Nguyên nhân xảy ra tranh chấp lao động tập thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tranh chấp lao động tập thể và đình công bất hợp pháp tại thành phố hồ chí minh (Trang 36 - 43)

6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

2.1. Nguyên nhân xảy ra tranh chấp lao động tập thể và tiến trình đi đến đình

2.1.1. Nguyên nhân xảy ra tranh chấp lao động tập thể

2.1.1.1. Nguyên nhân từ tiền lương, tiền thưởng

Trong tổng số 426 cuộc đình cơng tính từ năm 2012-2016, nguyên nhân về tiền lương chiếm đến 272 cuộc (chiếm 63,85%).

Theo thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP.HCM, đối với các tranh chấp xảy ra trước Tết nguyên đán năm nội dung tranh chấp tập trung ở việc đòi nợ lương, đề nghị công khai chi trả lương, thưởng thời điểm trước Tết nguyên đán, thanh toán tiền phép năm và việc thực hiện các nội dung pháp luật lao động quy định như tiền lương làm thêm giờ. Thông thường, vào cuối năm là thời điểm doanh nghiệp công bố kế hoạch trả lương, trả thưởng nhân dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán.

52 Xem Phụ lục .

Một trường hợp tại Công ty TNHH Dinsen (Việt Nam)54, với khoảng 6.800 NLĐ đã tiến hàng đình cơng liên quan đến tiền thưởng cuối năm, NLĐ thắc mắc về cách tính tiền thưởng Tết vì thơng báo về cách tính tiền thưởng Tết năm 2015 chưa được thông báo cụ thể và chi tiết, làm cho NLĐ không hiểu rõ và lo sợ tiền lương Tết năm nay sẽ thấp hơn năm trước. Khi tập thể NLĐ đình cơng, Cơng ty đã điều chỉnh lại thơng báo về cách tính tiền thưởng và đồng thời giải thích cho NLĐ hiểu rõ và đảm bảo tiền thưởng Tết Nguyên Đán năm nay sẽ không thấp hơn năm trước.

Thơng thường theo chu kì trả lương tháng 01 là thời điểm tăng lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ, thường được trả vào tháng 02, đây là thời gian sau Tết Nguyên đán, các tranh chấp tập trung chủ yếu vào nội dung đề nghị tăng tiền lương NLĐ, thực hiện các quy định pháp luật về tiền lương làm thêm giờ, trao đổi thống nhất với NLĐ khi thay đổi hình thức trả lương hoặc cách tính lương theo định mức mới.

Trong quá trình hoạt động của mình, một số công ty thay đổi cách quản trị công ty như áp dụng cách tính tiền lương mới, ban hành quy chế trả lương, nâng bậc lương mới nhưng không được tập thể NLĐ đồng tình dẫn đến tập thể NLĐ bức xúc tổ chức đình cơng, điển hình là cuộc đình cơng xảy ra từ ngày 18 tháng 8 năm 2016 đến ngày 22 tháng 8 năm 2016 tại Công ty TNHH Woodwoorth Wooden55, khoảng 3.650 NLĐ đã tổ chức đình cơng vì khơng đồng ý Cơng ty ra thơng báo xét nâng lương theo thang lương đăng ký với cơ quan chức năng, để được nâng lương NLĐ phải tham gia xét duyệt tay nghề do công ty tổ chức. NLĐ yêu cầu công ty thực hiện điều chỉnh lương cơ bản hàng năm cho tất cả NLĐ làm việc đủ 12 tháng trở lên và không tổ chức thi tay nghề.

Trong những năm gần đây, do khó khăn kinh tế quốc tế và trong nước một số doanh nghiệp không trụ vững được, làm ăn thua lỗ khi kinh doanh dẫn đến nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội nên đã bỏ trốn, đối với doanh nghiệp có chủ là người nước ngồi thì đã bỏ về nước. Trong năm 2014, 2015 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã xảy ra 16 trường hợp doanh nghiệp nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội và có chủ bỏ trốn, với tổng số NLĐ bị nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội là 2.012 người với

54 Quốc lộ 1A, Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, ngành nghề sản xuất kinh doanh: giày da.

số tiền trên 15 tỷ đồng56. Trong đó một doanh nghiệp xảy ra nợ lương của nhiều NLĐ nhất là Công ty TNHH Keo Hwa Vina ở Hóc Mơn, nợ lương của khoảng 1000 NLĐ với số tiền nợ lương lên đến 6,2 tỷ đồng.

Khi bị chủ nợ lương quá lâu và phát hiện chủ doanh nghiệp khơng cịn ở Việt Nam thì NLĐ đã tiến hành đình cơng nhằm gây sức ép cho người đại diện doanh nghiệp tại Việt Nam và bộ phận gián tiếp để yêu cầu chủ doanh nghiệp quay trở lại giải quyết các vấn đề nợ lương, bảo hiểm xã hội, đồng thời cử người giám sát hoạt động của doanh nghiệp để tránh tình trạng doanh nghiệp tẩu tán tài sản, bán tài sản cho người khác để chối bỏ trách nhiệm với NLĐ.

