Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trường hợp công ty cổ phần tư vấn xây dựng kiên giang (Trang 52 - 55)

Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) chỉ được sử dụng khi hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) có giá trị từ 0,5 trở lên (Othman & Owen, 2000), các biến có hệ số truyền tải (factors loading) với cỡ mẫu 206 (nằm trong phạm vi 100 đến 350) phải đạt từ 0,55 trở lên (Trần Thọ Đạt, 2011). Điểm dừng Eigenvalue (đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố) lớn hơn 1 và tổng phương sai trích lớn hơn 50% (Gerbing & Anderson, 1988). Phương pháp trích ma trận xoay nhân tố với phép quay “Varimax” được sử dụng trong phân tích nhân tố.

4.3.1. Phân tích EFA thang đo thực tiễn quản trị nguồn nhân lực

Với 30 biến quan sát của 6 thành phần, bao gồm: Hoạch định nguồn nhân lực; Tuyển dụng và lựa chọn; Đào tạo và phát triển; Sự tham gia và ra quyết định; Đánh giá kết quả công việc nhân viên; Thu nhập và phúc lợi được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.

Kết quả kiểm định KMO tại bảng 4.10 cho thấy thang đo các yếu tố thành phần của thực tiễn QTNNL có hệ số KMO = 0,846: thỏa điều kiện 0,5 < KMO < 1 nên phân tích nhân tố (EFA) là phù hợp cho dữ liệu thực tế.

Bảng 4.10: Kết quả kiểm định thang đo thực tiễn QTNNL

Kiểm định Kaiser-Meyer-Olkin (KMO) 0,846 Kiểm định Bartlett's Hệ số Chi bình phương 3.240

Độ tự do 435

Sig. 0,000

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả (2016)

Kiểm định Bartlett có mức ý nghĩa (Sig.) = 0,000 < 0,05 nên các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện (bảng 4.10).

Phương sai trích là 63,766% (lớn hơn 50%) cho biết các nhân tố trong mơ hình nghiên cứu giải thích được 63,766% biến thiên của dữ liệu (xem thêm Phụ lục 4). Do vậy, các thang đo rút ra là chấp nhận được.

Bảng 4.11 trình bày các biến quan sát có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,55. Sáu nhân tố đại diện cho các yếu tố thành phần của thực tiễn QTNNL với các biến quan sát của nhân tố được sắp xếp lại thành từng nhóm.

Nhân tố 1 (F1) – “Thu nhập và phúc lợi” có 7 biến quan sát: gồm các biến quan sát TNPL1, TNPL2, TNPL3, TNPL4, TNPL5, TNPL6, TNPL7.

Nhân tố 2 (F2) – “Sự tham gia và ra quyết định” có 6 biến: gồm TGQD1, TGQD2, TGQD3, TGQD4, TGQD5, TGQD6.

Nhân tố 3 (F3) – “Đánh giá kết quả cơng việc của nhân viên” có 4 biến: gồm DGNV1, DGNV2, DGNV3, DGNV4.

Nhân tố 4 (F4) – “Đào tạo và phát triển” có 4 biến: gồm DTPT1, DTPT2, DTPT3, DTPT4.

Nhân tố 5 (F5) – “Tuyển dụng lựa chọn” có 4 biến: gồm TDLC1, TDLC2, TDLC2, TDLC4.

Nhân tố 6 (F5) – “Hoạch định nguồn nhân lực” có 4 biến: gồm HDNS1, HDNS2, HDNS3, HDNS4.

Bảng 4.11: Kết quả phân tích EFA thang đo thực tiễn quản trị nguồn nhân lực Stt Biến quan sát Nhân tố Stt Biến quan sát Nhân tố

1 2 3 4 5 6 1 HDNS1 0,716 2 HDNS2 0,743 3 HDNS3 0,649 4 HDNS4 0,652 5 TDLC1 0,796 6 TDLC2 0,777 7 TDLC3 0,702 8 TDLC4 0,713 9 DTPT1 0,559 10 DTPT2 0,713 11 DTPT3 0,798 12 DTPT4 0,639 13 DTPT5 0,801 14 TGQD1 0,703 15 TGQD2 0,730 16 TGQD3 0,736 17 TGQD4 0,797 18 TGQD5 0,615 19 TGQD6 0,652 20 DGNV1 0,892 21 DGNV2 0,830 22 DGNV3 0,818 23 DGNV4 0,850 24 TNPL1 0,643 25 TNPL2 0,739 26 TNPL3 0,753 27 TNPL4 0,723 28 TNPL5 0,706 29 TNPL6 0,622 30 TNPL7 0,659

4.3.2. Phân tích EFA thang đo Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Kết quả phân tích tại bảng 4.12 cho thấy hệ số hệ số 0,5 < KMO = 0,918 < 1. Kiểm định Bartlett có mức ý nghĩa (Sig.) = 0,000 < 0,05 nên các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện.

Bảng 4.12: Kiểm định thang đo Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Kiểm định Kaiser-Meyer-Olkin (KMO) 0,918 Kiểm định Bartlett's Hệ số Chi bình phương 988,169

Độ tự do 36

Sig. 0,000

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả (2016)

Bảng 4.13 cho thấy 9 biến quan sát thuộc thang đo Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp khơng có sự thay đổi sau khi phân tích nhân tố khám phá.

Bảng 4.13: Kết quả phân tích nhân tố thang đo Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Tên nhân tố Biến quan sát Nhân tố 1

Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (Y) KQKD1 0,697 KQKD2 0,719 KQKD3 0,766 KQKD4 0,737 KQKD5 0,774 KQKD6 0,788 KQKD7 0,760 KQKD8 0,841 KQKD9 0,765

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả (2016)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trường hợp công ty cổ phần tư vấn xây dựng kiên giang (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)