Tổng hợp định nghĩa về lãnh đạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến mức độ vận dụng kế toán quản trị môi trường (EMA) trường hợp các doanh nghiệp trên địa bàn tp hồ chí minh (Trang 41 - 45)

Tác giả Định nghĩa

Hemphill and Coons (1957)

Lãnh đạo là hành vi của một cá nhân có ảnh hưởng đến các hoạt động của một nhóm người hướng tới mục tiêu chung

Burns (1978) Lãnh đạo là khi một cá nhân huy động cả thể chế, chính trị, tâm lý và các nguồn lực khác để khơi dậy, tham gia và thỏa mãn động lực làm việc của cấp dưới.

Richards and Engle (1986)

Lãnh đạo là có một tầm nhìn rõ ràng, thể hiện giá trị và tạo ra mơi trường mà mọi thứ có thể đạt được mục tiêu.

Schein (1992)

Lãnh đạo là khả năng bứt phá khỏi văn hóa nhằm thực hiện một q trình thay đổi tiến hóa mang tính thích ứng cao.

Garner (1993)

Lãnh đạo là nhận ra cơ hội, quan tâm đến người khác, hướng dẫn người khác khám phá, nhìn thấy cơ hội và hành động.

House and colleagues (1999)

Lãnh đạo là khả năng của một cá nhân nhằm gây ảnh hưởng, thúc đẩy, làm cho mọi người góp phần vào hiệu quả và thành cơng của tổ chức họ đang làm thành viên.

Yukl (2002) Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng đến người khác để họ hiểu và đồng ý về những công việc cần thực hiện và thực hiện nó như thế nào một cách hiệu quả…q trình tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân và tập thể nỗ lực đạt được mục tiêu của tổ chức đề ra.

Borra, Kunkel (2002)

Lãnh đạo là khả năng truyền cảm hứng và hướng dẫn người khác hướng tới xây dựng và đạt được một tầm nhìn chung.

Nguồn: Hiệu chỉnh và bổ sung từ Gregoire et al., 2004

Ngoài ra, trong nghiên cứu của Lussier and Achua (2015), các tác giả này đã định nghĩa lãnh đạo là quá trình ảnh hưởng đến những người cấp dưới để đạt được mục tiêu của tổ

chức thơng qua sự thay đổi. Bên cạnh đó các tác giả này cịn xác định 5 yếu tố chính của lãnh đạo trong định nghĩa của họ được thể hiện trong hình 2.1 sau đây.

Hình 2. 1: Các yếu tố của định nghĩa lãnh đạo

Nguồn: Lussier & Achua (2015)

Phong cách lãnh đạo

Tương tự như định nghĩa về lãnh đạo, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về phong cách lãnh đạo. Những định nghĩa này thường tập trung vào người lãnh đạo như một người, về hành vi và ảnh hưởng của nhà lãnh đạo và về quá trình tương tác giữa người lãnh đạo và cấp dưới (Nguyen, 2014). Một số định nghĩa về phong cách lãnh đạo như sau:

Phong cách lãnh đạo được xem như cách tiếp cận mà các nhà lãnh đạo sử dụng để dẫn dắt mọi người trong nhóm (Mehmood and Arif, 2011).

Yukl (2012, p.8) phong cách lãnh đạo là “quá trình gây ảnh hưởng đến người khác để họ hiểu và nhất trí về những cơng việc cần thực hiện và thực hiện nó như thế nào để đạt được hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho những nỗ lực của các cá nhân và tập thể để hoàn thành mục tiêu chung”.

Phong cách lãnh đạo thường được hiểu là cách thức hay phương pháp riêng mà nhà lãnh đạo sử dụng để gây ảnh hưởng tới cấp dưới (Trần Văn Trang, 2017)

Lãnh đạo Ảnh hưởng Cấp dưới Sự thay đổi Mục tiêu tổ chức Con người

Trong nghiên cứu này, phong cách lãnh đạo được tác giả hiểu là một hành vi trong tổ chức, tức là sự gây ảnh hưởng của một cá nhân lên người khác hoặc một nhóm người, thơng qua khả năng của mình, nằm ngồi những tác động của các nội quy, quy định.