2.1.1.2. Nguyên nhân liên quan đến việc tham gia, đóng bảo hiểm xã hội

Tính đến hết tháng 10 năm 2016, số người tham gia BHXH bắt buộc trên cả nước là 12,66 triệu người, BHXH tự nguyện là 196.417 người, BHTN là 10,82 triệu người, BHYT là 74,47 triệu người. Tổng số BHXH, BHYT và BHTN là 197.417,4 tỷ đồng, đạt 77,84% so với kế hoạch giao.

Tổng số nợ BHXH, BHYT, BHTN đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2015 là 7.562 tỷ đồng, bằng 3,68% số phải thu, trong đó: nợ BHXH là 6.001 tỷ đồng; nợ BHYT là 1.340 tỷ đồng; nợ BHTN là 311 tỷ đồng. Tính đến hết tháng 10 năm 2016, tổng số nợ là 14.259,1 tỷ đồng bằng 6,05% số phải thu, trong đó: nợ BHXH là 9.547,6 tỷ đồng, nợ BHTN là 521,8 tỷ đồng, nợ BHYT là 4.189,6 tỷ đồng57.

Riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh tính đến tháng 10/2016, số lượng doanh nghiệp nợ tiền đóng BHXH là 44.347 đơn vị, với số tiền nợ BHXH là 2.420.183 triệu đồng và số lượng lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp nợ là 1.173.149 người58. Cụ thể:

56 Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, 2014-2015. Báo cáo tình hình nợ

lương, bảo hiểm xã hội năm 2014, 2015 báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

57 Trích Dự thảo Báo cáo Đề xuất phương án bảo vệ quyền lợi về bảo hiểm xã hội của người lao dộng trong các doanh nghiệp giải thể, phá sản, nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội năm 2016.

58 Công văn số 2786/BHXH-VP ngày 22 tháng 11 năm 2016 của Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh về việc phối hợp cơng tác quản lý nhà nước về thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.

Loại hình doanh nghiệp Doanh nghiệp nợ dưới 3 tháng Doanh nghiệp nợ từ 3 đến dưới 6 tháng Doanh nghiệp nợ trên 6 tháng Tổng số doanh nghiệp nợ Khối DN có vốn đầu tư nước ngoài 2.362 628 325 3.315 Khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh 25.090 6.875 8.335 40.300 Khối doanh nghiệp nhà nước 601 63 68 732 Tổng cộng 28.053 7.566 8.728 44.347

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ BHXH của doanh nghiệp:

- Do ảnh hưởng suy thoái kinh tế nên một số doanh nghiệp gặp khó khăn thực sự trong hoạt động sản xuất kinh doanh như các công ty thuộc lĩnh vực may mặc, xây dựng, kinh doanh bất động sản. Không những nợ tiền BHXH mà doanh nghiệp còn nợ thuế, nợ lương nhân viên, cho dù có phán quyết của Tòa án nhưng đơn vị khơng có khả năng thanh tốn. Một số doanh nghiệp tập trung lo lương cho NLĐ, kế đến là nộp Thuế, chưa chú trọng tới việc đóng BHXH.

- Do việc chế tài, xử phạt về BHXH đối với doanh nghiệp chưa nghiêm, chưa đủ mạnh nên dù doanh nghiệp làm ăn hiệu quả nhưng vẫn muốn chiếm dụng quỹ BHXH để sử dụng vào mục đích khác.

- Khi doanh nghiệp làm ăn khơng hiệu quả, thì chuyển sang địa bàn khác để trốn đóng BHXH hoặc nhiều doanh nghiệp ngồi quốc doanh và các văn phịng đại diện, doanh nghiệp sử dụng ít lao động (dưới 5 lao động), khi bị các cơ quan chức năng yêu cầu thực hiện trách nhiệm về BHXH cho NLĐ thì di chuyển đi nơi khác, gây khó khăn trong việc kiểm tra thực thi pháp luật về BHXH. Trong khi cơ quan quản lý nhà nước không đủ nhân lực để hậu kiểm tra việc cấp phép đăng ký kinh doanh. NLĐ làm việc ở các doanh nghiệp này thường không được hưởng quyền lợi về BHXH.

