Khái niệm lợi thế cạnh tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến lợi thế cạnh tranh doanh nghiệp, trường hợp doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất vừa và nhỏ tại thành phố hồ chí minh (Trang 35 - 37)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1 Văn hóa doanh nghiệp

2.2.1 Khái niệm lợi thế cạnh tranh

Trong Giáo trình quản trị chiến lược của PGS.TS Lê Thế Giới, TS. Nguyễn Thanh Liêm, Th.S Trần Hữu Hải (2009) thì có bốn yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh là: hiệu quả, chất lượng, sự cải tiến và sự đáp ứng khách hàng. Chúng là những khối chung của lợi thế cạnh tranh mà một doanh nghiệp có thể làm theo, bất kể doanh nghiệp đó ở trong ngành nào, cung cấp sản phẩm/dịch vụ gì. Mặc dù chúng ta có thể nghiên cứu từng khối tách biệt nhau ở những phần dưới đây, song cần lưu ý rằng, giữa chúng có sự tương tác lẫn nhau rất mạnh.

Hình 2.3: Các khối cơ bản tạo lợi thế cạnh tranh

(Nguồn: Quản trị chiến lược, 2009)

Mỗi yếu tố đều có sự ảnh hưởng đến việc tạo ra sự khác biệt. Bốn yếu tố này sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra giá trị cao hơn thông qua việc hạ thấp chi phí hay tạo sự khác biệt về sản phẩm so với các đối thủ. Từ đó, doanh nghiệp có thể làm tốt hơn đối thủ và có lợi thế cạnh tranh.

Theo Porter (1980), lợi thế cạnh tranh (theo đó là lợi nhuận cao hơn) đến với các doanh nghiệp nào có thể tạo ra giá trị vượt trội. Và cách thức để tạo ra giá trị vượt trội là hướng đến việc giảm thấp chi phí kinh doanh và/hoặc tạo khác biệt sản phẩm vì thế khách hàng đánh giá nó cao hơn và sẵn lịng trả một mức giá tăng thêm. Hai yếu tố cơ bản hình thành tỷ lệ lợi nhuận của một doanh nghiệp, và do đó biểu thị nó có lợi thế cạnh tranh hay khơng, đó là: lượng giá trị mà các khách hàng cảm nhận về hàng hoá hay dịch vụ của doanh nghiệp, và chi phí sản xuất của nó.

Giá trị cảm nhận của khách hàng là sự lưu giữ trong tâm trí của họ về những gì mà họ cảm thấy thỏa mãn từ sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp. Nói chung, giá trị mà khách hàng cảm nhận và đánh giá về sản phẩm của doanh nghiệp thường cao hơn giá mà doanh nghiệp có thể địi hỏi về các sản phẩm, dịch vụ của mình.

Nâng cao chất lượng

Nâng cao hiệu quả

các hoạt động Đổi mới

Nâng cao sự thỏa mãn khách hàng

LỢI THẾ CẠNH TRANH:

- Chi phí thấp

Theo các nhà kinh tế, phần cao hơn đó chính là thặng dư người tiêu dùng mà khách hàng có thể giành được. Cạnh tranh giành giật khách hàng giữa các doanh nghiệp đã giúp khách hàng nhận được phần thặng dư này. Cạnh tranh càng mạnh phần thặng dư người tiêu dùng càng lớn. Hơn nữa, doanh nghiệp không thể phân đoạn thị trường chi tiết đến mức mà nó có thể địi hỏi mỗi khách hàng một mức giá phản ánh đúng đắn những cảm nhận riêng của họ về giá trị sản phẩm - điều mà các nhà kinh tế gọi là sự bảo lưu giá của khách hàng. Hai lý do này khiến doanh nghiệp chỉ có thể địi hỏi mức giá thấp hơn giá trị mà khách hàng cảm nhận và đánh giá về sản phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến lợi thế cạnh tranh doanh nghiệp, trường hợp doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất vừa và nhỏ tại thành phố hồ chí minh (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)