Đình cơng bất hợp pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tranh chấp lao động tập thể và đình công bất hợp pháp tại thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 32)

6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

1.4. Đình cơng bất hợp pháp

Để được coi là hợp pháp, cuộc đình cơng cần tn thủ những điều kiện về mục đích đình cơng, đối tượng được phép đình cơng, thời điểm đình cơng, thủ tục chuẩn bị đình cơng, chủ thể lãnh đạo đình cơng, phạm vi đình cơng. Đây là những điều kiện hợp pháp của một cuộc đình cơng được quy định trong các văn bản pháp luật và là cơ sở để cơ quan nhà nước, tồ án có thẩm quyền xem xét tính hợp pháp của cuộc đình cơng trong q trình giải quyết đình cơng.

Đình cơng bất hợp pháp là đình công không thực hiện đầy đủ, không thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Hiện nay, pháp luật nước ta quy định đình cơng thuộc một trong các trường hợp sau là bất hợp pháp:

Theo quy định của BLLĐ năm 1994, đình cơng bất hợp pháp gồm bảy trường hợp:

 Không phát sinh từ TCLĐTT ;

 Không do những NLĐ cùng làm việc trong một doanh nghiệp tiến hành;

 Khi vụ việc TCLĐTT chưa được hoặc đang được cơ quan, tổ chức giải quyết theo quy định của Bộ luật này;

 Khơng lấy ý kiến NLĐ về đình cơng theo quy định;

 Khơng lấy ý kiến NLĐ về đình cơng hoặc vi phạm các thủ tục quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 174b của Bộ luật này;

 Tiến hành đình cơng tại doanh nghiệp khơng được đình cơng trong danh mục của do Chính phủ quy định;

 Khi đã có quyết định hỗn hoặc ngừng đình cơng.

Theo quy định của BLLĐ năm 2012 thì đình cơng bất hợp pháp chỉ gồm năm trường hợp sau:

 Không phát sinh từ TCLĐTT về lợi ích;

 Khi vụ việc TCLĐTT chưa được hoặc đang được cơ quan, tổ chức giải quyết theo quy định của pháp luật;

 Tiến hành đình cơng tại doanh nghiệp khơng được đình cơng trong danh mục của do Chính phủ quy định;

 Khi đã có quyết định hỗn hoặc ngừng đình cơng.

Như vậy so với quy định của BLLĐ năm 1994 thì quy định về đình cơng bất hợp pháp của BLLĐ năm 2012 không coi các trường hợp vi phạm về thủ tục tiến hành đình cơng hoặc vi phạm về người tổ chức lãnh đạo đình cơng là đình cơng bất hợp pháp.

Thực tế các cuộc đình cơng trong thời gian qua phần lớn đều là bất hợp pháp và vi phạm quy định về trình tự, thủ tục tiến hành đình cơng, thường vi phạm vào các điều kiện như sau:

- Mục đích của cuộc đình cơng

Việc thực hiện quyền đình cơng chỉ nhằm mục đích tạo sức ép để NSDLĐ phải đáp ứng nhu cầu về quyền, lợi ích của NLĐ trong quá trình lao động và QHLĐ32. Đình cơng có mục đích bảo vệ các quyền lợi nghề nghiệp, không nhằm mục đích chính trị. Các quốc gia thừa nhận quyền đình công đều không xem các cuộc đình cơng có mục đích chính trị là hợp pháp. ILO cũng thống nhất với quan điểm này, điều đó thể hiện qua quan điểm chung của Liên hiệp quốc khi đưa quyền đình cơng vào trong nhóm các quyền kinh tế-xã hội33. Đình cơng là cuộc đấu tranh kinh tế giữa NLĐ và NSDLĐ, các cuộc đình cơng liên quan đơn thuần đến chính trị đều bị xem là bất hợp pháp. Nhiều quốc gia coi đây là vấn đề đương nhiên không quy định trong các văn bản pháp luật34 nhưng cũng có quốc gia quy định rõ ràng mục đích đình cơng khơng vượt q lĩnh vực lao động và đây là một điều kiện hợp pháp của cuộc đình cơng35.

