6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
3.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến đình cơng và giải quyết
quyết đình cơng
3.1.1 Cần sửa đổi, bổ sung một số mức phạt hành chính các hành vi vi phạm về tiền lương, các chính sách liên quan đến tiền lương tối thiểu vùng phạm về tiền lương, các chính sách liên quan đến tiền lương tối thiểu vùng
Như đã phân tích, nguyên nhân chủ yếu gây ra tranh chấp lao động liên quan đến tiền lương, tiền thưởng, do đó để hạn chế các TCLĐTT chúng ta cần nâng mức xử phạt liên quan đến việc NSDLĐ chậm trả, không trả lương đúng hạn cho NLĐ mới đủ tính răn đe cho các hành vi vi phạm đến việc chi trả lương. Hiện nay mức xử phạt cao nhất đối với hành vi trả lương không đúng hạn, trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện…là 100 triệu đồng đối với tổ chức, 50 triệu đồng đối với cá nhân với vi phạm từ 301 NLĐ trở lên65, mức xử phạt giới hạn như vậy là chưa hợp lý, vì
65 Khoản 3 Điều 13 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước
có những vụ TCLĐTT với vi phạm lên đến 1000 lao động, do đó đề nghị quy định thêm mức xử phạt với vi phạm từ 301 đến 501 NLĐ, từ 501 đến 1.000 NLĐ, từ 1.001 đến 1.500 NLĐ, từ 1.501 NLĐ đến 2000 NLĐ và từ 2001 NLĐ trở lên.
Ngoài ra, cũng cần thay đổi biện pháp khắc phục hậu quả từ: “Buộc trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho NLĐ tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm..”66 thành “Buộc trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho NLĐ tính theo mức lãi suất tiền gửi có kỳ hạn của các ngân hàng thương mại nhà nước
công bố tại thời điểm xử phạt tương ứng với thời gian chậm trả lương đối với hành
vi vi phạm..”. Vì nếu NLĐ nhận đầy đủ tiền lương đúng thời hạn, họ có thể đem gửi tiết kiệm để lấy lãi suất tiền gửi có kỳ hạn cho nên cần sửa đổi như đề nghị của tác giả sẽ phù hợp với thực tiễn hơn.
Trong thời gian tới, mặc dù tăng trưởng kinh tế trong nước tiếp tục phục hồi, tuy nhiên, sẽ vẫn có hiện tượng doanh nghiệp ngừng hoạt động, cịn nợ tiền lương, tiền tham gia bảo hiểm xã hội, có chủ bỏ trốn vẫn diễn biến phức tạp. Mặc dù vậy, các cơ quan quản lý có liên quan vẫn lúng túng trong việc xử lý khi xảy sự việc chủ doanh nghiệp nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội của NLĐ, có dấu hiệu bỏ trốn vì:
Hiện nay mới chỉ có Thơng tư liên tịch 06/2009/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 27/2/2009 của Bộ LĐTB&XH và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg ngày 23 tháng 2 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ đối với NLĐ mất việc làm trong doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế thì có nêu đến việc doanh nghiệp bỏ trốn như sau: Doanh nghiệp có chủ doanh nghiệp bỏ trốn là doanh nghiệp khơng có người đại diện hợp pháp đứng ra giải quyết quyền lợi của NLĐ và được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền xác định.
ngoài theo hợp đồng được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 88/2015/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ.
66 Khoản 7 Điều 13 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 88/2015/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ.
Để trấn an và ổn định tình hình trong khi chờ đợi hướng xử lý rốt ráo, Chính phủ đã phải tạm ứng ngân sách “trả nợ lương” cho các chủ doanh nghiệp đã bỏ trốn. Sau đó sẽ thanh lý tài sản của doanh nghiệp để thu hồi lại.
