Hàm ý làm tăng lòng trung thành khách hàng qua sự hỗ trợ lẫn nhau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của marketing quan hệ đến lòng trung thành khách hàng , nghiên cứu trong lĩnh vực tôm giống tại thị trường tỉnh phú yên (Trang 74 - 76)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

5.2. Một số hàm ý cho cơ quan quản lý và doanh nghiệp

5.2.2.1. Hàm ý làm tăng lòng trung thành khách hàng qua sự hỗ trợ lẫn nhau

Bảng 5.1. Giá trị trung bình các biến quan sát thang đo sự hỗ trợ lẫn nhau Biến quan sát Các phát biểu Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

RE1 Anh/Chị thường đề cập đến việc ủng hộ

Công ty X 3.6868 0.90245

RE2 Anh/Chị và Công ty X giữ lời hứa với nhau

trong bất kỳ tình huống nào 3.5849 0.93408

RE3

Cơng ty X hỗ trợ Anh/Chị khi Anh/Chị gặp khó khăn, sau đó anh chị đền đáp lại với sự chân thành

3.8302 0.87334

RE4 Anh/Chị và Công ty X thành công nhờ sự

hỗ trợ lẫn nhau 3.7283 0.89704

(Nguồn: Xử lý của tác giả từ số liệu điều tra)

Theo Sin (2005), việc đo lường RM định kỳ có thể giúp nhà quản lý theo dõi sự thay đổi theo thời gian. Các thành phần RM có thể giúp doanh nghiệp phục vụ nhu cầu đào tạo bằng cách phát triển các chương trình đào tạo phù hợp giúp nâng cao sự hiểu biết của nhân viên về các hoạt động liên quan đến phát triển mối quan hệ với khách hàng. Các doanh nghiệp có thể sử dụng để phát triển các chiến lược

tiếp thị hợp lý, hiệu quả và thiết lập các chính sách cho doanh nghiệp để phát triển. Doanh nghiệp cần xem RM như một quy trình kinh doanh cần thiết và quan trọng hơn xem là một gánh nặng cho các nhân viên.

Thông qua kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của RM đến lòng trung thành của khách hàng trong lĩnh vực tôm giống. Khách hàng đánh giá yếu tố sự hỗ trợ lẫn nhau là cao nhất (hệ số Beta là 0.264). Điều này cho thấy trong lĩnh vực với nhiều rủi ro thì sự hỗ trợ lẫn nhau khi khó khăn là rất quan trọng. Kinh doanh dường như tách bạch nhau nhưng nó là mối quan hệ tác động qua lại giữa người mua và người bán có quan hệ mật thiết, tác động lẫn nhau trong quá trình phát triển. Theo cách tiếp cận hướng quan hệ thì cả hai bên người mua và người bán ngồi các thỏa hiệp chính trong hợp đồng cịn có sự hỗ trợ lẫn nhau rộng hơn và lâu dài hơn, cả hai bên phải gần như là một tổ chức bằng cách tạo nên các cầu nối cho các đơn vị trực thuộc cả hai bên để hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động mà cả hai bên có mục tiêu chung và cùng lợi ích lâu dài nhằm sáng tạo nên giá trị mới bền vững hơn

Với đặc điểm phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và giá biến động liên tục theo ngày nên các trang trại thường gặp bị động trong việc huy động vốn để tái sản xuất kinh doanh. Vì vậy các doanh nghiệp nên có chính sách hỗ trợ các trang trại khi gặp khó khăn và chính sách thanh tốn linh hoạt khi mua hàng, đặc biệt là đối với các khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp để tạo mối quan hệ gần gũi và giành được lòng trung thành của khách hàng.

Điều này cũng sẽ có lợi cho doanh nghiệp vì các doanh nghiệp phải đối mặt với khó khăn và thách thức rất lớn về tồn kho, dự báo sản xuất. Vì vậy kết quả nghiên cứu này cũng hàm ý là một khi doanh nghiệp đã hỗ trợ người ni lúc khó khăn và đạt được lòng trung thành khách hàng thì ngược lại người nuôi cũng rất nhiệt tình ủng hộ lại doanh nghiệp, giải quyết lượng hàng tồn kho, giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, lưu kho và tiêu hủy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của marketing quan hệ đến lòng trung thành khách hàng , nghiên cứu trong lĩnh vực tôm giống tại thị trường tỉnh phú yên (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)