Pháp luật Việt Nam coi một cuộc đình cơng là bất hợp pháp là cuộc đình cơng không xuất phát từ TCLĐTT, những trường hợp ngừng việc vì những mục đích chính trị đều bị coi là bất hợp pháp vì đình cơng là loại quyền kinh tế xã hội, gắn

32 Trần Trọng Tuấn, 2006. Đình cơng và thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết đình cơng tại thành phố Hồ Chí Minh. Luận án Thạc sĩ Luật hoc. Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr.14.

33 Cơng ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa được Đại hội đồng Liên hợp Quốc thơng qua ngày 16/12/1966.

34 Đỗ Ngân Bình, 2005. Pháp luật về đình cơng và giải quyết đình cơng ở Việt Nam trong điều kiện

kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Luận án tiến sĩ Luật học. Đại học Luật Hà Nội, Đức.

35 Đỗ Ngân Bình (2005), “Pháp luật về đình cơng và giải quyết đình cơng ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập Quốc tế”, Luận án tiến sĩ Luật học. Đại học Luật Hà Nội, Nga.

với địa vị pháp lý của NLĐ khơng phải là quyền chính trị gắn địa vị pháp lý của mọi công dân. Theo pháp luật Việt Nam, một cuộc đình cơng hợp pháp khi đối tượng bị gây sức ép là NSDLĐ, một bên trực tiếp tham gia QHLĐ với tập thể NLĐ đang tiến hành đình cơng. Chỉ những cuộc đình cơng xuất phát từ TCLĐTT nhằm gây sức ép để giải quyết quyền lợi của tập thể lao động trong phạm vi QHLĐ mới đảm bảo tính hợp pháp của cuộc đình cơng. Theo quy định của BLLĐ năm 2012 tập thể NLĐ chỉ được tiến hành đình cơng khi xảy ra tranh chấp lao động về lợi ích36. TCLĐTT về lợi ích là tranh chấp lao động phát sinh từ việc tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động hoặc các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác trong quá trình thương lượng giữa tập thể lao động với NSDLĐ37.

- Thời điểm có quyền đình cơng và thủ tục chuẩn bị đình cơng

Thời điểm có quyền đình cơng được hiểu là thời điểm tập thể lao động được phép sử dụng quyền đình cơng theo quy định của pháp luật38. Đình cơng xuất phát từ TCLĐTT về lợi ích39. Như vậy đình cơng sẽ nhằm gây sức ép với NSDLĐ để đạt được những yêu sách để đạt được những thỏa thuận cao hơn quy định hay những yêu sách về điều kiện lao động chưa có quy định trong doanh nghiệp. Do đình cơng phải xuất phát từ các yêu cầu về lợi ích nên thời điểm để tiến hành các thủ tục đình cơng sau thời gian quy định tại Khoản 3 Điều 206 BLLĐ năm 2012. Như vậy những cuộc đình cơng chỉ được phép tiến hành sau khi đã qua thời gian hòa giải, trọng tài lao động để giải quyết nhưng không thành, đồng thời tập thể lao động cũng không khởi kiện ra tòa án mà chọn giải pháp đình cơng nhằm gây sức ép đối với NSDLĐ để đạt yêu sách về lợi ích. Đối chiếu với thực tiễn pháp luật đình cơng có thể thấy rằng tất cả các cuộc đình cơng đều diễn ra bất ngờ, chớp nhống, khơng tn theo thủ tục quy định về thời điểm đình cơng, khơng đáp ứng được quy định của pháp luật nên thường được coi là đình cơng bất hợp pháp.

