Các nghiên cứu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trường hợp công ty cổ phần tư vấn xây dựng kiên giang (Trang 28 - 30)

Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.3. Các nghiên cứu trước có liên quan

2.3.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam

* Văn Mỹ Lý (2006), khi nghiên cứu về tác động của thực tiễn QTNNL đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa bàn TP.HCM đã sử dụng mơ hình của Singh (2004) và được điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Mơ hình nghiên cứu ban đầu gồm 7 thành phần của thực tiễn QTNNL là: (1) Tuyển dụng; (2) Xác định công việc; (3) Đào tạo; (4) Đánh giá nhân viên; (5) Đãi ngộ về lương, thưởng; (6) Hoạch định nghề nghiệp và cơ hội thăng tiến và (7) Thu hút nhân viên tham gia tích cực vào các hoạt động.

Và biến phụ thuộc là kết quả kinh doanh chung của doanh nghiệp gồm 2 thành phần: (1) Kết quả kinh doanh về chất lượng sản phẩm, việc phát triển sản phẩm mới, khả năng thu hút nhân viên, khả năng giữ nhân viên giỏi, mức độ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, các mối quan hệ giữa quản lý và nhân viên và (2) Kết quả thị trường với các tiêu thức về tiếp thị sản phẩm hay dịch vụ, tốc độ tăng trưởng về doanh số, lợi nhuận và thị phần với các tiêu thức.

Nghiên cứu sử dụng thang đo Linkert 5 mức độ để đo lường các biến độc lập và biến phụ thuộc. Kết quả nghiên cứu cho thấy thang đo của bảy thành phần thực tiễn QTNNL, kết quả kinh doanh chung và kết quả thị trường đều đạt độ tin cậy Cronbach’s Alpha. Tuy nhiên, kết quả đo lường và phân tích cho thấy kết quả kinh

Tuyển dụng và lựa chọn

Kết quả kinh doanh

Trả công lao động Đánh giá kết quả công việc

doanh chung và kết quả thị trường bị tách thành hai yếu tố chính là kết quả kinh doanh và khả năng thu hút, giữ nhân viên giỏi trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy 2 thành phần là (i) xác định công việc và (ii) tuyển dụng bị loại bỏ khỏi mơ hình nghiên cứu, 5 thành phần còn lại được gộp thành 4 thành phần có tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là: (1) Cơ hội thăng tiến và ra quyết định; (2) Đánh giá nhân viên; (3) Đãi ngộ lương, thưởng; (4) Đào tạo.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ có 3 thành phần của thực tiễn QTNNL tác động có ý nghĩa đến kết quả kinh doanh là đào tạo; Đánh giá nhân viên; và đãi ngộ lương, thưởng. Hai thành phần có ảnh hưởng mạnh nhất và có ý nghĩa thống kê đến kết quả kinh doanh là đào tạo và đãi ngộ lương, thưởng. Thành phần cơ hội thăng tiến và ra quyết định không ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh do các doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu quản lý theo hình thức gia đình, do một hoặc một vài cá nhân trực tiếp quản lý, quyết định mọi vấn đề lớn, nhỏ của doanh nghiệp. Nhân viên cấp dưới ít có cơ hội được nêu ý kiến hoặc tham gia vào các quyết định kinh doanh.

Kết quả cho thấy hệ thống đánh giá nhân viên có ảnh hưởng mạnh mẽ tới hành vi của nhân viên. Nhân viên xem trọng và hiểu rõ mục tiêu của việc đánh giá vì nó là cơ sở của lương, thưởng và đào tạo. Tuy nhiên, nhân viên chưa có độ tin tưởng cao vào việc đánh giá là cơng bằng và chính xác vì việc đánh giá chỉ dựa vào yếu tố chủ quan của lãnh đạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa có hệ thống đánh giá bài bản nên kết quả hoạt động của nhân viên chưa được đánh giá dựa trên mục tiêu cụ thể. Kết quả cũng cho thấy thành phần cơ hội thăng tiến và ra quyết định có ảnh hưởng mạnh đến khả năng thu hút và giữ nhân viên giỏi.

* Nguyễn Thị Thanh Xuân (2013) nghiên cứu tác động của thực tiễn QTNNL đến Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp xe khách Sài Gòn nhằm đo lường nhận định của nhân viên về Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp; đo lường tác động của thực tiễn QTNNL đến Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp xe khách Sài Gịn.

Mơ hình nghiên cứu ban đầu gồm 05 biến độc lập: (1) Hoạch định nguồn nhân lực; (2) Tuyển dụng và lựa chọn; (3) Đào tạo và phát triển; (4) Đánh giá kết quả

công việc của nhân viên; (5) Trả công lao động. Và biến phụ thuộc là kết quả kinh doanh dựa trên cảm nhận của nhân viên.

Nghiên cứu sử dụng thang đo Linkert 5 mức độ để đo lường các biến độc lập và phụ thuộc. Kết quả phân tích cho thấy, thành phần nguyên gốc “Trả công lao động” sau khi phân tích EFA đã tách thành hai nhóm nhân tố và được đặt tên lại là “Chế độ lương, thưởng” và “Chế độ phúc lợi”. Trong đó, yếu tố “Chế độ lương, thưởng” có tác động mạnh nhất đến Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp với hệ số

 = 0,344; yếu tố tác động mạnh thứ hai là chế độ phúc lợi với hệ số  = 0,237; yếu

tố tác động còn lại là đánh giá kết quả cơng việc của nhân viên có hệ số  = 0,130. Qua lược khảo các nghiên cứu có liên quan trong và ngoài nước, tác giả nhận thấy phần lớn các nghiên cứu đều đề xuất các thành phần của thực tiễn QTNNL gồm: Đào tạo và phát triển; Làm việc theo nhóm; Hoạch định nguồn nhân lực; Đánh giá kết quả công việc; Đãi ngộ lương, thưởng. Các nghiên cứu này đều cho kết quả là thực tiễn QTNNL tác động cùng chiều đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trường hợp công ty cổ phần tư vấn xây dựng kiên giang (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)