Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, chuyên gia hoạch định chính sách,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 90 - 110)

7. Kết cấu của luận văn

3.1. Quan điểm, phương hướng, mục tiêu, trong công tácquản lý thuế tà

3.1.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, chuyên gia hoạch định chính sách,

Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra các đơn vị khai thác tài nguyên ngay từ khi thực hiện khai thác và kê khai với cơ quan thuế; Cải cách hành chính ứng dụng cơng nghệ quản lý tiên tiến, hiện đại hoá trang thiết bị quản lý thu thuế.

3.1.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, chuyên gia hoạch định chính sách, thực hiện chính sách thực hiện chính sách

Đào tạo đội ngũ chuyên gia hoạch định chính sách chuyên nghiệp, mỗi cán bộ nghiên cứu đảm nhiệm một lĩnh vực thuế nhất định; Đào tạo đội ngũ cán bộ ngành thuế có năng lực chun mơn, trình độ nghiệp vụ cao đáp ứng được yêu cầu quản lý thuế hiện đại; Tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ cán bộ làm công tác hoạch định chính sách và đội ngũ cán bộ thuế đảm bảo thu hút được cán bộ giỏi nhiệt tình với cơng việc...Có nghĩa là, ngành thuế cần xét tuyển, các sinh viên tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại khá giỏi ở những ngành nào, trường nào thì được tuyển thẳng khơng cần qua thi tuyển. Hoặc tất cả sinh viên khi tốt nghiệp đại học tiếp tục theo học sau đại học có bằng thạc sỹ thuộc các lĩnh vực chuyên ngành kinh tế cũng được tuyển thẳng vào ngành.

Tuyên truyền, giáo dục toàn dân nâng cao nhận thức trong việc thực thi chính sách thuế tài nguyên. Đối với người nộp thuế còn phải thường xuyên tổ chức tập huấn, đối thoại trực tiếp, gián tiếp mỗi khi chính sách sửa đổi bổ sung để người nộp thuế thực thi chính sách kịp thời theo quy định của pháp luật thuế.

3.1.3. Mục tiêu

3.1.3.1. Đảm bảo số thu thuế tài nguyên nộp vào NSNN

Mục tiêu chính trị trước tiên của cơng tác quản lý thuế tài ngun chính là đảm bảo nguồn thu thuế tài ngun trên địa bàn, hồn thành dự tốn pháp lệnh giao về thuế tài nguyên.

Quản lý chặt chẽ kịp thời nguồn thu ngân sách nhà nước từ hoạt động khoáng sản bao gồm: Thuế theo quy định của pháp luật về thuế (thuế tài nguyên); Phí, lệ phí theo quy định của pháp luật (Phí bảo vệ mơi trường); Tiền cấp quyền khai thác khống sản.

3.1.3.2. Góp phần bảo vệ, khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

Quản lý bảo vệ khai thác tài nguyên khoáng sản để sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả phục vụ cho phát triển bền vững kinh tế, an ninh quốc phòng là vấn đề hết sức quan trọng cả trước mắt và l âu dài. Khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên đúng về tính chất tài nguyên, đúng về mục đích khai thác và sử dụng, đúng về quy hoạch phát triển, để đảm bảo nền kinh tế phát triển bền vững.

3.2. Giải pháp tăng cường quản lý thuế tài nguyên tại tỉnh Kiên Giang

3.2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế về chính sách thuế tài nguyên

- Tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống giáo dục và dưới nhiều hình thức phong phú khác như tuyên truyền qua tờ rơi, ấn phẩm, pano, áp phích; tun truyền qua trang thơng tin điện tử và các trang mạng khác; tổ chức tập huấn, đối thoại với NNT khi có các thay đổi về chính sách thuế hoặc có nhiều vướng mắc về chính sách, thủ tục hành chính thuế; xây dựng và cấp phát tài liệu hỗ trợ NNT; giải đáp vướng mắc về thuế cho NNT. tổ chức các cuộc họp chuyên đề về công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT; khảo sát, thăm dò ý kiến về nhu cầu hỗ trợ của NNT, nhằm làm cho mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội nói chung và tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên hiểu rõ bản chất tốt đẹp của thuế, tiền thuế là của dân, do dân đóng góp và được

sử dụng vì lợi ích của nhân dân; tiền thuế khơng chỉ là lợi ích Nhà nước mà chủ yếu là lợi ích của cộng đồng.