Việt Nam cũng quy định thủ tục chuẩn bị đình cơng là một điều kiện để cuộc đình cơng là hợp pháp. Theo BLLĐ năm 2012 khi có trên 50% số người được lấy ý

36 Khoản 2 Điều 209 BLLĐ năm 2012.

37 Khoản 9 Điều 3 BLLĐ năm 2012.

38 Đỗ Ngân Bình, 2005. Pháp luật về đình cơng và giải quyết đình cơng ở Việt Nam trong điều kiện

kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Luận án tiến sĩ. Đại học Luật Hà Nội, tr.56.

39 Là tranh chấp về việc tập thể NLĐ yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng lý với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các quy chế, thỏa thuận hợp pháp khác ở doanh nghiệp trong quá trình thương lượng giữa tập thể NLĐ với NSDLĐ (tranh chấp về những vấn đề chưa thỏa thuận hoặc muốn thỏa thuậ ở mức cao hơn).

kiến đồng ý với phương án của Ban chấp hành cơng đồn đưa ra thì Ban chấp hành cơng đồn ra quyết định đình cơng bằng văn bản. Trao quyết định đình cơng và bản u cầu cho NSDLĐ, đồng thời gửi một bản cho cơ quan lao động cấp tỉnh và một bản cho liên đoàn lao động cấp tỉnh chậm nhất là năm ngày trước ngày bắt đầu đình cơng. Việc gửi quyết định đình cơng và bản yêu cầu là cần thiết nhằm mục đích bảo đảm quyền tự do định đoạt và ý chí tự nguyện của những NLĐ khi quyết định đình cơng. Mỗi cá nhân NLĐ trong tập thể lao động đều có quyền tự mình cân nhắc về việc có nên tham gia đình cơng hay khơng, khơng ai có quyền đe dọa.

Các quy định về thủ tục chuẩn bị và cách thức tiến hành đình công là một trong những điều kiện xét tính hợp pháp của cuộc đình cơng. Sự định hướng của nhà nước trong việc mở rộng hoặc thu hẹp quyền đình cơng là yếu tố quan trọng chi phối các quy định về thủ tục chuẩn bị đình cơng. Với quan điểm hạn chế quyền đình cơng của tập thể NLĐ, Nhà nước sẽ quy định chặt chẽ các thủ tục chuẩn bị đình cơng, ngược lại nếu là quan điểm tạo thuận lợi cho NLĐ trong việc sử dụng quyền đình cơng Nhà nước sẽ quy định các thủ tục chuẩn bị một cách đơn giản, linh hoạt… thủ tục chuẩn bị đình cơng được pháp luật quy định một cách cụ thể và rõ ràng có ý nghĩa định hướng hành vi của NLĐ khi sử dụng quyền đình cơng, góp phần hạn chế tình trạng đình cơng tràn lan vơ tổ chức gây hậu quả tiêu cực cho sự phát triển của xã hội.

Một số quốc gia trên thế giới có những quy định tương đồng với Việt Nam về thời điểm và thủ tục đình cơng như:

Luật Lao động Campuchia (trích)40:

“Một cuộc đình cơng chỉ hợp pháp nếu tuân theo đúng quy trình quy định được đưa ra ở Điều 323-325 và 327 của Luật Lao động.

Theo Điều 323, một cuộc đình cơng là khơng hợp pháp trừ khi các thành viên cơng đồn đã chấp thuận cuộc đình cơng đó bằng cách bỏ phiếu kín. u cầu này đảm bảo rằng các thành viên cơng đồn có tiếng nói dân chủ khi đưa ra quyết định quan trọng này.

Theo các Điều 324, 325 và 327, một cuộc đình cơng là khơng hợp pháp trừ khi cơng đồn đó đã đưa ra thơng báo trước 7 ngày làm việc cho NSDLĐ và Bộ Lao động. Nếu đình cơng có liên quan đến một dịch vụ thiết yếu (ví dụ như bệnh viện,

40 Trung tâm Hỗ trợ Phát triển QHLĐ (CIRD) – Dự án QHLĐ Việt Nam (ILO), 2011. Giới thiệu Pháp

điện hoặc cung cấp nước), thời hạn thông báo là 15 ngày làm việc. Trong thời gian thơng báo đó, Bộ trưởng sẽ cố gắng hịa giải tranh chấp lần cuối.”