Để có cơ sở pháp lý giải quyết vụ việc nợ lương của NLĐ, đề nghị Chính phủ sớm ban hành văn bản hướng dẫn về quy trình xử lý những doanh nghiệp ngừng hoạt động, còn nợ tiền lương, tiền tham gia bảo hiểm xã hội mà có chủ bỏ trốn, trong đó quy định rõ tiêu chí để xác định doanh nghiệp có chủ bỏ trốn (Thông tư liên tịch số 06/2009/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 27/02/2009 của Liên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính quy định khơng rõ về doanh nghiệp có chủ doanh nghiệp bỏ trốn); các bước xử lý những vấn đề phát sinh trong QHLĐ tại doanh nghiệp có chủ bỏ trốn và những biện pháp chế tài đối với những chủ doanh nghiệp đã bỏ trốn. Đồng thời, hướng dẫn cụ thể về quy trình, thủ tục tạm ứng ngân sách địa phương để chi trả cho NLĐ bị mất việc làm do doanh nghiệp ngừng hoạt động, còn nợ lương và nợ tiền bảo hiểm xã hội mà có chủ bỏ trốn nhưng khơng đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp, và có hướng dẫn biện pháp hỗ trợ đối với NLĐ tại những doanh nghiệp nói trên bị mất việc làm nhưng không đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
Trước thực tiễn xảy ra tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân Thành phố đã chỉ đạo Sở Ngoại vụ liên hệ với Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại Thành phố Hồ Chí Minh để hỗ trợ yêu cầu đối chủ doanh nghiệp là người Hàn Quốc nợ lương có dấu hiệu bỏ trốn sớm quay trở lại để giải quyết hậu quả.
Tuy nhiên sau nhiều lần chờ đợi, biện pháp khả thi nhất được đưa ra sau cuộc làm việc giữa các sở, ngành với Lãnh sự quán Hàn Quốc tại Thành phố Hồ Chí Minh là thuyết phục chủ doanh nghiệp trở lại. Theo lý giải của đại diện Sở Tư pháp, TAND Thành phố Hồ Chí Minh, việc các doanh nghiệp nợ BHXH, nợ lương của NLĐ là quan hệ dân sự. Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam – Hàn Quốc chỉ áp dụng cho các tội phạm hình sự, vì vậy khơng thể dẫn độ chủ doanh nghiệp người Hàn Quốc về Việt Nam để xử lý. Do đó, để bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, cần phải hình sự hóa tội khơng trả lương cho NLĐ mà bỏ trốn trong Bộ luật Hình sự.
Ngồi ra, hàng năm trước khi Chính phủ ban hành Nghị định về tiền lương tối thiểu vùng, Hội đồng tiền lương quốc gia cần tham mưu cho Chính phủ mức tăng
lương tối thiểu vùng hợp lý, vì khi lương tối thiểu tăng quá nhanh so với tăng năng suất lao động67 có thể phát sinh nhiều tác động tiêu cực đến cả doanh nghiệp và NLĐ. Vì khi tăng lương là chi phí đầu vào tăng nhưng hiệu quả, năng suất làm việc của NLĐ không cao dẫn đến doanh nghiệp phải bù lỗ, buộc phải thu hẹp sản xuất, ngừng hoạt động…Mặt khác, các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh phần lớn đều chi trả lương cao hơn mức lương tối thiểu vùng, khi Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng nhưng NLĐ có thực sự được hưởng mức tăng đó khơng thì phải có sự đánh giá lại. Vì lương tối thiểu là lương nền cho việc đóng các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, phí cơng đồn… Khi lương tối thiểu tăng, những khoản đóng góp trên sẽ tăng theo, trong khi lương thực trả cho NLĐ không đổi khiến thu nhập của người NLĐ bị giảm xuống.
