuế tài nguyên (doanh nghiệp/người)

2014 7 19 1/2,7

2015 4 21 1/5

2016 9 22 1/2,4

Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu từ báo cáo công tác thanh tra, kiểm tra của Cục Thuế tỉnh Kiên Giang

Lực lượng thanh tra, kiểm tra thuế nếu chỉ xét riêng trong lĩnh vực quản lý thuế tài nguyên là chưa lớn. Năm 2014, trung bình gần 3 cán bộ thanh tra, kiểm tra thực hiện 1 cuộc thanh kiểm tra thuế tài nguyên; năm 2015 là 5 cán bộ thực hiện 1 cuộc thanh kiểm tra và năm 2016 là 2,4 cán bộ thực hiện 1 cuộc thanh kiểm tra thuế tài ngun. Trung bình tại Văn phịng Cục Thuế Kiên Giang, 1 cuộc thanh kiểm tra gồm 3 cán bộ, nên xét về nguồn lực thanh kiểm tra thuế tài nguyên là vừa đủ. Tuy nhiên, do thuế tài nguyên được quản lý chung cùng với các sắc thuế khác, lại là sắc thuế nhỏ, nên chưa đánh giá được chính xác hiệu quả quản lý qua số lượng cán bộ thanh kiểm tra tại cơ quan thuế, nhưng đây cũng là 1 điểm thuận lợi cho việc tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra thuế tài nguyên theo chuyên đề mà Văn phòng Cục Thuế đưa ra.

Những năm trở lại đây, công tác thanh tra, kiểm tra thuế tài nguyên luôn được ngành Thuế Kiên Giang quan tâm chú trọng. Bắt đầu từ năm 2015, Cục Thuế Kiên Giang, chủ đạo là phòng Thanh tra, thành lập chuyên đề thanh kiểm tra thuế tài nguyên trên toàn tỉnh nhằm rà sốt lại cơng tác quản lý thuế tài nguyên trên địa bàn.

Bảng 2.17. Bảng các đơn vị thanh tra, kiểm tra thuế tài nguyên của Văn phòng Cục Thuế từ năm 2014 đến năm 2016

Năm Tổng số đơn vị khai thác tài nguyên (doanh nghiệp) Số đơn vị đãthực hiện thanh tra, kiểm tra thuế

tài nguyên (doanh nghiệp) Số đơn vị thanh tra, kiểm tra có phát hiện sai phạm (doanh nghiệp) Tỷ lệ (%) Số đơn vị đã thực hiện thanh kiểm tra/ tổng số đơn vị khai thác thuế tài nguyên

Số đơn vị thanh kiểm tra thuế tài nguyên

có phát hiện sai phạm/số đơn vị đã thực hiện thanh kiểm

tra thuế tài nguyên

2014 41 7 7 17 100 2015 40 4 4 10 100 2016 47 9 9 19,1 100

Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu từ báo cáo công tác thanh tra, kiểm tra của Cục Thuế tỉnh Kiên Giang

Chuyên đề thanh tra, kiểm tra thuế tài nguyên đã được bộ phận thanh tra, kiểm tra phối hợp với một số phòng chức năng khác thực hiện rất hiệu quả. Số lượng các đơn vị được đăng ký và cấp giấy phép khai thác tài nguyên tương đối nhiều, nhưng số đơn vị chưa đi vào hoạt động khai thác tài nguyên do nhiều nguyên nhân còn nhiều, nên tỷ lệ đơn vị cần thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế tài nguyên so với tổng số đơn vị được hoạt động khai thác tài nguyên chưa cao. Năm 2014, tỷ lệ số đơn vị đã thực hiện thanh kiểm tra thuế tài nguyên trên tổng số đơn vị khai thác tài nguyên trên địa bàn đạt 17%, năm 2015 tỷ lệ là 10% và năm 2016 là 19,1%. Năm 2015, tỷ lệ thanh tra, kiểm tra đơn vị khai thác thuế tài nguyên giảm, do tập trung vào thanh tra, kiểm tra những đơn vị hoạt động ở lĩnh vực khác, mặt khác chu kỳ thanh kiểm, tra thuế thường từ 2 đến 5 năm, do vậy số lượng các đơn vị thuộc diện thanh kiểm tra cịn lại ít. Thêm vào đó, sau khi thực hiện chuyên đề thuế tài nguyên, các đơn vị khai thác tài nguyên có ý thức chấp hành nghĩa vụ thuế tốt hơn rất nhiều.

