Tình hình chung về tài nguyên của tỉnh Kiên Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 46 - 47)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Tình hình chung về tài nguyên của tỉnh Kiên Giang

Kiên Giang có địa hình đa dạng, bờ biển dài, nhiều sơng núi và hải đảo, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, vị trí và điều kiện tự nhiên thuận lợi đã tạo cho tỉnh nhiều tiềm năng và lợi thế kinh tế phong phú, đa dạng như: kinh tế nông-lâm nghiệp, kinh tế biển, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông-thủy sản và du lịch; nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu. Ngồi ra, với vị thế là cửa ngõ ở phía tây nam thơng ra Vịnh Thái Lan, Kiên Giang cịn có tiềm năng lớn về kinh tế cửa khẩu, hàng hải và mậu dịch quốc tế.

Kiên Giang có 200km bờ biển với ngư trường khai thác thủy sản rộng 63.290km2. Biển Kiên Giang có 143 hịn đảo, với 105 hòn đảo nổi lớn, nhỏ, trong đó có 43 hịn đảo có dân cư sinh sống; nhiều cửa sông, kênh rạch đổ ra biển, tạo nguồn thức ăn tự nhiên phong phú cung cấp cho các loài hải sản cư trú và sinh sản, là ngư trường khai thác trọng điểm của cả nước. Theo điều tra của Viện Nghiên cứu Biển Việt Nam, vùng biển ở đây có trữ lượng cá, tơm khoảng 500.000 tấn, trong đó vùng ven bờ có độ sâu 20-50m có trữ lượng chiếm 56% và trữ lượng cá tôm ở tầng nổi chiếm 51,5%, khả năng khai thác cho phép bằng 44% trữ lượng, tức là hàng năm có thể khai thác trên 200.000 tấn; bên cạnh đó cịn có mực, hải sâm, bào ngư, trai ngọc, sò huyết,... với trữ lượng lớn, điều kiện khai thác thuận lợi. Ngoài ra, tỉnh đã và đang thực hiện dự án đánh bắt xa bờ tại vùng biển Đơng Nam bộ có trữ lượng trên 611.000 tấn với sản lượng cho phép khai thác 243.660 tấn chiếm 40% trữ lượng.

Bên cạnh đó thể nói Kiên Giang là tỉnh có nguồn khống sản dồi dào bậc nhất ở vùng đồng bằng sơng Cửu Long. Thăm dị điều tra địa chất tuy chưa đầy đủ nhưng đã xác định được 152 điểm quặng và mỏ của 23 loại khống sản thuộc các nhóm như: nhóm nhiên liệu (than bùn), nhóm khơng kim loại (đá vơi, đá xây dựng, đất sét…), nhóm kim loại (sắt, laterit sắt…), nhóm đá bán quý (huyền thạch anh - opal…), trong đó chiếm chủ yếu là khống sản khơng kim loại dùng sản xuất vật liệu xây dựng, xi măng. Theo điều tra của Liên đoàn Địa chất, trữ lượng đá vôi trên địa bàn tỉnh khoảng hơn 440 triệu tấn. Theo quy họach của tỉnh, trữ lượng đá vôi cho khai thác sản xuất vật liệu xây dựng là 255 triệu tấn, đảm bảo đủ nguyên liệu cho các nhà máy xi măng, với công suất 3 triệu tấn/năm trong thời gian khoảng 50 năm.

Tuy nhiên việc quản lý khai thác tài nguyên trong tỉnh những năm qua đã bộc lộ khơng ít những tồn tại hạn chế. Khống sản khai thác chưa có cơ sở chế biến sâu để trở thành sản phẩm có giá trị cao mà chủ yếu xuất khẩu dưới dạng thô. Thu ngân sách nhà nước từ hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh chưa tương xứng với sản lượng thực tế khai thác; nói cách khác là cịn thất thu về khoản thu này, hay hiệu quả quản lý thu từ nguồn thu này cịn thấp. Cơng tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn trong việc quản lý khoáng sản chưa đồng bộ, chưa chặt chẽ dẫn tới hiệu quả quản lý hạn chế, hiện tượng trốn lậu thuế, phí - lệ phí diễn ra phổ biên gây thất thu ngân sách. Tình hình ơ nhiễm mơi trường và gây thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp của nhân dân tại những nơi có mỏ khai thác khống sản đến nay là vấn đề nóng bỏng cần phải được giải quyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 46 - 47)