Ma trận nhân tố Pattern Matrix với phép xoay Promax

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến mức độ vận dụng kế toán quản trị môi trường (EMA) trường hợp các doanh nghiệp trên địa bàn tp hồ chí minh (Trang 85)

Pattern Matrixa Factor 1 2 3 TF10 .823 TF7 .813 TF2 .763 TF3 .747 TF11 .745 TF9 .743 TF12 .741 TF4 .735 TF13 .733 TF14 .695 TF1 .607 TF5 .574

EMA12 .880 EMA7 .831 EMA9 .824 EMA2 .823 EMA10 .807 EMA8 .805 EMA3 .725 EMA1 .721 EMA4 .696 EMA6 .652 TA7 .849 TA4 .808 TA8 .791 TA6 .764 TA2 .763 TA3 .744 TA1 .680 TA5 .656

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS

Qua bảng 4.9 cho thấy rằng hệ số tải các nhân tố đều lớn 0.5, hệ số nhân tố thấp nhất rơi vào biến quan sát TF5 với hệ số tải là 0.574.

Kết luận: Như vậy với phân tích EFA thì các tiêu chí đặt ra cho thang đo đều được đáp

4.4. Phân tích nhân tố khẳng định CFA bằng AMOS

Với mơ hình nghiên cứu đề xuất ở mục 3.3.1 gồm có 3 khái niệm chính cần được kiểm định trong mơ hình là (1) phong cách lãnh đạo chuyển giao, (2) phong cách lãnh đạo chuyển đổi và (3) mức độ vận dụng EMA, sau khi đã đánh giá giá trị thang đo qua EFA, tác giả tiến hành chạy CFA trong phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM) để khẳng định lại giá trị của thang đo. Theo Nguyễn Đình Thọ (2011) CFA cho phép chúng ta kiểm định lý thuyết của các thang đo lường như mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu mà không bị chệch do sai số đo lường.

Kiểm định sự phù hợp của mơ hình

Sự phù hợp của mơ hình được kiểm định qua các chỉ tiêu sau: Chi-square điều chỉnh theo bậc tự do (CMIN/DF), chỉ số thích hợp so sánh (CFI), chỉ số Tucker & Lewis (TLI), chỉ số RMSEA và chỉ số GFI. Hình 4.1 sau đây thể hiện kết quả chạy CFA cho mơ hình tới hạn.

Hình 4. 1: Kiểm định sự phù hợp của mơ hình

Bảng 4. 10: Chỉ số phù hợp của mơ hình trong kết quả CFA Chỉ số Ngưỡng chấp nhận Kết quả CMIN/DF < 2-5 1.688 CFI > 0.9 0.916 TLI > 0.9 0.909 RMSEA < 0.08: tốt 0.064 GFI > 0.9 0.8

Nguồn: Kết quả phân tích AMOS

Kết quả bảng 4.10 cho thấy tất cả các chỉ số độ phù hợp mơ hình đều đạt u cầu, duy nhất chỉ có chỉ số GFI 0.8 < 0.9. Tuy nhiên theo Hooper et al. (2008) chỉ số GFI phụ thuộc nhiều vào kích thước mẫu, chính những bất lợi của cỡ mẫu sẽ làm cho chỉ số này không đạt yêu cầu và thông thường chỉ số này không được so sánh dựa vào một chỉ số chuẩn, nhưng do tầm quan trọng lịch sử chỉ số này vẫn được đưa vào trong phân tích. Hơn nữa, để đánh giá sự phù hợp của mơ hình chủ yếu đánh giá qua 4 chỉ tiêu TLI, CMIN/DF, RMSEA, CFI (Nguyễn Khánh Duy, 2009). Do đó, trong nghiên cứu này tác giả bỏ qua chỉ số GFI thì mơ hình hồn tồn phù hợp với dữ liệu thu được.

Giá trị hội tụ

Các trọng số chuẩn hóa của thang đo đều cao (>0.5) và đều có ý nghĩa thống kê (p- value = 0.000), điều này chứng tỏ các khái niệm nghiên cứu đều đạt được giá trị hội tụ (Chi tiết kết quả xem tại Phụ lục 5).

Giá trị phân biệt

Giá trị phân biệt của các khái niệm trong mơ hình tới hạn được kiểm định bằng hệ số tương quan xét trên phạm vi tổng thể giữa các khái niệm nghiên cứu có thực sự khác với 1 hay khơng. Kết quả phân tích trong bảng 4.11 cho thấy p – value = 0.000< 0.05, chứng

tỏ rằng hệ số tương quan giữa các khái niệm khác nhau đáng kể so với 1 ở độ tin cậy 95%. Do đó, các khái niệm nghiên cứu đạt được giá trị phân biệt.