2.1.2.2. Phân loại phong cách lãnh đạo

Phong cách lãnh đạo được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Nghiên cứu của Bass and Bass (2009) đã tổng hợp các phân loại lãnh đạo trong cơ quan, tổ chức như sau:

 Bogadush (1918) chỉ ra 4 loại lãnh đạo trong một tổ chức đó là (1) độc đốn, (2) dân chủ, (3) điều hành, (4) phản ứng trí tuệ

 Sanderson and Nafe (1929) cũng chỉ ra 4 phong cách là (1) lãnh đạo tĩnh là một giáo sư hay nhà khoa học người có thể phân biệt ảnh hưởng của họ đến người khác, (2) lãnh đạo điều hành thực hiện kiểm sốt thơng qua thẩm quyền và quyền lực của mình, (3) lãnh đạo chun nghiệp là người kích thích người khác phát triển dựa trên năng lực của họ, (4) lãnh đạo nhóm.

 Bartlett’s (1926) đề xuất 3 loại lãnh đạo (1) lãnh đạo thể chế, (2) lãnh đạo thống trị, (3) lãnh đạo thuyết phục.

Nghiên cứu của Nguyễn (2014) liệt kê một số cách phân loại phong cách lãnh đạo trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu trước như sau:

 Larson et al. (1986) đề xuất ba phong cách lãnh đạo chính dựa trên vai trị quản lý: (1) người quản lý chủ động là người tích cực khởi xướng một liên hệ (ví dụ, yêu cầu và cung cấp thông tin), (2) người quản lý phản ứng, người trả lời các sự khởi đầu và yêu cầu từ những người khác (ví dụ, nhận và hành động dựa trên thông tin), và (3) người quản lý tự do thường chịu trách nhiệm về vai trò, chẳng hạn như đánh giá, thảo luận, chiến lược và đổi mới.

 Stogdill et al. (1963) phân chia phong cách lãnh đạo thành hai loại: (1) quan tâm (liên quan đến mong muốn của các thành viên nhóm và tơn trọng những đóng góp của họ), (2) cấu trúc (định nghĩa rõ ràng về vai trò của các nhà lãnh đạo và cơ cấu rõ ràng cho kỳ vọng của các thành viên).

Lewin et al. (1939) thực hiện một cuộc nghiên cứu kinh điển về lãnh đạo, kết quả cho thấy khi thực hiện ra quyết định, người lãnh đạo sẽ thể hiện một trong ba phong cách:

 Phong cách lãnh đạo độc đoán: là kiểu quản lý mệnh lệnh độc đoán được đặc trưng bằng việc tập trung mọi quyền lực vào người lãnh đạo.

 Phong cách lãnh đạo dân chủ: là kiểu quản lý dân chủ được đặc trưng bằng việc người lãnh đạo biết phân chia quyền lực, tranh thủ ý kiến cấp dưới, yêu cầu họ tham gia vào việc thảo luận, xây dựng và lựa chọn các quyết định.

 Phong cách lãnh đạo tự do (Laissez-faire): là kiểu quản lý nhà lãnh đạo sử dụng rất ít quyền lực, ủy quyền nhiều cho cấp dưới để họ tự giải quyết vấn đề, nhưng nhà lãnh đạo vẫn chịu trách nhiệm chính đối với những quyết định được đưa ra. Nhìn chung, cách phân loại phong cách lãnh đạo được các nghiên cứu trước tiếp cận theo nhiều cách khác nhau và chủ yếu phát triển theo hướng từ một khái niệm lãnh đạo đơn giản khái quát thành đặc điểm phức tạp trong mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau (Gregoire et al., 2004). Trong các cách tiếp cận về lãnh đạo theo nghiên cứu của Gregoire et al. (2004) thì cách tiếp cận qua lại (Reciprocal) là cách tiếp cận phản ánh dòng suy nghĩ gần đây nhất về nghiên cứu lãnh đạo, tập trung vào sự tương tác giữa các nhà lãnh đạo, cấp dưới và yếu tố cảm xúc trong sự tương tác này. Phân loại phong cách lãnh đạo theo cách tiếp cận qua lại được thể hiện trong bảng 2.4.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến mức độ vận dụng kế toán quản trị môi trường (EMA) trường hợp các doanh nghiệp trên địa bàn tp hồ chí minh (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)