3.1.2. Cần thực hiện biện pháp chế tài mạnh đối với hành vi nợ và trốn đóng bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm xã hội
Biện pháp thu hồi nợ BHXH cao nhất và hiệu quả nhất mà Bảo hiểm xã hội thành phố đã áp dụng là khởi kiện doanh nghiệp nợ. Tuy nhiên, việc Tịa án đình chỉ tất cả các vụ kiện liên quan đến nợ bảo hiểm xã hội từ đầu năm 2016 đã ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hồi nợ. Từ đầu năm 2016, Luật Bảo hiểm xã hội giao trách nhiệm cho tổ chức Cơng đồn kiện các doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội để đòi quyền lợi cho NLĐ. Một số nơi tổ chức cơng đồn cơ sở tại doanh nghiệp chưa đủ mạnh, cán bộ cơng đồn công tác kiêm nhiệm nên chưa mạnh dạn làm hết trách nhiệm của người đại diện quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể NLĐ, khơng dám góp ý khi NSDLĐ có dấu hiệu vi phạm pháp luật như: doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội hội kéo dài, không tham gia bảo hiểm xã hội cho ngườ i lao đô ̣ng…
Từ ngày 01 tháng 6 năm 2016, theo quy định thì cơ quan Bảo hiểm xã hội có chức năng thanh tra về thu bảo hiểm xã hội68, nhưng do BHXH Việt Nam chậm ban hành văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện nên cho đến thời điểm hiện nay BHXH thành phố chưa thể tiến hành thanh tra chuyên ngành, vẫn tiếp tục phối hợp với
67 “Tiền lương tối thiểu có quan hệ với mức sống tối thiểu, năng suất lao động và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và xử lý vấn đề này là không dễ đối với tất cả các quốc gia. Tiền lương thực tế của nước ta tăng bình quân 8%/năm nhanh hơn tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế và tiền lương tối thiểu vùng tăng bình quân 12,2%/năm nhanh hơn tốc độ tăng năng suất lao động (khoảng 4,2%/năm) là một nghịch lý”, phát biểu của TS. Đặng Đức Đạm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tại buổi Tọa đàm “Tiền lương tối thiểu và an sinh xã hội”.
68 Nghị định 21/2016/NĐ-CP ngày 31/3/2016 của Chính phủ quy định việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của cơ quan bảo hiểm xã hội.
Thanh tra Sở LĐTB&XH như những năm trước. Tuy nhiên, do lực lượng thanh tra mỏng, tình trạng vi phạm Luật BHXH của doanh nghiệp ngày càng gia tăng trên địa bàn thành phố, Thanh tra Sở chỉ ưu tiên thanh tra những đơn vị có số lao động đơng và có số nợ lớn, thời gian nợ kéo dài. Vì vậy, đối với số nợ tập trung tại các doanh nghiệp nhỏ, có số lao động ít và có thời gian nợ kéo dài thì chưa được cơ quan quản lý nhà nước xử phạt. Do đó, đề nghị BHXH Việt Nam cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành BHXH để sớm phát hiện và xử phạt các doanh nghiệp cố tình nợ và trốn đóng trên địa bàn Thành phố, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, số lao động ít.
Trước thực trạng nhiều cá nhân, doanh nghiệp có hành vi trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN gây ra hậu quả làm cho NLĐ không đủ điều kiện để hưởng các chế độ như thai sản, lương hưu, tai nạn, ốm đau…gây thất thoát cho quỹ bảo hiểm xã hội, để đảm bảo quyền và lợi ích chính của NLĐ, bảo vệ các quan hệ pháp luật và những quy định trong lĩnh vực lao động được nghiêm chỉnh thực thi, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã quy định Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho NLĐ tại Điều 216. Tuy nhiên cho đến hiện nay, BLHS năm 2015 đang bị lùi hiệu lực thi hành69, do đó, tác giả rất tán thành quy định này trong BLHS năm 2015 và đề nghị Quốc hội xem xét mau chóng cho thi hành Điều luật này để đảm bảo tính răn đe.
3.1.3. Sửa đổi, bổ sung các quy định về giải quyết TCLĐTT, đình cơng
Để hạn chế tình trạng đình cơng bất hợp pháp, đình cơng tự phát, về cơ chế giải quyết đình cơng cần có những biện pháp phù hợp với thực tiễn, tạo điều kiện cho tập thể NLĐ tiến hành đình cơng hợp pháp, như:
Thứ nhất, cần quy định biện pháp chế tài cụ thể trong trường hợp không thực
hiện các nội dung đã được ghi nhận tại biên bản hòa giải thành của HGVLĐ, HĐTTLĐ.