- Một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với quy mô lớn âm thầm chuyển nhượng lại doanh nghiệp và cả số nợ BHXH “khổng lồ” không thể trả nổi để trốn trách nhiệm. Nếu khơng chuyển nhượng được thì chủ doanh nghiệp bỏ trốn để lại tồn bộ tài sản đã thế chấp cho ngân hàng hoặc các tài sản cố định chủ yếu là thuê mướn nên cũng khơng có tài sản để thu hồi nợ. Nhiều doanh nghiệp đóng khơng đủ số lao động thực tế làm việc, đóng khơng đúng đối tượng, đóng khơng đúng mức lương thực tế làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Vì vậy, mức hưởng trợ cấp BHXH của NLĐ thấp so với tiền lương lúc cịn làm việc. Loại hình doanh nghiệp này thường xảy ra ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.

Việc đòi nợ các doanh nghiệp là Chi nhánh hoặc Văn phịng đại diện của cơng ty chủ quản có trụ sở ở địa phương khác gặp rất nhiều khó khăn do họ hạch toán phụ thuộc, nếu đơn vị chủ quản khơng chuyển tiền thì họ phải nợ BHXH, BHYT. Khi văn bản thông báo nợ của BHXH thành phố gửi cho đơn vị chủ quản thì họ lơ là, xem như khơng thuộc trách nhiệm của mình.

Trong tổng số 426 cuộc đình cơng tính từ năm 2012-2016, nguyên nhân về BHXH chiếm đến 50 cuộc (chiếm 11,74%).

Điển hình một số vụ như: Từ ngày 23 tháng 01 năm 2013 đến ngày 24 tháng 01 năm 2013, Công ty Cổ phần VietStar59, hàng tháng Công ty đều trừ tiền BHXH của NLĐ nhưng lại khơng đóng cho cơ quan BHXH. Nhiều NLĐ sau khi nghỉ việc hoặc nghỉ thai sản đều không nhận được tiền BHXH (theo ghi nhận công ty đã nợ cơ quan BHXH từ tháng 03/2012).

Trường hợp nợ tiền BHXH của nhiều NLĐ lớn nhất xảy ra trong năm 2015, tại Công ty TNHH Keo Hwa Vina ở Hóc Mơn, nợ số tiền 13,35 tỷ đồng của 1000 NLĐ đang làm việc tại Công ty, khiến cho tập thể NLĐ bức xúc tổ chức đình cơng và làm đơn khởi kiện ra tòa, sự việc đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm do chủ doanh nghiệp là người Hàn Quốc đã bỏ trốn ra nước ngoài.

2.1.1.3. Nguyên nhân liên quan đến thái độ ứng xử của chuyên gia nước ngồi

Khơng thể phủ nhận rằng những năm gần đây, tốc độ cơng nghiệp hóa của Thành phố diễn ra nhanh chóng. Trong tiến trình đó, do đặc điểm quy hoạch vùng và chính sách thu hút vốn đầu tư khá linh hoạt ở các địa phương mà tạo nên những dòng di chuyển lao động lớn từ các tỉnh có tốc độ cơng nghiệp hóa chậm sang các

tỉnh có tốc độ cơng nghiệp hóa nhanh, trong đó đặc biệt là dịng di chuyển lao động từ các tỉnh phía Bắc vào các KCN ở phía Nam. Thực tế là tại các KCN lao động thường có tuổi trẻ (dưới 35 tuổi) và nhập cư từ các tỉnh khác. Loại lao động này có trình độ chun mơn, thu nhập hạn chế trong khi áp lực về ổn định cuộc sống rất lớn như: áp lực về kinh tế, áp lực về phát triển sự nghiệp, áp lực về cuộc sống ổn định gia đình…

Cùng với tiến trình cơng nghiệp hóa là những dịng di chuyển lớn từ khu vực nông nghiệp nông thơn ra Thành phố. Lao động trẻ thường ít bị ràng buộc, có sức khỏe và có kỳ vọng về cuộc sống tốt đẹp hơn khi thốt ly khỏi nơng nghiệp nông thôn. Tuy nhiên, do NLĐ mới chuyển từ nông thôn ra nên xét cả về mặt kinh tế, kỹ thuật và văn hóa thì đều khó thích nghi với môi trường sống cũng như môi trường làm việc mới.

Do xuất phát điểm khá thấp, kinh nghiệm làm việc ở các nhà máy, xí nghiệp ở Thành phố chưa nhiều nên NLĐ thường hạn chế cả về trình độ chun mơn cũng như tác phong và ý thức chấp hành kỷ luật, pháp luật. Các khóa đạo tạo nghề thường chưa dành sự quan tâm đúng đối với tác phong lao động và kiến thức pháp luật về QHLĐ. Trong khi đó, NLĐ lớn lên ở nơng thơn, chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa làng xã, tư tưởng tiểu nơng và tư duy của một nền kinh tế tự cung tự cấp.

