7. Kết cấu của luận văn
1.2. Quản lý thuế tài nguyên
1.2.2.5. Công tác thanh tra thuế
Mục đích tạo sự thống nhất trong việc thực hiện cơng tác thanh tra trong tồn ngành thuế nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân có hành vi gian lận, trốn thuế. Phòng Thanh tra thuế xử lý nghiệp vụ về thuế đối với các hành vi vi phạm có mức độ nghiêm trọng và phức tạp hơn là kiểm tra thuế.
Bước cơng việc đầu tiên của quy trình thanh tra đó là lập kế hoạch thanh tra năm: dựa trên nguồn thông tin thu thập, khai thác được từ nội bộ ngành thuế
và các cơ quan khác có liên quan, cơ quan thuế tiến hành đánh giá, phân tích để lựa chọn đối tượng lập kế hoạch thanh tra, sau đó trình duyệt kế hoạch thanh tra năm, có điều chỉnh bổ sung theo thực tế cơng tác quản lý.
Tổ chức thanh tra tại trụ sở NNT: tuân theo các bước tuần tự theo quy định về chuẩn bị thanh tra, công bố quyết định thanh tra, phân công công việc và lập nhật ký thanh tra; thực hiện thanh tra theo các nội dung có trong quyết định thanh tra; thay đổi, bổ sung nội dung thanh tra hoặc gia hạn thời gian thanh tra; lập biên bản thanh tra, công bố công khai biên bản thanh tra.
Xử lý kết quả sau thanh tra thuế: sau khi kết thúc thanh tra thuế tại trụ sở NNT, Trưởng đoàn thanh tra phải tập hợp hồ sơ trình thủ trưởng cơ quan Thuế để có cơ sở xử lý vi phạm pháp luật về thuế tương ứng với mức độ vi phạm và thẩm quyền xử lý vi phạm.
Công tác tổng hợp báo cáo và lưu giữ tài liệu thanh tra thuế: được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả công tác thanh tra thuế cũng như có cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý và thanh kiểm tra nội bộ khi cần.