- Tăng cường tuyên truyền Luật khoáng sản, Luật bảo vệ Môi trường, Luật thuế tài nguyên và các văn bản chính sách pháp luật thuế hiện hành.

- Lập kế hoạch tuyên truyền, hỗ trợ NNT, kế hoạch được lập phải đảm bảo tính kịp thời, hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương, đảm bảo tính cân đối giữa nhu cầu cần hỗ trợ của NNT với nguồn nhân lực, cơ sở vật chất của cơ quan thuế; hướng tới mục tiêu chung của toàn ngành thuế.

- Định kỳ đánh giá công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT để có cái nhìn tổng qt về hiệu quả công tác tuyên truyền hỗ trợ, đưa ra những tồn tại, nguyên nhân, biện pháp khắc phục và đề ra phương hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT.

- Giảm bớt các thủ tục hành chính trong cơng tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT, tiếp nhận và trả kết quả theo quy chế “một cửa”, nhằm giúp đỡ NNT giảm bớt các thủ tục hành chính trong q trình thực hiện nghĩa vụ thuế, đồng thời tạo cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban chức năng ở cơ quan thuế.

3.2.2. Tăng cường quản lý thuế tài nguyên, nâng cao ý thức chấp hành chính sách pháp luật cho NNT

Thực hiện chuyên sâu về công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế cần đào tạo cán bộ giỏi về nghiệp vụ, có năng khiếu giao tiếp và truyền đạt. Cán bộ tuyên truyền giỏi có tác động quan trọng trong việc thực thi chính sách của người nộp thuế.

Tổ chức “Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp” ở Cục Thuế và các Chi cục Thuế để lắng nghe ý kiến NNT, đồng thời trả lời vướng mắc về thủ tục, chính sách thuế tài nguyên của NNT kịp thời, đúng hạn, tháo gỡ khó khăn vướng mắc về thuế cho các đơn vị trên địa bàn tỉnh, góp phần cải thiện mơi trường đầu tư và nâng cao hiệu lực quản lý thuế tài nguyên.

Tiếp tục đổi mới và hiện đại hoá công tác công tác thi đua tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách thuế tài nguyên, để các quy định về thuế tài

nguyên được phổ biến sâu rộng tới NNT, để NNT có mối liên hệ gần gũi hơn với cơ quan thuế, tăng hiệu quả cơng tác hỗ trợ NNT.

Có chính sách Biểu dương kịp thời các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ thuế tài nguyên với Nhà nước, đồng thời phê phán các đối tượng có hành vi gian lận hoặc trốn thuế tài nguyên.

Chủ động phối hợp với các cơ quan thông tin tuyên truyền để đưa ra các hình thức tun truyền phù hợp; đưa các chính sách, pháp luật thuế tài nguyên mới, đặc biệt là các văn bản chính sách thuế sửa đổi, bổ sung có hiệu lực từ thời điểm thực hiện tuyên truyền đến được với NNT.

Tăng cường công tác quản lý kê khai thuế, kiểm tra chặt chẽ hồ sơ khai thuế, xử lý kịp thời các hồ sơ lỗi, sai số học, thực hiện kiểm soát tốt việc kê khai đăng ký thuế. Tăng cường kiểm tra rà sốt tình hình kê khai thuế của các tổ chức, cá nhân, đảm bảo người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn, nâng cao chất lượng kê khai, phát hiện kịp thời các trường hợp kê khai không đúng, không đủ số thuế phải nộp để có các biện pháp chấn chỉnh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Tăng chất lượng của cơng tác Kế tốn và Thống kê thuế để kịp thời phát hiện và xử lý thừa, thiếu thuế trên sổ thuế, đồng thời cung cấp thơng tin chính xác, kịp thời về kết quả thu nộp thuế phục vụ cho cơng tác phân tích đánh giá chỉ đạo cơng tác thu thuế của đơn vị.

Xây dựng ứng dụng riêng để thường xuyên cập nhật kiểm soát các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh và đang hoạt động khai thác tài nguyên nhằm theo dõi giám sát chính xác, đầy đủ việc kê khai nộp thuế của các đơn vị khai thác tài nguyên, phục vụ công tác lãnh chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh và công tác quản lý thuế của ngành.