Thực tế giải quyết TCLĐTT tại Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy có những trường hợp NSDLĐ cố tình khơng thực hiện những thỏa thuận trong biên bản hòa
69 Khoản 2 Điều 1 Nghị Quyết số 144/2016/QH13 về việc lùi hiệu lực thi hành của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13, Bộ luật Tố tụng Hình sự số 101/2015/QH13, Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13, Luật Thi hành Tạm giữ, Tạm giam số 94/2015/QH13 và Bổ sung Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016.
giải thành đã được HGVLĐ tham gia hòa giải dẫn đến NLĐ tiếp tục tiến hành đình cơng bất hợp pháp nhằm gây sức ép buộc NSDLĐ phải thực hiện những gì đã thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành, đây còn thể hiện thái độ coi thường của NSDLĐ trước sự có mặt của đại diện nhà nước là HGVLĐ, coi thường pháp luật. Mặt khác, đối với các trường hợp TCLĐTT về lợi ích, một khi đã được HGVLĐ hoặc HĐTTLĐ hịa giải thành thì đây có thể được coi là sự xác lập quyền và nghĩa vụ giữa NLĐ và NSDLĐ, những tranh chấp xảy ra sau khi một trong các bên không thực hiện đúng theo nội dung biên bản thỏa thuận thì phải được xử lý theo trình tự, thủ tục giải quyết TCLĐTT về quyền.
Do đó, để chấm dứt tình trạng khơng tn thủ biên bản hịa giải thành, tăng cường sự nghiêm chỉnh chấp hành của NSDLĐ, nâng cao vị thế, uy tín cho HGVLĐ, HĐTTLĐ và khuyến khích tập thể NLĐ chọn cách giải quyết TCLĐTT là hòa giải, thương lượng để hạn chế đình cơng bất hợp pháp, đình cơng tự phát, ngồi việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện biên bản hòa giải thành của HGVLĐ, cơ quan quản lý lao động tại địa phương thì pháp luật cần phải có chế tài cụ thể về vấn đề này.
Tác giả xin đề xuất đối với trường hợp NSDLĐ không tự giác thực hiện thì HGVLĐ, HĐTTLĐ ngồi việc kiểm tra, giám sát, nhắc nhở thực hiện, HGVLĐ, HĐTTLĐ đồng thời gửi quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên đến Tòa án đề nghị ra quyết định cơng nhận hịa giải thành và có hiệu lực thi hành, được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của cơ quan thi hành án dân sự.
Thứ hai, đối với quy định về việc tổ chức đình cơng và người lãnh đạo đình
cơng. Đối với các doanh nghiệp chưa thành lập cơng đồn cơ sở thì đình cơng do tổ chức cơng đồn cấp trên tổ chức và lãnh đạo theo đề nghị của NLĐ70, tuy nhiên, quy định này lại trái với quy định của Luật Cán bộ, Công chức khi cán bộ cơng đồn chuyên trách các cấp đều là cán bộ, công chức nhà nước mà những người
này khơng có động lực, lợi ích liên quan để đứng ra tổ chức đình cơng; pháp luật cũng không đặt ra chế tài nào nếu cơng đồn cấp trên khơng thực hiện trách nhiệm này. Do đó, tác giả đề nghị sửa đổi, bổ sung quy định theo hướng đối với các doanh nghiệp chưa thành lập cơng đồn cơ sở thì người lãnh đạo đình cơng là người được tập thể NLĐ tham gia đình cơng bầu ra, được xem là người lãnh đạo đình cơng hợp
pháp, việc thực hiện này có thể bằng các phiếu lấy ý kiến của từng NLĐ tham gia đình cơng.
Thứ ba, quy định về bồi thường thiệt hại cho NSDLĐ trong trường hợp đình
cơng bất hợp pháp hiện nay là khơng khả thi, bởi vì, ban chấp hành cơng đồn cơ sở