Nhiều lao động đã mang thói quen, tác phong làm việc của văn hóa nơng thơn vào trong các phân xưởng, nhà máy, tất yếu dẫn đến tác phong làm việc thiếu tính kỷ luật, thiếu tinh thần trách nhiệm, có trường hợp NLĐ tự ý nghỉ việc khơng có lý do chính đáng, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi khơng đảm bảo đúng theo nội quy lao động của doanh nghiệp…làm ảnh hưởng đến cả dây chuyền sản xuất, bộ phận sản xuất kinh doanh. Điều này làm cho chủ doanh nghiệp, những người quản lý các cấp khơng hài lịng, có thái độ cư xử thiếu văn hóa, trường hợp nhẹ thì họ la mắng, nặng thì phạt tiền hay thậm chí đánh đập, xúc phạm nhân phẩm của NLĐ…

Đó là một trong những ngun nhân xảy ra đình cơng, chính là thái độ cư xử của quản lý người nước ngồi đối với NLĐ Việt Nam có những hành vi đánh đập, xúc phạm nhân phẩm NLĐ Việt Nam, như trường hợp xảy ra đình cơng từ ngày 12 tháng 9 đến 13 tháng 9 năm 2012 tại Cơng ty TNHH Hansae Việt Nam có vốn đầu tư Hàn Quốc, ngành nghề may mặc, chuyên gia xưởng 2 quốc tịch Trung quốc thường xuyên xúc phạm NLĐ khiến cho tập thể NLĐ bức xúc dẫn đến đình cơng

yêu cầu đổi chuyên gia. Vụ việc chỉ kết thúc khi Giám đốc xưởng 2 và chuyên gia tiếp xúc tập thể NLĐ ngừng việc và hứa khắc phục những kiến nghị của NLĐ.

Ngày 05 tháng 5 năm 2016, Công ty TNHH Pouyuen (Việt Nam), Quốc lộ 1A, Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, ngành nghề sản xuất: giày da, khoảng 150 NLĐ tiến hành đình cơng do chủ quản cơng ty là bà Ngụy Mỹ Chi có thái độ khơng tế nhị (la lối, chửi mắng) đối với NLĐ vì áp lực tăng sản lượng hàng hóa nên trên chuyền sản xuất có một số đơi giày không đạt tiêu chuẩn. Công ty đã tổ chức họp và có trả lời chính thức với NLĐ về cách cư xử của bà Chi ngay trong ngày để NLĐ quay trở lại làm việc.

2.1.1.4. Các nguyên nhân khác không xuất phát từ quan hệ lao động

Ngồi ra, NLĐ cịn tiến hành đình cơng tự phát khơng xuất phát từ QHLĐ. Đó là tình huống xảy ra khi NLĐ tại các doanh nghiệp hưởng ứng lời kêu gọi xuống đường biểu tình phản đối hành động đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam của Trung Quốc xảy ra vào thời điểm tháng 5/2014. Vụ việc xuất phát từ việc hàng chục nghìn cơng nhân trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Đồng Nai đã xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều kẻ kích động đã lợi dụng, xúi giục cơng nhân đốt nhà xưởng, hành hung bảo vệ và chuyên gia của nhiều doanh nghiệp gây thiệt hại hàng tỷ đồng.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh nhiều cơng ty ở Khu cơng nghiệp Tân Tạo (quận Bình Tân, TP HCM) đóng cửa, dán thơng báo “tạm nghỉ”, sau khi hàng nghìn cơng nhân đồng loạt xuống đường phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 ở quần đảo Hồng Sa của Việt Nam. Điển hình là tại Cơng ty TNHH Pouyuen Việt Nam và 8 công ty tại khu công nghiệp Pouyuen tại quận Bình Tân, Cơng ty Pouyuen Việt Nam có tổng số 83.048 lao động trong đó có 526 lao động Trung Quốc, 235 lao động Đài Loan. Trưa ngày 13 tháng 5 năm 2014 có một số người bên ngồi kích động, rải truyền đơn kêu gọi diễu hành, biểu tình bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, cơng ty lo sợ việc diễu hành gây thiệt hại cho công ty nên cho NLĐ nghỉ việc từ chiều 13/5 đến hết ngày 15/5, đến ngày 16/5 mới đi làm lại. Trong thời gian cho

NLĐ nghỉ việc, thì có 318 lao động là người Trung Quốc và 31 người Đài Loan về nước60.

Gần đây là vào tháng 3 năm 2015 cũng tại Công ty TNHH Pouyuen Việt Nam và 8 công ty tại khu công nghiệp Pouyuen, hơn 80 nghìn NLĐ đang làm việc tại Công ty đã tổ chức ngừng việc tập thể sau khi Công ty TNHH Pouyen Việt Nam mời báo cáo viên Bảo hiểm xã hội Thành phố đến để phổ biến pháp luật về Luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tranh chấp lao động tập thể và đình công bất hợp pháp tại thành phố hồ chí minh (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)