Kiểm định Kaiser-Meyer-Olkin (KMO) 0,918 Kiểm định Bartlett's Hệ số Chi bình phương 988,169
Độ tự do 36
Sig. 0,000
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả (2016)
Bảng 4.13 cho thấy 9 biến quan sát thuộc thang đo Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp khơng có sự thay đổi sau khi phân tích nhân tố khám phá.
Bảng 4.13: Kết quả phân tích nhân tố thang đo Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Tên nhân tố Biến quan sát Nhân tố 1
Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (Y) KQKD1 0,697 KQKD2 0,719 KQKD3 0,766 KQKD4 0,737 KQKD5 0,774 KQKD6 0,788 KQKD7 0,760 KQKD8 0,841 KQKD9 0,765
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả (2016)
4.4. Phân tích hồi quy
4.4.1. Phân tích hệ số tƣơng quan
Trước khi tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính, tác giả sử dụng hệ số tương quan để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ giữa hai biến định lượng.
Mối tương quan tuyến tính giữa biến phụ thuộc (Y) và từng biến độc lập (F1, F2, F3, F4, F5, F6) thông qua ma trận tương quan với giá trị kiểm định là hệ số tương quan Pearson. Giả thuyết H0 của kiểm định này cho rằng khơng có sự tương quan giữa hai biến. Nếu Sig. < 0,05 thì đủ cơ sở bác bỏ H0, nghĩa là hệ số tương quan giữa hai biến có ý nghĩa thống kê. Trái lại, nếu Sig. > 0,05 thì chấp nhận giả thuyết H0, nghĩa là hệ số tương quan giữa hai biến khơng có ý nghĩa thống kê.
Bảng 4.14 cho thấy biến phụ thuộc Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (Y) có tương quan tuyến tính với các biến độc lập F1, F2, F4, F5, F6 vì có Sig. < 0,05. Trong đó, hệ số tương quan thấp nhất là 0,297 (mối liên hệ tương quan giữa Hoạch định nguồn nhân lực với Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp). Hệ số tương quan cao nhất là 0,488 (mối liên hệ tương quan giữa Sự tham gia và ra quyết định với Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp).