Kết quả phân tích hệ số tương quan Pearson

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trường hợp công ty cổ phần tư vấn xây dựng kiên giang (Trang 56)

F1 F2 F3 F4 F5 F6 Y F1 Hệ số tương quan 1 Sig. (2 đuôi) F2 Hệ số tương quan 0,489 1 Sig. (2 đuôi) 0,000 F3 Hệ số tương quan 0,491 0,444 1 Sig. (2 đuôi) 0,000 0,000 F4 Hệ số tương quan 0,491 0,464 0,423 1 Sig. (2 đuôi) 0,000 0,000 0,000 F5 Hệ số tương quan 0,427 0,406 0,448 0,413 1 Sig. (2 đuôi) 0,000 0,000 0,000 0,000 F6 Hệ số tương quan 0,495 0,491 0,502 0,498 0,492 1 Sig. (2 đuôi) 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 Y Hệ số tương quan 0,456 0,488 0,435 0,442 0,358 0,297 1 Sig. (2 đuôi) 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,003

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả (2016)

4.4.2. Đánh giá sự phù hợp của mơ hình nghiên cứu

Mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết sẽ được kiểm định thơng qua phân tích hồi quy. Phương trình hồi quy bội giúp xác định tác động của các nhân tố độc lập

Bảng 4.15: Chỉ tiêu đánh giá độ phù hợp của mơ hình R R2 R2 hiệu chỉnh

Độ lệch chuẩn

ước lượng R2 thay đổi 0,794 0,631 0,620 0,617 0,631

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả (2016)

Bảng 4.15 cho thấy giá trị R2 hiệu chỉnh = 0,620 = 62,0%, có nghĩa là mơ hình này giải thích được 62,0% sự biến thiên của biến phụ thuộc “Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp”.

4.4.3. Kiểm định sự phù hợp của mơ hình nghiên cứu

Kiểm định F được sử dụng trong bảng phân tích phương sai kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mơ hình hồi qui tuyến tính tổng thể. Giá trị F = 56,630 và mức ý nghĩa Sig.= 0,000 < 0,05. Do vậy, mơ hình hồi quy tuyến tính đưa ra phù hợp với dữ liệu nghiên cứu.

Bảng 4.16: Kiểm định độ phù hợp của mơ hình Mơ hình Tổng bình Mơ hình Tổng bình phương Độ tự do Trung bình của bình phương Giá trị kiểm định F Mức ý nghĩa (Sig.) Hồi quy 129,283 6 21,547 56,630 0,000 Phần dư 75,717 199 0,380 Tổng thể 205,000 205

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả (2016)

4.4.4. Kết quả phân tích hồi quy

Tác giả kiểm định mơ hình lý thuyết với phương pháp Enter, 6 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc sẽ đưa vào mơ hình cùng một lúc.

Kết quả hồi quy tại bảng 4.17 cho thấy có 6 biến độc lập F1, F2, F4, F5, F6 có mức ý nghĩa (Sig.) nhỏ hơn 0,05. Như vậy, các biến độc lập F1, F2, F4, F5, F6 tương quan có ý nghĩa thống kê với biến phụ thuộc Y với mức ý nghĩa 5%.

Về kiểm tra đa cộng tuyến, hệ số phóng đại phương sai VIF đều nhỏ hơn 10 cho thấy hiện tượng đa cộng tuyến không vi phạm.

Bảng 4.17: Các thơng số của từng biến trong phương trình hồi quy bội Biến Biến Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa Hệ số hồi quy chuẩn hóa Giá trị kiểm định Sig. Đa cộng tuyến B Sai số chuẩn Beta Dung sai VIF Hằng số 0,000 0,043 0,000 0,000 1,000 F1-Thu nhập và phúc lợi 0,475 0,043 0,618 11,028 0,000 0,775 1,291 F2- Sự tham gia và ra quyết định 0,482 0,043 0,627 11,196 0,000 0,772 1,296 F3- Đánh giá kết

quả công việc của nhân viên 0,034 0,043 0,044 2,781 0,006 0,775 1,291 F4- Đào tạo và phát triển 0,059 0,043 0,083 2,373 0,017 0,746 1,341 F5- Tuyển dụng và lựa chọn 0,101 0,043 0,131 2,338 0,020 0,781 1,280 F6- Hoạch định nguồn nhân lực 0,397 0,043 0,476 9,212 0,000 0,741 1,350

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả (2016)

Như vậy, mơ hình nghiên cứu ở trên là phù hợp. Sáu nhân tố ảnh hưởng đến Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có ý nghĩa thống kê trong mơ hình nghiên cứu gồm: Nhân tố 1 (F1) - “Thu nhập và phúc lợi”; Nhân tố 2 (F2) - “Sự tham gia và ra quyết định”; Nhân tố 3 (F3) - “Đánh giá kết quả công việc của nhân viên”; Nhân tố 4 (F4) - “Đào tạo và phát triển”; Nhân tố 5 (F5) - “Tuyển dụng lựa chọn”; Nhân tố 6 (F5) - “Hoạch định nguồn nhân lực”.

Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố thành phần thực tiễn QTNNL đến Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp xếp theo thứ tự tầm quan trọng từ cao đến thấp: (1) Sự tham gia và ra quyết định (beta=0,627); (2) Thu nhập và phúc lợi (beta=0,618); (3) Hoạch định nguồn nhân lực (beta=0,476); (4) Tuyển dụng và lựa chọn (beta=0,131); (5) Đào tạo và phát triển (beta=0,083); (6) Đánh giá kết quả công việc của nhân viên (beta=0,044).

4.5. Kiểm định sự phù hợp của các giả định

Mơ hình hồi quy tuyến tính bằng phương pháp bình phương bé nhất (OLS)

được thực hiện với một số giả định và mơ hình chỉ thực sự có ý nghĩa khi các giả định này được đảm bảo. Do vậy, để đảm bảo cho độ tin cậy của mơ hình, việc dị tìm sự vi phạm các giả định là cần thiết.

Về giả định liên hệ tuyến tính, phương pháp được sử dụng là biểu đồ phân tán Scatterplot. Nhìn vào biểu đồ ta thấy, phần dư khơng thay đổi theo một trật tự nào đối với giá trị dự đốn. Do đó, giả thiết về liên hệ tuyến tính khơng bị vi phạm.

Giả định phân phối chuẩn của phần dư được kiểm tra qua biểu đồ Histogram và đồ thị P-P plot. Nhìn vào biểu đồ Histogram ta thấy, phần dư có dạng gần với phân phối chuẩn, giá trị trung bình gần bằng 0 và độ lệch chuẩn gần bằng 1 (cụ thể là 0,96). Đồ thị P-P plot biểu diễn các điểm quan sát thực tế tập trung khá sát đường chéo những giá trị kỳ vọng, có nghĩa là phần dư có phân phối chuẩn.

Kiểm tra vấn đề đa cộng tuyến: như đã đề cập ở phần phân tích tương quan, giữa các biến độc lập có tương quan với nhau, điều này sẽ tạo ra khả năng đa cộng tuyến của mơ hình. Vì vậy ta sẽ kiểm tra thêm hệ số phóng đại phương sai (Variance inflation factor – VIF). Kết quả phân tích cũng cho thấy hệ số phóng đại phương sai VIF của các biến là tương đối nhỏ (tất cả đều nhỏ hơn 10). Do đó, khơng có hiện tượng đa cộng tuyến trong mơ hình nghiên cứu.

Như vậy, mơ hình hồi quy tuyến tính được xây dựng theo phương trình trên khơng vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính.

Do đó, chúng ta có kết luận rằng 6 giả thuyết đã nêu về tác động của thành phần thực tiễn QTNNL đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, được chấp nhận bao gồm H1, H2, H3, H4, H5 H6 (Bảng 4.18).

Thang đo “Thu nhập và phúc lợi” có sig. = 0,000 < 0,05 do đó yếu tố “Thu nhập và phúc lợi” tương quan có ý nghĩa với biến độc lập Y với độ tin cậy 95%. Hệ số Beta = 0,618 > 0, cho thấy yếu tố “Thu nhập và phúc lợi” có ảnh hưởng dương đến Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy giả thuyết H1 được chấp nhận.

Bảng 4.18: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết

Giả thuyết Sig Hệ số Beta

Kết luận ở mức ý nghĩa 5% H1: Thu nhập và phúc lợi có ảnh hưởng dương

đến Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 0,000 0,618 Chấp nhận H2: Sự tham gia và ra quyết định có ảnh hưởng

dương đến Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 0,000 0,627 Chấp nhận H3: Đánh giá kết quả cơng việc của nhân viên có

ảnh hưởng dương đến Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

0,006 0,044 Chấp nhận

H4: Đào tạo và phát triển có ảnh hưởng dương đến

Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 0,017 0,083 Chấp nhận H5: Tuyển dụng và lựa chọn có ảnh hưởng dương

đến Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 0,020 0,131 Chấp nhận H6: Hoạch định nguồn nhân lực có ảnh hưởng

dương đến Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 0,000 0,476 Chấp nhận

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả (2016)

Thang đo “Sự tham gia và ra quyết định” có sig. = 0,000 < 0,05 do đó yếu tố “Sự tham gia và ra quyết định” tương quan có ý nghĩa với biến độc lập Y với độ tin cậy 95%. Hệ số Beta = 0,627 > 0, cho thấy yếu tố “Sự tham gia và ra quyết định” có ảnh hưởng dương đến Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy giả thuyết H2 được chấp nhận.

Thang đo “Đánh giá kết quả cơng việc của nhân viên” có sig. = 0,006 < 0,05 do đó yếu tố “Đánh giá kết quả cơng việc của nhân viên” tương quan có ý nghĩa với biến độc lập Y với độ tin cậy 95%. Hệ số Beta = 0,044 > 0, cho thấy yếu tố “Đánh giá kết quả cơng việc của nhân viên” có ảnh hưởng dương đến Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy giả thuyết H3 được chấp nhận.

Thang đo “Đào tạo và phát triển” có sig. = 0,017 < 0,05 do đó yếu tố “Đào tạo và phát triển” tương quan có ý nghĩa với biến độc lập Y với độ tin cậy 95%. Hệ số Beta = 0,083 > 0, cho thấy yếu tố “Đào tạo và phát triển” có ảnh hưởng dương đến Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy giả thuyết H4 được chấp nhận.

Thang đo “Tuyển dụng và lựa chọn” có sig. = 0,020 < 0,05 do đó yếu tố “Tuyển dụng và lựa chọn” tương quan có ý nghĩa với biến độc lập Y với độ tin cậy 95%. Hệ số Beta = 0,131 > 0 cũng cho thấy yếu tố “Tuyển dụng và lựa chọn” có ảnh hưởng dương đến Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy giả thuyết H5 được chấp nhận.

Thang đo “Hoạch định nguồn nhân lực” có sig. = 0,000 < 0,05 do đó yếu tố “Hoạch định nguồn nhân lực” tương quan có ý nghĩa với biến độc lập Y với độ tin cậy 95%. Hệ số Beta = 0,476 > 0 cũng cho thấy yếu tố “Hoạch định nguồn nhân lực” có ảnh hưởng dương đến Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy giả thuyết H6 được chấp nhận.

Kiểm tra giả định về phân phối chuẩn phần dư cho thấy: Độ lệch chuẩn 0,96 gần bằng 1 và Mean xấp xỉ bằng 0 (hình 4.1), do đó giả thuyết phân phối chuẩn của phần dư khi xây dựng mơ hình khơng vi phạm.

Hình 4.1: Biểu đồ tần số của phần dƣ chuẩn hóa Histogram

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả (2016)

Dựa vào biểu đồ P-P Plot (hình 4.2) cho thấy các điểm quan sát khơng phân tán quá xa đường thẳng kỳ vọng nên ta có thể kết luận giả thuyết phân phối chuẩn khơng vi phạm.

Hình 4.2: Biểu đồ Biểu đồ P-P Plot

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả (2016)

Kết quả hình 4.3 cho thấy, phần dư chuẩn hóa đã phân tán ngẫu nhiên trên đồ thị, khơng tạo thành hình dạng nhất định nào.

Như vậy, giá trị dự đoán và phần dư độc lập nhau và phương sai của phần dư khơng đổi. Mơ hình hồi quy là phù hợp

4.6. Thảo luận kết quả nghiên cứu

Mục tiêu của nghiên của là xác định tác động của thực tiễn QTNNL đến kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Kiên Giang. Kết quả nghiên cứu xác định được 06 yếu tố tác động đến kết quả kinh doanh của Công ty, bao gồm: Thu nhập và phúc lợi; Sự tham gia và ra quyết định; Đánh giá kết quả công việc của nhân viên; Đào tạo và phát triển; Tuyển dụng lựa chọn; Hoạch định nguồn nhân lực.

Dựa trên kết quả nghiên cứu cho thấy, có mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố Thu nhập và phúc lợi; Sự tham gia và ra quyết định; Đánh giá kết quả công việc của nhân viên; Đào tạo và phát triển; Tuyển dụng lựa chọn; Hoạch định nguồn nhân lực đến kết quả kinh doanh của Công ty.

Trong nghiên cứu này, yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả kinh doanh của Công ty là yếu tố “Sự tham gia và ra quyết định” (beta= 0,627). Grensing (1991) cho rằng, kết quả kinh doanh tăng lên đáng kể khi các nhân viên tham gia vào việc lập kế hoạch và đưa ra các mục tiêu cho họ. Tuy nhiên, thực tế tại Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Kiên Giang nhân viên đánh giá ở mức trung bình(3,134). Theo (Mansour, 2010) nhân viên hiểu cơng việc của họ đóng góp vào mục tiêu và chiến lược phát triển của công ty; các doanh nghiệp sẽ có kết quả kinh doanh tốt và có lợi thế cạnh tranh bền vững nếu như họ giúp nhân viên chủ động tham gia vào các hoạt động của doanh nghiệp và tham gia vào q trình ra quyết định.