Bảng 4. 11: Kết quả kiểm định giá trị phân biệt

Mối quan hệ Estimate (r) SE = SQRT(1- r^2)/(n-2) CR= (1- r)/SE p-value = TDIST(C R, n-2, 2) TF <--> EMA 0.419 0.045399312 12.79755086 0.000 TF <--> TA 0.118 0.04965068 17.76410725 0.000 EMA <--> TA 0.309 0.047553102 14.53112357 0.000 Ghi chú: (r) là hệ số tương quan, n là số bậc tự do trong mơ hình

Nguồn: Kết quả phân tích AMOS và tính tốn của tác giả

Kiểm định độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích

Dựa vào hệ số tương quan giữa các khái niệm nghiên cứu và trọng số có chuẩn hóa của thang đo, khi xuất kết quả phân tích CFA trong AMOS, tác giả sử dụng Stats tools package excel để tính độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích.

Bảng 4. 12: Hệ số độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích Độ tin cậy tổng hợp Phương sai trích Độ tin cậy tổng hợp Phương sai trích

TF 0.932 0.533

TA 0.915 0.575

EMA 0.940 0.611

Nguồn: Kết quả tính tốn của tác giả

Kết quả bảng 4.12 cho thấy hệ số độ tin cậy tổng hợp đều ≥ 0.8 và phương sai trích đều > 0.5, điều này cho thấy thang đo các khái niệm nghiên cứu đạt được độ tin cậy.

4.5. Kiểm định mơ hình nghiên cứu và giả thuyết bằng mơ hình SEM 4.5.1. Kiểm định mơ hình nghiên cứu 4.5.1. Kiểm định mơ hình nghiên cứu

Kết quả SEM được thể hiện trong hình 4.2.

Hình 4. 2: Kết quả kiểm định mơ hình SEM

Nguồn: Kết quả phân tích AMOS

và RMSEA = 0.064 < 0.08 cho thấy mơ hình nghiên cứu là phù hợp với dữ liệu thu thập được.

4.5.2. Kiểm định giả thuyết cho tác động của biến độc lập đến biến phụ thuộc

Bảng 4.13 trình bày các kết quả ước lượng (chuẩn hóa) giữa các khái niệm trong mơ hình nghiên cứu nhằm cho biết mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc có ý nghĩa thống kê hay không và mức độ tác động của biến độc lập đến biến phụ thuộc. Cụ thể như sau:

Giả thuyết H1 đặt ra cho mối tương quan giữa biến TF và EMA được chấp nhận với mức ý nghĩa thống kê (p-value = 0.000>0.05) ở độ tin cậy 95%, kết quả cho thấy có mối tương quan dương giữa phong cách lãnh đạo chuyển đổi và mức độ vận dụng kế tốn quản trị mơi trường với hệ số ước lượng 0.389.

Giả thuyết H2 đặt ra cho mối tương quan giữa biến TA và EMA được chấp nhận với mức ý nghĩa thống kê (p-value = 0.000>0.05) ở độ tin cậy 95%, kết quả cho thấy có mối tương quan dương giữa phong cách lãnh đạo chuyển giao và mức độ vận dụng kế tốn quản trị mơi trường với hệ số ước lượng 0.268.

Bảng 4. 13: Kết quả kiểm định giả thuyết tác động biến độc lập đến biến phụ thuộc thuộc

Estimate S.E. C.R. P Label EMA <--- TA .268 .081 3.310 *** EMA <--- TF .389 .084 4.627 ***

4.6. Phân tích cấu trúc đa nhóm bằng SEM để kiểm định giả thuyết cho biến điều tiết tiết

Phương pháp phân tích cấu trúc đa nhóm để so sánh mơ hình nghiên cứu theo các nhóm nào đó của một biến định tính (Nguyễn Khánh Duy, 2009). Trong nghiên cứu này loại hình sở hữu chính là một biến định tính và như trình bày tại mục 3.3.2.3, tác giả phân loại thành 3 nhóm đó là: Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nước ngồi.

Phân tích cấu trúc đa nhóm sử dụng hai mơ hình: khả biến và bất biến. Trong mơ hình khả biến, các tham số ước lượng trong từng mơ hình của 3 nhóm loại hình sở hữu khơng bị ràng buộc. Ngược lại, mơ hình bất biến, các tham số này được tác giả ràng buộc cho một giá trị cố định như nhau.

Kiểm định Chi-square được sử dụng để so sánh giữa 2 mơ hình. Nếu p – value > 0.05, tức là khơng có sự khác biệt giữa mơ hình bất biến và khả biến, khi đó mơ hình bất biến sẽ được chọn (có bậc tự do cao hơn). Ngược lại nếu p-value < 0.05 thì có sự khác biệt giữa hai mơ hình và mơ hình có độ tương thích cao hơn là khả biến sẽ được chọn (Nguyễn Khánh Duy, 2009).

