CHƯƠNG 5 : BÀN LUẬN VÀ KẾT LUẬN
5.1. Bàn luận về kết quả
5.1.1. Mối quan hệ trực tiếp giữa biến độc lập và biến phụ thuộc
Với mục tiêu nghiên cứu đặt ra là xác định mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo và mức độ vận dụng kế toán quản trị môi trường (EMA) tại các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM, cụ thể là phong cách lãnh đạo chuyển giao và chuyển đổi. Kết quả kiểm định giả thuyết trong mơ hình SEM cho thấy mối quan hệ này có ý nghĩa và đều có mối tương quan dương. Cụ thể:
Giả thuyết H1: Có mối tương quan dương giữa phong cách lãnh đạo chuyển đổi và mức độ vận dụng kế tốn quản trị mơi trường.
Kết quả được trình bày trong bảng 4.13 cho thấy mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo chuyển đổi và mức độ vận dụng EMA của các doanh nghiệp ở TP.HCM có ý nghĩa và có mối tương quan dương, do đó giả thuyết H1 được ủng hộ. Điều này có thể giải thích rằng mức độ vận dụng kế tốn quản trị mơi trường trong các doanh nghiệp có thể tăng lên khi nhà quản lý của họ có phong cách lãnh đạo chuyển đổi. Như đề cập đến trong mục 3.3.2.1 nhà quản lý với phong cách chuyển đổi hướng doanh nghiệp đến sự phát triển bền vững về môi trường (Egri and Herman, 2000), gắn nhận thức mơi trường với tầm nhìn doanh nghiệp (Portugal and Yukl, 1994), xem xét các yếu tố bên ngồi mơi trường kinh doanh và khía cạnh phát triển dài hạn
tham gia vào quá trình ra quyết định (Avolio, 2011), hỗ trợ cấp dưới trong việc ra quyết định liên quan đến sự đổi mới và thay đổi trong tổ chức (Gregoire et al., 2004). Chính sự hỗ trợ này là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp vận dụng kế tốn quản trị mơi trường trong hoạt động của doanh nghiệp (Kokubu and Nashioka, 2005; Phan et al., 2017; Trịnh Hiệp Thiện, 2010).
Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các nghiên cứu trước như (Egri and Herman, 2000) cho rằng những nhà lãnh đạo về môi trường là nhà quản lý với phong cách chuyển đổi, hay là mức độ sử dụng thơng tin kế tốn quản trị của nhà quản lý càng cao khi nhà quản lý có phong cách chuyển đổi càng cao (Nguyen, 2014).
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy mức độ vận dụng kế toán quản trị mơi trường càng cao khi nhà quản lý có phong cách chuyển đổi càng cao (hệ số beta = 0.39). Nhà quản lý với phong cách lãnh đạo chuyển đổi có nhiểu cam kết hơn về vấn đề mơi trường (Portugal and Yukl, 1994), chính sự cam kết đó là yếu tố quan trọng trong việc đánh giá và cải thiện các hoạt động quản lý môi trường và việc áp dụng EMA (Latan et al., 2018).
Giả thuyết H2: Có mối tương quan dương giữa phong cách lãnh đạo chuyển giao và mức độ vận dụng kế tốn quản trị mơi trường.
Kết quả được trình bày trong bảng 4.13 cho thấy mối tương quan dương giữa phong cách lãnh đạo chuyển đổi và mức độ vận dụng EMA của các doanh nghiệp, vì vậy giả thuyết H2 được ủng hộ. Như đã trình bày trong mục 3.3.2.2 nhà quản lý với phong cách lãnh đạo chuyển giao cũng sẽ hỗ trợ nhân viên hết mình, quan tâm cân nhắc đến từng nhân viên nhằm giúp đỡ họ hồn thành được nhiệm vụ của mình bằng các phần thưởng (Bass, 1990), điều này đã tạo động lực cho các nhà quản lý cấp dưới tìm kiếm và sử dụng thơng tin kế tốn quản trị nhiều hơn trong việc ra quyết định để cải thiện hiệu suất làm việc của mình nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức (Nguyen, 2014). Chính sự hỗ trợ và tạo điều kiện của nhà quản lý với phong cách chuyển giao có thể tác động tích cực đến việc sử dụng hệ thống kế tốn mơi trường trong doanh nghiệp (Zutshi and Sohal, 2004).
Kết quả với hệ số beta = 0.268 có thể giải thích rằng mức độ vận dụng kế tốn quản trị mơi trường trong các doanh nghiệp có thể tăng lên khi nhà quản lý của họ có phong cách lãnh đạo chuyển giao. Kết quả của tác giả phù hợp với nghiên cứu của Nguyen (2014) cho thấy phần thường từ nhà quản lý có thể làm tăng mức độ sử dụng thơng tin kế tốn quản trị nhiều hơn, tuy nhiên nghiên cứu của tác giả này chưa đi sâu vào việc tìm hiểu mối quan hệ giữa nhà quản lý với phong cách chuyển giao và việc sử dụng phần thưởng để làm tăng mức độ sử dụng thơng tin kế tốn quản trị. Bên cạnh đó, dựa vào mối tương quan dương giữa phong cách lãnh đạo chuyển giao và mức độ vận dụng EMA sẽ làm rõ hơn cho các nghiên cứu trước (Kokubu and Nashioka, 2005; Latan et al., 2018; Phan et al., 2017; Trịnh Hiệp Thiện, 2010) là nhà quản lý cấp cao với hành vi của phong cách lãnh đạo nào sẽ đem đến sự hỗ trợ nhiều hơn cho doanh nghiệp trong việc vận dụng kế tốn quản trị mơi trường.