Thực tế tại Cơng ty cổ phần Tư vấn xây dựng Kiên Giang cho thấy: Ban Giám đốc Công ty đã chủ động xây dựng chiến lược kinh doanh cho từng giai đoạn, đồng thời xây dựng kế hoạch hoạt động kinh doanh cho từng năm; chiến lược kinh doanh, kế hoạch hoạt động kinh doanh đều tổ chức hội nghị toàn thể nhân viên cơ quan tham gia đóng góp. Thơng qua hội nghị, nhân viên được tham gia xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh, họ sẽ cảm thấy được đóng góp một phần vào sự phát

nhiệm thực hiện các kế hoạch do chính họ xây dựng nên. Từ đó, nâng cao kết quả kinh doanh của Công ty.

Căn cứ vào chiến lược, kế hoạch kinh doanh của Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng Kiên Giang, từng phòng ban, bộ phận của Cơng ty đã cụ thể hóa cơng việc cụ thể cho từng thanh viên, đều này đã gắn kết chặt chẽ sự tham gia đóng góp của từng cá nhân vào nhiệm vụ chung của Cơng ty. Do đó, sự tham gia và ra quyết định có liên quan chặt chẽ đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này minh chứng rằng: Khi nhân viên được tham gia và ra quyết định đối với công việc chung của Cơng ty thì tinh thần trách nhiệm của họ được nâng cao, họ sẽ làm việc toàn tâm, toàn ý và mang lại kết quả cao.

Tuy nhiên, để một quyết định kinh doanh kịp thời và đúng đắn thì lãnh đạo Cơng ty cần nguồn thơng tin chính xác, Ban Giám đốc cơng ty chưa chú trọng và dẫn đến một số hạn chế sau:

- Chưa thường xun cập nhật thơng tin về những chính sách, chiến lược kinh doanh cho tồn thể nhân viên nắm rõ. Xây dựng các quy định về quy trình tham gia ý kiến của nhân viên. Trong các cuộc họp lãnh đạo phải thường xuyên yêu cầu nhân viên tham gia đóng góp ý kiến và ra quyết định trong phạm vi quyền hạn mà nhân viên được giao.

- Chưa xây dựng và thực hiện tốt quy chế làm việc, tạo điều kiện cho nhân viên tham gia vào các hoạt động quản trị của Công ty, tạo môi trường làm việc thân thiện, thoải mái và năng động để nhân viên luôn được quan tâm, chia sẻ, phát huy giá trị bản thân và tự tin hơn trong giao tiếp với cấp trên. Từ đó nhân viên sẽ dễ dàng chia sẻ những cảm nhận của bản thân đối với tổ chức, mạnh dạn đóng góp ý kiến cho lãnh đạo.

- Chưa có biện pháp phù hợp để khuyến khích nhân viên tự làm chủ và tự chịu trách nhiệm về kết quả cơng việc, khuyến khích nhân viên suy nghĩ độc lập, tạo cho họ ý thức tự làm chủ công việc, tự giải quyết các vấn đề, sau đó báo cáo lại kết quả cụ thể và lãnh đạo là người đánh giá kết quả. Nhân viên càng có nhiều cơ hội đưa ra các cải tiến để hồn thiện kết quả kinh doanh cơng ty và được phép đưa ra những

quyết định có liên quan đến hoạt động của mình thì khả năng suy nghĩ độc lập và tự giải quyết vấn đề càng cao.

- Chưa thực hiện tốt việc trao quyền thực sự cho nhân viên, cho nhân viên tham gia vào việc ra quyết định có liên quan đến kết quả hoạt động chung của cơng ty. Lãnh đạo phải có tầm nhìn, phải biết đâu là người giỏi và ủy thác những quyền hạn nhất định để họ có thể làm việc tốt. Khi đã quyết định ủy thác trách nhiệm cho nhân viên, lãnh đạo phải thực sự tin tưởng và để nhân viên được thoải mái quyết định công việc của họ và chỉ giám sát từ xa, hỗ trợ khi cần thiết. Để cho nhân viên cảm thấy được tin tưởng thì họ sẽ càng nỗ lực làm việc, phát huy tài năng và trở thành những trợ thủ đắc lực cho lãnh đạo trong việc ra các quyết định quản trị.

- Chưa chú trọng và thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo ra cơ hội cho nhân viên thăng tiến nghề nghiệp, nhằm tạo được những nhân viên giỏi, có tố chất quản trị. Tránh tình trạng chỉ giao quyền lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trường hợp công ty cổ phần tư vấn xây dựng kiên giang (Trang 56)