Tăng cường công tác quản lý nợ thuế

- Chỉ đạo thực hiện tốt quy trình Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; Phân loại nợ thuế trong đó có thuế tài ngun, phân tích tình trạng nợ, tình hình tài chính của doanh nghiệp; Cương quyết áp dụng các biện pháp xử lý và cưỡng chế

nợ thuế đối với các doanh nghiệp cố tình chây ỳ nộp thuế, phấn đấu giảm tỷ lệ nợ đọng thuế, đưa tỷ lệ nợ đọng thuế của tỉnh xuống dưới bình quân của ngành thuế, đặc biệt là giảm tỷ lệ nợ thuế tài nguyên và hoàn thành các chỉ tiêu thu nợ thuế mà Tổng cục thuế giao.

- Tăng cường công tác phối hợp giữa bộ phận Quản lý nợ với các phòng, bộ phận chức năng trong việc việc rà soát, đối chiếu, điều chỉnh nợ thuế tài nguyên để xử lý kịp thời các khoản nợ ảo, đảm bảo số liệu nợ thuế tài nguyên theo dõi nợ trên ứng dựng của cơ quan thuế thống nhất với người nộp thuế.

- Thực hiện các biện pháp xử lý nợ thuế tài nguyên: khoanh nợ, giãn nợ, xoá nợ theo quy định của luật Quản lý thuế và hướng dẫn của Bộ tài chính và Tổng cục thuế.

- Triển khai các biện pháp đồng bộ trong việc phân tích, đơn đốc thu nợ và xử lý nợ thuế tài nguyên, lấy kết quả thu nợ hàng tháng, quí và cả năm trước làm chỉ tiêu xét thi đua cả năm nay đối với các đơn vị nhận kế hoạch thu và chỉ tiêu thu nợ thuế tài nguyên.

- Chỉ đạo, kiểm tra và hướng dẫn các Chi cục Thuế trong công tác Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế tài nguyên; xây dựng và kiện toàn tổ chức Đội quản lý Nợ tại các Chi cục Thuế huyện, thành phố.

- Mạnh dạn đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh giải pháp cưỡng chế nợ bằng hình thức thu hồi giấy phép khai thác tài nguyên đối với các đơn vị trây ỳ nợ thuế tài nguyên.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra

- Thanh tra, kiểm tra có tác động ảnh hưởng và liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhằm đánh giá, điều chỉnh mọi hoạt động của các bộ phận cấp dưới khi thực hiện nhiệm vụ được giao cũng như việc chấp hành chính sách pháp luật thuế của người nộp thuế. Mục đích của thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện kịp thời những sai sót, tìm ra ngun nhân và biện pháp sửa chữa kịp thời những sai sót đó. Thanh tra, kiểm tra là tai mắt của quản lý. Vì vậy cơng tác thanh tra, kiểm tra là việc làm thường xuyên, linh hoạt và dưới nhiều hình thức. Khi tiến hành

thanh tra, kiểm tra cần phải thận trọng, kín đáo và khơng được làm ảnh hưởng hay cản trở đến công việc thường xuyên của đối tượng được thanh tra, kiểm tra.

- Thanh tra, kiểm tra thuế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và quan trọng của công tác quản lý thuế. Lịch sử phát triển của công tác quản lý thuế tại các nước trên thế giới đã chứng minh chức năng thanh tra thuế là tất yếu và là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của cơ quan thuế để bảo đảm chính sách thuế được thi hành nghiêm túc.

- Thực tế cho thấy, thanh tra, kiểm tra thuế nhằm phát hiện kịp thời những hành vi vi phạm về chính sách pháp luật thuế (đăng ký, kê khai, nộp thuế không đúng thời gian quy định; xác định và tính khơng đúng số thuế phải nộp, số thuế được miễn, giảm,...) để có biện pháp nhắc nhở giáo dục, ngăn chặn và xử phạt vi phạm pháp luật thuế đối với những trường hợp cố ý gian lận về thuế dưới mọi hình thức. Trong giai đoạn mới cơng tác thanh tra, kiểm tra thuế cần tập chung đổi mới như sau:

- Thường xuyên củng cố công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với các đối tượng là người nộp thuế của hệ thống hiện hành: tập trung vào các biện pháp chống thất thu NSNN theo đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế nhằm đảm bảo cơ quan thuế quản lý đủ người nộp thuế và đối tượng chịu thuế; tính đúng tiền thuế phải nộp vào NSNN.