4.6.1. Kiểm định giả thuyết H3

Giả thuyết H3: Mối tương quan giữa phong cách lãnh đạo chuyển đổi và mức độ vận dụng EMA giữa các nhóm doanh nghiệp khác nhau do sự khác biệt về quyền sở hữu.

Bảng 4. 14: Kiểm định Chi-square mơ hình bất biến và khả biến cho giả thuyết H3 H3

Bất biến Khả biến Sai biệt

Minimum was achieved Minimum was achieved Chi-square = 2139.456 Chi-square = 2138.065 1.391 Degrees of freedom = 1208 Degrees of freedom = 1206 2

Probability level = .000 Probability level = .000

CHIDIST(1.391,2) = 0.50

Nguồn: Kết quả tính tốn của tác giả

Như vậy, p –value = 0.5> 0.05, tức là khơng có sự khác biệt giữa mơ hình bất biến và khả biến. Vì vậy, mơ hình bất biến được chọn. Điều này đồng nghĩa với việc giả thuyết đặt ra không được chấp nhận, mối tương quan giữa phong cách lãnh đạo chuyển đổi và mức độ vận dụng EMA cho dù ở loại hình sở hữu là nhà nước, tư nhân hay nước ngồi đều khơng có sự khác biệt. Cụ thể các hệ số cho 3 loại hình sở hữu trong việc điều tiết mối quan hệ giữa hai biến TF và EMA có kết quả như nhau (chi tiết xem tại phụ lục 6).

4.6.2. Kiểm định giả thuyết H4

Giả thuyết H4: Mối tương quan giữa phong cách lãnh đạo chuyển giao và mức độ vận dụng EMA giữa các nhóm doanh nghiệp khác nhau do sự khác biệt về quyền sở hữu.

Bảng 4. 15: Kiểm định Chi-square mơ hình bất biến và khả biến cho giả thuyết H4 H4

Bất biến Khả biến Sai biệt

Minimum was achieved Minimum was achieved Chi-square = 2148.964 Chi-square = 2138.065 10.899 Degrees of freedom = 1208 Degrees of freedom = 1206 2 Probability level = .000 Probability level = .000

CHIDIST(10.899,2) = 0.00

Nguồn: Kết quả tính tốn của tác giả

Kết quả trong bảng 14.5 cho thấy p –value = 0.00< 0.05, tức là có sự khác biệt giữa mơ hình bất biến và khả biến. Vì vậy, mơ hình khả biến được chọn. Điều này đồng nghĩa với việc giả thuyết H4 được chấp nhận, mối tương quan giữa phong cách lãnh đạo chuyển giao và mức độ vận dụng EMA ở loại ba loại hình sở hữu là nhà nước, tư nhân và nước ngồi có sự khác biệt. Cụ thể, tác động của phong cách lãnh đạo chuyển giao đến mức

độ vận dụng EMA trong loại hình sở hữu nước ngồi có mức độ tác động mạnh nhất (hệ số = 0.256), doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân khơng có ý nghĩa với hệ số lần lượt là (0.17) và (-0.23). Vì vậy, giả thuyết H4 chỉ được chấp nhận một phần.

4.7. Phân tích ANOVA để kiểm đinh sự khác biệt cho biến kiểm sốt quy mơ

Tác giả sử dụng phân tích phương sai ANOVA một chiều (Analysis of variance-One way) để kiểm định sự khác biệt về mức độ vận dụng EMA giữa các doanh nghiệp có quy mơ khác nhau. Như đã trình bày trong chương 3, quy mô doanh nghiệp tác giả chia làm hai nhóm là “Lớn” và “Vừa và nhỏ” dựa vào tổng tài sản và số lượng nhân viên dài hạn tại doanh nghiệp.

Giả thuyết: có sự khác nhau về mức độ vận dụng EMA giữa các doanh nghiệp có quy

mơ khác nhau.

Bảng 4. 16: Kiểm định phương sai cho quy mô

Levene Statistic df1 df2 Sig.

6.433 1 167 .012

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS

Bảng 4. 17: Kiểm định ANOVA – Quy Mô

Sum of Squares df Mean Square F Sig. Between

Groups 11.432 1 11.432 7.151 .008

Within Groups 266.984 167 1.599

Total 278.416 168

Kết quả ở hai bảng 4.16 và 4.17 cho biết phương sai của mức độ vận dụng EMA có bằng nhau hay khác nhau giữa các nhóm quy mơ doanh nghiệp. Sig của thống kê Levene = 0.012 (< 0.05) ở độ tin cậy 95%, do đó bác bỏ giả thuyết H0: “Phương sai bằng nhau”, và chấp nhận giả thuyết H1: “Phương sai khác nhau”.

Do phương sai của mức độ vận dụng EMA khác nhau giữa hai nhóm quy mơ là “Lớn” và “Vừa và nhỏ”, nên tác giả không thể kết luận là quy mơ doanh nghiệp có ảnh hưởng đến mức độ vận dụng EMA hay không.