5.1.2. Tác động của biến điều tiết đến mối quan hệ giữa biến độc lập và phụ thuộc thuộc
Nghiên cứu này khám phá ảnh hưởng của loại hình sở hữu đến mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo và mức độ vận dụng EMA của các doanh nghiệp ở TP.HCM thơng qua cơng cụ phân tích đa nhóm trong AMOS. Kết quả trình bày ở chương 4 sẽ được tác giả bàn luận chi tiết như sau:
Giả thuyết H3: Mối tương quan giữa phong cách lãnh đạo chuyển đổi và mức độ vận dụng EMA giữa các nhóm doanh nghiệp khác nhau do sự khác biệt về quyền sở hữu.
Kết quả tại mục 4.6.1 và phụ lục 6 cho thấy mơ hình bất biến được chọn, khơng có sự khác biệt giữa tác động của phong cách lãnh đạo chuyển đổi đến mức độ vận dụng EMA ở cả ba loại hình sở hữu là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài với hệ số beta như nhau. Do đó, giả thuyết H3 khơng được ủng hộ. Điều này cho thấy rằng các nhà quản lý với phong cách lãnh đạo chuyển đổi đều làm cho doanh nghiệp vận dụng kế tốn quản trị mơi trường nhiều hơn bất kể loại hình sở hữu. Lý do thích hợp để giải thích cho điều này có thể là do nền kinh tế TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung đang trong q trình chuyển tiếp, và hướng
sang chính sách tăng trưởng phát triển bền vững cho nên các doanh nghiệp phải đối mặt với một bối cảnh không chắc chắn và thay đổi, phải đối mặt với nhiều áp lực từ các bên liên quan, và do đó dù là loại hình sở hữu nào đi chăng nữa thì các doanh nghiệp vẫn phải chú trọng đến việc vừa đạt chỉ tiêu lợi nhuận vừa mang lại hiệu quả mơi tường, chính từ đó dẫn đến mức độ vận dụng kế tốn quản trị mơi trường ở các loại hình sở hữu là như nhau. Hơn nữa, kết quả này khá phù hợp với phát hiện trong nghiên cứu của Nguyen (2014) khi khám phá được rằng mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo chuyển đổi và mức độ sử dụng thơng tin kế tốn quản trị giữa ba loại hình sở hữu nhà nước, tư nhân và nước ngồi là khơng có sự khác biệt.
Giả thuyết H4: Mối tương quan giữa phong cách lãnh đạo chuyển giao và mức độ vận dụng EMA giữa các nhóm doanh nghiệp khác nhau do sự khác biệt về quyền sở hữu.
Kết quả phân tích mơ hình bất biến và khả biến trong mục 4.6.2 cho thấy mơ hình khả biến có ý nghĩa. Nói cách khác là phong cách lãnh đạo chuyển giao làm tăng mức độ vận dụng EMA có sự khác biệt giữa các loại hình sở hữu doanh nghiệp. Dựa vào hệ số beta và p-value trong phụ lục 7 có thể thấy:
Đối với loại hình doanh nghiệp nước ngồi với mức ý nghĩa p-value =0.000< 0.05 và hệ số beta = 0.256 cho thấy nhà quản lý với phong cách chuyển giao sẽ tác động đến mức độ vận dụng EMA mạnh hơn. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với lập luận rằng trong các doanh nghiệp nước ngồi thì nhà quản lý tích cực và dễ dàng hơn trong việc sử dụng phần thưởng (Le and Truong, 2005; Nguyễn Trần Hà Mi, 2015), để khuyến khích cấp dưới sử dụng thơng tin kế tốn quản trị nhiều hơn trong q trình ra quyết định (Nguyen, 2014).
Đối với loại hình doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, tác động của loại hình sở hữu đến mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo chuyển giao và mức độ vận dụng EMA khơng có ý nghĩa. Lý do thích hợp để giải thích cho điều này có thể là do (1) Trong loại hình doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, đặc biệt là nhà nước có thể vẫn cịn tồn tại cách thức quản lý truyền thống, việc khen thưởng vẫn còn phụ thuộc
vào nhiều quy định (Nguyễn Trần Hà Mi, 2015), (2) Thơng tin kế tốn quản trị tại các doanh nghiệp nhà nước không được sử dụng rộng rãi (Nguyen, 2014), (3) Số lượng mẫu các nhà quản lý trong doanh nghiệp nhà nước (n = 46) và doanh nghiệp tư nhân (n= 52) mà tác giả thu được nhỏ nên điều này có thể dẫn đến hạn chế trong kết quả.
5.1.3. Tác động của biến kiểm sốt quy mơ đến mức độ vận dụng EMA
Sau khi sử dụng phương sai ANOVA để kiểm định sự khác biệt mức độ vận dụng EMA giữa các doanh nghiệp có quy mơ khác nhau thì tác giả chưa có đủ cơ sở để đi đến kết luận này vì qua kiểm định thống kê Levene thì p-value <0.05, cho thấy phương sai giữa hai nhóm quy mô khác nhau. Những nghiên cứu trước như của Phan et al., 2017 cũng khơng tìm thấy mối tương quan giữa quy mơ tổ chức và mức độ sử dụng EMA. Ngoài ra, Christ and Burritt (2013) phát hiện rằng cơng ty có quy mơ lớn thì có nhiều cam kết về việc thực hiện EMA. Trong khi đó, Venturelli and Pilisi (2005) thơng qua phân tích trường hợp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhận thấy rằng các cơng ty này thường khơng có tác động đáng kể đến mơi trường và khơng thu được lợi ích đáng kể thơng qua việc vận dụng EMA để cải thiện khả năng tầm nhìn doanh nghiệp hoặc việc mở rộng thị phần.