- Thanh tra, kiểm tra theo hướng rủi ro, gắn trách nhiệm của người nộp thuế tự chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc tự tính, tự khai, tự nộp thuế vào NSNN. Phân loại đối tượng để thanh tra, kiểm tra; tập trung thanh tra, kiểm tra các đối tượng có nhiều rủi ro về thuế hoặc thiếu độ tín nhiệm, thường xuyên gian lận về thuế. Các đối tượng tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế thì có thể 5 năm mới thanh tra tồn diện một lần. Nói cách khác là xây dựng và thực hiện công tác thanh tra dựa trên phân tích, đánh giá quản lý rủi ro.

- Xây dựng và triển khai thực hiện các kỹ năng thanh tra, kiểm tra thuế đối với từng trường hợp (thu thập thông tin, đánh giá rủi ro, lập hồ sơ thanh tra, lập chứng cứ, đánh giá sau thanh tra, kiểm tra,...): nâng cao việc sử dụng thông tin

kinh tế ngành trong thanh tra thuế; xây dựng và triển khai thực hiện các kỹ năng kiểm tra phân tích thơng tin trên báo cáo tài chính và quyết tốn thuế của doanh nghiệp tại cơ quan thuế trước khi tiến hành thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế.

- Phát triển các chương trình thanh tra đặc biệt theo chuyên ngành và theo từng lĩnh vực; xây dựng và thực hiện chương trình, biện pháp thanh tra, kiểm tra chống thất thu NSNN đối với các doanh nghiệp có quy mô sản xuất kinh doanh và nộp NSNN lớn, số thuế của các doanh nghiệp này rất có ý nghĩa đối với thu ngân sách của địa phương.

- Nghiên cứu và xây dựng đề án triển khai điều tra thuế, trong đó chú ý mơ hình và phương pháp điều tra đối với các trường hợp gian lận, trốn thuế, phối hợp trong q trình điều tra thuế với chính quyền địa phương các cấp và các ban ngành khác như: Cơng an, Tồ án,…

- Xây dựng chương trình ứng dụng trên máy tính nhằm hỗ trợ và phục vụ cho công tác kiểm tra, thanh tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế.

- Tăng cường chế độ trách nhiệm cho cán bộ làm công tác kiểm tra, thanh tra thuế. Cán bộ thuế khi thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế nếu cố tình phối hợp với người nộp thuế che giấu vi phạm của người nộp thuế để phục vụ lợi ích cá nhân và làm thất thu NSNN, phải bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật và Pháp lệnh cán bộ công chức.

- Về kỹ thuật thanh tra, kiểm tra: có thanh tra, kiểm tra theo phương pháp truyền thống và thanh tra, kiểm tra dựa trên cơ sở phân tích rủi ro (hiện nay các nước tiến tiến đang áp dụng).

3.2.3. Tăng cường công tác đào tạo và phân công cán bộ quản lý thuế tài nguyên

Cơ quan thuế các cấp cần phải phân công cán bộ quản lý đúng người, đúng việc, dựa theo năng lực sở trường của mỗi cán bộ thuế trong đơn vị mạnh ở điểm nào, yếu ở điểm nào để bố trí cơng việc cho hợp lý. Nghĩa là phân công phải xuất phát từ u cầu của cơng việc để tìm người, tránh tình trạng căn cứ vào

lượng người để bố trí vào các cơng việc gây ra sự chồng chéo trong quản lý thuế ở cơ quan thuế các cấp.

Lập phương án bổ sung nhân lực cho cơ quan thuế, đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng, đề xuất tăng chỉ tiêu tuyển dụng mới cán bộ có chất lượng với Tổng Cục thuế.

Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ quản lý thuế cho đội ngũ cán bộ, công chức thuế nhằm nâng cao trình độ, năng lực quản lý thuế tài nguyên cho cán bộ, cơng chức; Phối hợp với các phịng ban chức năng xây dựng kế hoạch, tự bồi dưỡng, tập huấn, tập trung chủ yếu vào các kỹ năng, kiến thức quản lý thuế cho các cán bộ thuế, với mục tiêu phát huy có hiệu quả nguồn nhân lực trong toàn ngành.

Xây dựng đội ngũ cán bộ thuế theo hướng chun mơn hố, chun sâu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 90 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)