Bảng 2.18. Tổng hợp số truy thu sau thanh tra, kiểm tra thuế tài nguyên của Văn phòng Cục Thuế (năm 2014-2016) Đơn vị: triệu đồng

Năm Số đơn vị khai thác tài nguyên đã thanh tra kiểm tra (doanh nghiệp) Số tiền truy thu sau thanh

tra, kiểm tra thuế tài nguyên (triệu

đồng)

Tổng số thu thuế tài nguyên vào NSNN (triệu đồng) Số truy thu bình quân / 1 cuộc thanh kiểm tra (triệu/cuộc) Tỷ lệ số truy thu sau thanh kiểm tra /tổng số thu thuế tài nguyên

(%)

2014 7 47,8 34.809,8 6,8/1 0,13 2015 4 110,7 55.150,9 27,7/1 0,2 2016 9 199,4 62.437,1 22,2/1 0,32

Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu từ báo cáo công tác thanh tra, kiểm tra của Cục Thuế tỉnh Kiên Giang

100% các đơn vị thanh kiểm tra thuế tài nguyên đều phát hiện có sai phạm, cụ thể các lỗi vi phạm của đơn vị là chậm nộp hồ sơ khai thuế, kê khai sai thuế suất, khai thiếu sản lượng tài nguyên và áp dụng mức giá sai với quy định của UBND tỉnh về giá tính thuế tài nguyên và vi phạm về chế độ sử dụng hóa đơn chứng từ, cho thấy tình hình chấp hành nghĩa vụ thuế tài nguyên của các đơn vị khai thác tài nguyên chưa được tốt. Điều này xuất phát từ nhiều lý do, trong đó sự thay đổi về hệ thống chính sách thuế tài nguyên là nguyên nhân dẫn đến sai phạm của NNT, vì NNT thường khơng nắm bắt kịp thời các nội dung thay đổi của chính sách. Có những thay đổi tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan thuế, nhưng lại thắt chặt các quy định trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT; có những thay đổi giúp cho NNT thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ thuế tốt hơn. Mặt khác, do ý thức chấp hành pháp luật về thuế của NNT và do công tác tuyên truyền và hỗ trợ NNT chưa được tốt cũng ảnh hưởng đến việc chấp hành các chính sách pháp luật của NNT chưa được tốt. Kết quả thanh kiểm tra thể hiện được công tác thanh kiểm tra thuế tài nguyên được thực hiện rất nghiêm túc và triệt để và cũng là dịp uốn nắm chấp hành chính sách pháp luật đối với NNT.

Tỷ lệ truy thu trên tổng số thu thuế tài nguyên tăng qua các năm, điều này cho thấy việc tích cực thực hiện chuyên đề thanh kiểm tra thuế tài nguyên và thể hiện được sự nghiêm túc trong công tác thanh tra, kiểm tra thuế tài nguyên.

Về sản lượng tính thuế: Trong thời gian đầu tiến hành kiểm tra rà soát thuế tài nguyên, các đơn vị khai thác tài nguyên thường không kê khai sản lượng tài nguyên tính thuế theo sản lượng tài nguyên khai thác, mà tính theo sản lượng tiêu thụ. Trong quá trình thanh kiểm tra, căn cứ vào lượng xuất và tồn kho, dựa vào các dữ liệu khai thác thực tế (như hộ chiếu khai thác đối với các đơn vị khai thác đá), cơ quan thuế tính tốn ra được sản lượng thực tế khai thác của đơn vị trong kỳ để tính thuế tài nguyên.

Về giá tính thuế: Các đơn vị khai thác tài nguyên cũng xác định không đúng mức giá tính thuế tài nguyên, thường xác định mức giá tính thuế tài nguyên rất thấp so với giá thực tế tiêu thụ.

Kết hợp cả việc tăng sản lượng tài nguyên tính thuế và tăng giá tính thuế, tạo ra số truy thu thuế tài nguyên lớn sau khi thanh kiểm tra. Thêm vào đó, đơn vị phải chịu mức phạt chậm nộp và phạt vi phạm hành chính kèm theo. Những biện pháp xử lý mạnh đã tạo hiệu ứng tốt đối với việc thực hiện nghĩa vụ thuế tài nguyên của các đơn vị khai thác tài nguyên. Tuy số lượng các đơn vị khai thác tài nguyên không nhiều và cơ quan thuế khơng tiến hành thanh kiểm tra tồn bộ các đơn vị khai thác tài nguyên, nhưng kết quả từ các cuộc thanh kiểm tra đã giúp cho công tác quản lý thuế tài nguyên tại Cục Thuế Kiên Giang có được những hiệu quả đáng ghi nhận. NNT tài nguyên có ý thức chấp hành tốt hơn nghĩa vụ của mình và cơ quan thuế quản lý thuận lợi hơn.