CHƯƠNG 5: BÀN LUẬN VÀ KẾT LUẬN

Trong chương này, tác giả bàn luận và rút ra kết luận để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu cũng như mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài là nhân tố phong cách lãnh đạo chuyển đổi và chuyển giao có ảnh hưởng đến mức độ vận dụng EMA của các doanh nghiệp ở TP.HCM hay khơng, mức độ ảnh hưởng của nó như thế nào. Đồng thời kết quả cũng làm rõ được vấn đề là loại hình sở hữu ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo và mức độ vận dụng EMA trong doanh nghiệp ở TP.HCM. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu cùng với những thảo luận, tác giả rút ra hàm ý cho đề tài, trình bày những hạn chế của nghiên cứu và từ đó đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai.

5.1. Bàn luận về kết quả

5.1.1. Mối quan hệ trực tiếp giữa biến độc lập và biến phụ thuộc

Với mục tiêu nghiên cứu đặt ra là xác định mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo và mức độ vận dụng kế tốn quản trị mơi trường (EMA) tại các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM, cụ thể là phong cách lãnh đạo chuyển giao và chuyển đổi. Kết quả kiểm định giả thuyết trong mơ hình SEM cho thấy mối quan hệ này có ý nghĩa và đều có mối tương quan dương. Cụ thể:

Giả thuyết H1: Có mối tương quan dương giữa phong cách lãnh đạo chuyển đổi và mức độ vận dụng kế tốn quản trị mơi trường.

Kết quả được trình bày trong bảng 4.13 cho thấy mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo chuyển đổi và mức độ vận dụng EMA của các doanh nghiệp ở TP.HCM có ý nghĩa và có mối tương quan dương, do đó giả thuyết H1 được ủng hộ. Điều này có thể giải thích rằng mức độ vận dụng kế toán quản trị môi trường trong các doanh nghiệp có thể tăng lên khi nhà quản lý của họ có phong cách lãnh đạo chuyển đổi. Như đề cập đến trong mục 3.3.2.1 nhà quản lý với phong cách chuyển đổi hướng doanh nghiệp đến sự phát triển bền vững về môi trường (Egri and Herman, 2000), gắn nhận thức mơi trường với tầm nhìn doanh nghiệp (Portugal and Yukl, 1994), xem xét các yếu tố bên ngồi mơi trường kinh doanh và khía cạnh phát triển dài hạn

tham gia vào quá trình ra quyết định (Avolio, 2011), hỗ trợ cấp dưới trong việc ra quyết định liên quan đến sự đổi mới và thay đổi trong tổ chức (Gregoire et al., 2004). Chính sự hỗ trợ này là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp vận dụng kế toán quản trị môi trường trong hoạt động của doanh nghiệp (Kokubu and Nashioka, 2005; Phan et al., 2017; Trịnh Hiệp Thiện, 2010).

Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các nghiên cứu trước như (Egri and Herman, 2000) cho rằng những nhà lãnh đạo về môi trường là nhà quản lý với phong cách chuyển đổi, hay là mức độ sử dụng thơng tin kế tốn quản trị của nhà quản lý càng cao khi nhà quản lý có phong cách chuyển đổi càng cao (Nguyen, 2014).

Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy mức độ vận dụng kế toán quản trị mơi trường càng cao khi nhà quản lý có phong cách chuyển đổi càng cao (hệ số beta = 0.39). Nhà quản lý với phong cách lãnh đạo chuyển đổi có nhiểu cam kết hơn về vấn đề mơi trường (Portugal and Yukl, 1994), chính sự cam kết đó là yếu tố quan trọng trong việc đánh giá và cải thiện các hoạt động quản lý môi trường và việc áp dụng EMA (Latan et al., 2018).

Giả thuyết H2: Có mối tương quan dương giữa phong cách lãnh đạo chuyển giao và mức độ vận dụng kế tốn quản trị mơi trường.

Kết quả được trình bày trong bảng 4.13 cho thấy mối tương quan dương giữa phong cách lãnh đạo chuyển đổi và mức độ vận dụng EMA của các doanh nghiệp, vì vậy giả thuyết H2 được ủng hộ. Như đã trình bày trong mục 3.3.2.2 nhà quản lý với phong cách lãnh đạo chuyển giao cũng sẽ hỗ trợ nhân viên hết mình, quan tâm cân nhắc đến từng nhân viên nhằm giúp đỡ họ hồn thành được nhiệm vụ của mình bằng các phần thưởng (Bass, 1990), điều này đã tạo động lực cho các nhà quản lý cấp dưới tìm kiếm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến mức độ vận dụng kế toán quản trị môi trường (EMA) trường hợp các doanh nghiệp trên địa bàn tp hồ chí minh (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)