CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3 Xây dựng bảng câu hỏi
Như đã giới thiệu ở phần cơ sở lý thuyết và sau khi thảo luận nhóm, mơ hình nghiên cứu đo lường ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến lợi thế cạnh tranh với 30 biến quan sát và 6 giả thuyết. Tất cả các thang đo được xây dựng theo hình thức đo lường của Rennis Likert, đo đạc theo năm bậc, theo đó bậc 1 tương ứng với mức độ hồn tồn khơng đồng ý và bậc 5 tương ứng với mức độ hoàn toàn đồng ý.
3.3.1. Thang đo về văn hóa doanh nghiệp:
- Thang do về văn hóa doanh nghiệp dựa theo phương pháp đánh giá văn hóa doanh nghiệp qua bảng khảo sát bằng công cụ OCAI [Phụ lục 1] của Cameron, Kim S. and Quinn, Robert E., (2006)
Thang đo về văn hóa doanh nghiệp gồm 6 thành phần được thể hiện thông qua các biến quan sát sau:
+ Đặc điểm nổi trội: ký hiệu DC, gồm 4 biến quan sát:
DC1: Tại nơi làm việc mọi người chia sẻ và quan tâm lẫn nhau; DC2: Môi trường làm việc năng động và nhiều thử thách; DC3: Doanh nghiệp ln đề cao tính hiệu quả của cơng việc;
DC4: Môi trường làm việc được tổ chức và kiểm sốt bằng hệ thống các quy trình;
+ Phong cách lãnh đạo: ký hiệu OL, gồm 6 biến quan sát
OL1: Ban lãnh đạo là những người có kinh nghiệm và hỗ trợ trong cơng việc;
OL2: Lãnh đạo doanh nghiệp ln có sự đổi mới và chấp nhận rủi ro;
OL3: Lãnh đạo doanh nghiệp luôn kiên quyết và tập trung vào kết quả công việc;
OL4: Ban lãnh đạo là những người tổ chức và phối hợp trong công việc; + Cách thức quản lý nhân viên: ký hiệu ME, gồm 6 biến quan sát
ME1: Cách thức quản lý nhân viên khuyến khích thể hiện tinh thần đồng đội và sẵn sàng vì mục tiêu chung của doanh nghiệp;
ME2: Cách thức quản lý nhân viên khuyến khích thể hiện sự sáng tạo, tự do và độc đáo của mỗi cá nhân;
ME3: Cách thức quản lý nhân viên hướng đến sự cạnh tranh quyết liệt và yêu cầu công việc cao;
ME4: Cách thức quản lý nhân viên hướng đến sự tuân thủ và bảo đảm tính ổn định trong cơng việc và các mối quan hệ;
+ Chất keo gắn kết: ký hiệu OG, gồm 6 biến quan sát
OG1: Mọi người trong doanh nghiệp gắn kết bằng sự trung thành và tin tưởng lẫn nhau;
OG2: Sự sáng tạo và cải tiến là chất keo gắn kết mọi người trong doanh nghiệp;
OG3: Mọi người đều hướng đến việc lập thành tích và hồn thành mục tiêu; OG4: Mọi người trong doanh nghiệp gắn kết thơng qua các chính sách và quy tắc để duy trì hoạt động hiệu quả;
+ Điểm nhấn chiến lược: ký hiệu CE, gồm 6 biến quan sát
CE1: Phát triển con người là chiến lược trọng tâm của doanh nghiệp(tin tưởng, cởi mở và kiên định cùng doanh nghiệp);
CE2: Doanh nghiệp luôn chú trọng việc tiếp thu các nguồn lực mới và tạo ra nhiều thách thức;
CE3: Đạt được kết quả cao hơn mục tiêu đề ra và dẫn đầu thị trường cạnh tranh là chiến lược hàng đầu của doanh nghiệp;
CE4: Chiến lược chính của doanh nghiệp nhắm vào sự ổn định và lâu dài (hiệu suất, kiểm sốt và vận hành trơi chảy);
+ Tiêu chí thành cơng: ký hiệu CS, gồm 6 biến quan sát
CS1: Thành cơng của doanh nghiệp chính là sự phát triển nguồn nhân lực, sự hợp tác, cam kết và quan tâm của nhân viên;
thành công của doanh nghiệp;
CS3: Dẫn đầu thị trường và bỏ xa các đối thủ cạnh tranh thể hiện sự thành công của doanh nghiệp.
CS4: Thành công của doanh nghiệp dựa trên hiệu suất (tạo ra sự tin cậy, phối hợp nhịp nhàng và chi phí thấp).
3.3.2. Thang đo về lợi thế cạnh tranh
- Theo Rudolf Grunig và Richard Kuhn (2002) : có 03 nhóm tiêu chí để đánh giá lợi thế cạnh tranh trên 03 cấp độ của doanh nghiệp đó là : nguồn lực, phối thức thị trường và vị thế thị trường. Trong đó, nguồn lực là giá trị ẩn bên trong doanh nghiệp khó có thể đo lường một cách đầy đủ được, vị thế thị trường đó là kết quả của việc sử dụng nguồn lực thông qua kết quả của phối thức thị trường. Vì vậy, việc đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp muốn chính xác phải dựa vào phối thức thị trường với các tiêu chí : phạm vi chủng loại sản phẩm, sự phong phú của nhóm sản phẩm, chất lượng sản phẩm, giá, các dịch vụ bổ xung, tốc độ xử lý đơn hàng.
Như vậy, thang đo về lợi thế cạnh tranh theo các yếu tố phối thức thị trường của Rudolf Grunig và Richard Kuhn (2002) được tác giả sử dụng cho mơ hình nghiên cứu: ký hiệu CA, gồm 6 tiêu chuẩn đánh giá dựa theo các yếu tố của phối thức thị trường.
CA1 Theo Anh/Chị, doanh nghiệp đã mở rộng phạm vi chủng loại sản phẩm nhiều hơn so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành;
CA2 Theo Anh/Chị, doanh nghiệp đã tạo ra sự phong phú của nhóm sản phẩm hơn so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành;
CA3 Theo Anh/Chị, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành;
CA4 Theo Anh/Chị, giá sản phẩm của doanh nghiệp cạnh tranh hơn so với các đối thủ cùng ngành;
CA5 Theo Anh/Chị, dịch vụ bổ xung của doanh nghiệp hấp dẫn hơn so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành;
CA6 Theo Anh/Chị, tốc độ xử lý đơn hàng của doanh nghiệp nhanh hơn so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành;
3.3.3. Nghiên cứu sử dụng các thang đo
- Thang đo Likert 5 điểm (với lựa chọn số 1 là “Hồn tồn khơng đồng ý” đến 5 là “Hoàn toàn đồng ý”) được sử dụng để đo lường thang đo văn hóa doanh nghiệp và thang đo lợi thế cạnh tranh.
- Thang đo định danh và thang đo thứ bậc được sử dụng để đo lường các thơng tin đặc điểm đối tượng khảo sát: loại hình doanh nghiệp, giới tính, độ tuổi, vị trí cơng tác, thâm niên.