CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.2.2 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh:
Nhiều nhà kinh tế học đưa ra các tiêu chí đánh giá năng lực canh tranh của doanh nghiệp khác nhau. Chúng ta có thể đưa ra đây ba nhóm tác giả tiêu biểu sau:
- Theo Goldsmith và Clutterbuck (1997): có 3 tiêu chí đo lường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là: tăng trưởng tài sản vốn, doanh số và lợi nhuận trong 10 năm liên tục; sự nổi tiếng trong ngành như là một công ty dẫn đầu; sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng.
- Theo Baker và Hart (2007): có 4 tiêu chí để xác định năng lực cạnh tranh là: tỷ suất lợi nhuận, thị phần, tăng trưởng xuất khẩu và qui mô.
- Theo Peters và Waterman (1982): có 7 tiêu chí để đo lường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gồm: 3 tiêu chí đo lường mức độ tăng trưởng và tài sản dài hạn được tạo ra trong vòng 20 năm là: doanh thu, lợi nhuận và tổng tài sản; 3 tiêu chí khác đo lường khả năng hồn vốn và tiêu thụ sản phẩm là: thời gian hoàn vốn, thị phần và tỷ trọng xuất khẩu; tiêu chí cuối cùng là đánh giá lịch sử đổi mới của công ty.
- Theo Rudolf Grunig và Richard Kuhn (2002): có 03 nhóm tiêu chí để đánh giá lợi thế cạnh tranh trên 03 cấp độ của doanh nghiệp đó là :
+ Nguồn lực: đất và nhà, tài sản, sức mạnh tài chính, cấu trúc và quá trình, quyền sáng chế và giấy phép, tên công ty và nhãn hiệu, năng lực tiếp thị và bán hàng, năng lực sản xuất và nguồn nguyên liệu, năng lực nghiên cứu và phát
triển, sức mạnh của sáng tạo, năng lực kiểm sốt và chi phí chất lượng, năng lực quản lý, sự linh hoạt và khả năng thay đổi.
+ Phối thức thị trường: phạm vi chủng loại sản phẩm, sự phong phú của nhóm sản phẩm, chất lượng sản phẩm, giá, các dịch vụ bổ xung, tốc độ xử lý đơn hàng.
+ Vị thế thị trường: Thị phần, thay đổi thị phần, hình ảnh cơng ty, khả năng thu lợi.
Nhìn chung, các cách đánh giá khác nhau cũng đều xoay quanh các tiêu chí: thị phần, doanh thu, lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận, tài sản và tài sản vơ hình, phương pháp quản lý, uy tín của doanh nghiệp, tỉ lệ đội ngũ quản lý có trình độ cao và lực lượng công nhân lành nghề, vấn đề bảo vệ môi trường,…Những yếu tố đó tạo cho doanh nghiệp khả năng khai thác mọi hoạt động, tiềm năng với hiệu suất cao hơn đối thủ.