Nhận thức tầm quan trọng của công tác thanh tra, kiểm tra thuế tới việc chấp hành nghĩa vụ thuế tài nguyên, bộ phận thanh tra kiểm tra tại Văn phòng Cục Thuế đã nỗ lực cao trong khi thực hiện nhiệm vụ thanh kiểm tra thuế tại đơn vị. Mặc dù số truy thu sau thanh kiểm tra chưa lớn, nhưng đã giúp đơn vị nhìn nhận ra sự cần thiết và nghĩa vụ thực hiện đúng quy định pháp luật về thuế tài nguyên.

Với tình hình phát triển kinh tế xã hội như hiện nay, việc khai thác sử dụng tài nguyên càng đòi hỏi phải được quản lý chặt chẽ để không chỉ đạt mục tiêu kinh tế mà còn phải đảm bảo mục tiêu về phát triển bền vững, giữ gìn, bảo vệ và tái tạo nguồn tài nguyên. Các đơn vị khai thác tài nguyên luôn đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu, do đó trong lĩnh vực quản lý thuế, cơ quan thuế mà cụ thể là bộ phận thanh tra, kiểm tra thuế càng phải nghiêm túc thực thi quy định của pháp luật trong lĩnh vực thuế tài nguyên trong quá trình tiến hành thanh tra, kiểm tra đơn vị để có những biện pháp xử lý, răn đe, điều chỉnh hành vi vi phạm của NNT, giúp cho NNT nhận thức được trách nhiệm, nghĩa vụ nộp thuế tài nguyên đối với sự nghiệp phát triển đất nước, từ đó góp phần làm tăng hiệu quả quản lý thuế tài nguyên.

Bảng số liệu thể hiện Cơng tác kiểm tra, kiểm sốt việc nộp thuế của DN tại cục thuế vẫn chưa được DN đồng ý hay hài lịng hồn toàn. DN chỉ đồng ý

đối với các câu hỏi “Yêu cầu của cơ quan thuế về hố đơn, chứng từ hợp lý trong

q trình kiểm tra thuế phù hợp” và “Cán bộ kiểm tra thuế có những kỹ năng & kiến thức chun mơn nghiệp vụ tốt trong q trình kiểm tra” đều đưa ra ý kiến

đồng ý và rất đồng ý với tỷ lệ là 76,0%; Tiếp đến là câu hỏi “Công tác kiểm tra

sau khi nộp thuế tại cơ quan thuế hiện nay là hợp lý” với 57,4% đồng ý và rất đồng ý.

Các câu hỏi còn lại DN vẫn chưa thật sự đồng ý hay hài lòng, đặc biệt là câu hỏi “Việc kiểm tra của cơ quan thuế làm ảnh hưởng đến tình hoạt động của

DN” với tỷ lệ không đồng ý và rất không đồng ý lên đến 60,7%.

Bảng 2.19: Đánh giá của các Doanh nghiệp về Cơng tác kiểm tra, kiểm sốt việc nộp thuế của NNT

Câu hỏi Ý kiến đánh giá Hồn tồn khơng đồng ý Khơng đồng ý Bình thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý SL % SL % SL % SL % SL % Yêu cầu của cơ quan

thuế về hoá đơn, chứng từ hợp lý trong quá trình kiểm tra thuế phù hợp

0 0,0 3 2,0 33 22,0 66 44,0 48 32,0

Cán bộ kiểm tra thuế có những kỹ năng & kiến thức chuyên môn nghiệp vụ tốt trong quá trình kiểm tra

0 0,0 3 2,0 33 22,0 66 44,0 48 32,0

kiểm tra thuế được thực hiện theo đúng quy trình hiên hành Cơng tác kiểm tra sau khi nộp thuế tại cơ quan thuế hiện nay là hợp lý

0 0,0 10 6,7 54 36,0 79 52,7 7 4,7

Việc kiểm tra của cơ quan thuế làm ảnh hưởng đến tình hoạt động của DN

10 6,7 81 54,0 59 39,3 0 0,0 0 0,0

Nguồn : Kết quả khảo sát của tác giả, 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 68 - 74)