Thông báo bắt buộc và các u cầu hồ giải này có hai chức năng quan trọng. Trước tiên, các u cầu này bảo vệ quyền của một cơng đồn để kêu gọi một cuộc đình cơng, nhưng chỉ khi đó là một phương án cuối cùng khi tất cả những nỗ lực khác đã thất bại. Thứ hai, các yêu cầu này tạo ra một khoảng thời gian "làm dịu mát" tình hình để Bộ trưởng cố gắng khuyến khích các bên đạt đến một giải pháp tự nguyện.

BLLĐ Liên bang Nga (trích )41:

“Quyết định đình cơng được thơng qua nếu quá nửa số NLĐ có mặt tại cuộc họp tán thành…

Sau 05 ngày làm việc của Hội đồng hòa giải, tổ chức đại diện của tập thể lao động có quyền tuyên bố cảnh báo trước về thời điểm đình cơng, và phải được báo cho NSDLĐ biết trước ít nhất 3 ngày làm việc bằng văn bản về tuyên bố cảnh báo thời điểm đình cơng.

NSDLĐ phải được báo trước bằng văn bản về thời điểm bắt đầu đình cơng ít nhất 10 ngày..”.

- Người lãnh đạo đình cơng

Kể từ khi ghi nhận quyền đình cơng của NLĐ, vấn đề người lãnh đạo đình cơng luôn được pháp luật lao động điều chỉnh. Trên cơ sở những quy định đó thì quyền lãnh đạo đình cơng ln thuộc về tổ chức cơng đồn. Ở những nơi có tổ chức cơng đồn cơ sở thì đình cơng do ban chấp hành cơng đồn cơ sở tổ chức và lãnh đạo. Cịn ở nơi chưa có tổ chức cơng đồn cơ sở thì đình cơng do tổ chức cơng đồn cấp trên tổ chức và lãnh đạo theo đề nghị của NLĐ.

BLLĐ năm 2012 chỉ thừa nhận tổ chức cơng đồn là tổ chức duy nhất có quyền tổ chức và lãnh đạo đình cơng. Trước đây, theo quy định tại Điều 172a Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLLĐ năm 2006, bên cạnh ban chấp hành cơng đồn cơ sở cịn có đại diện tập thể lao động ở những nơi khơng có tổ chức cơng đồn)42. Quy định này cũng thể hiện sự linh hoạt là bên cạnh ban chấp hành công đồn cơ sở, pháp luật cịn thừa nhận cả sự lãnh đạo đình cơng của cơng đồn cấp

41 Trung tâm Hỗ trợ Phát triển QHLĐ (CIRD) – Dự án QHLĐ Việt Nam (ILO), 2011. Giới thiệu Pháp

luật về QHLĐ của một số nước trên thế giới. Hà Nội: NXB Lao Động – Xã hội, Điều 410, tr 296.

trên, bởi thực tế khơng phải doanh nghiệp nào cũng có tổ chức cơng đồn. Quy định như vậy nhằm bảo vệ quyền đình cơng của NLĐ ở những nơi chưa có thành lập cơng đồn cơ sở tại doanh nghiệp.

Theo nghiên cứu của Chan và Wang năm 200543 là các cuộc đình cơng xảy đều không do công đồn lãnh đạo, khơng xuất phát từ q trình thương lượng tập thể và khơng tn theo chu trình đình cơng hợp pháp. Giải thích hiện tượng này, Clarke, Lee và Do (2007) cho rằng cơng đồn cơ sở tại các doanh nghiệp FDI q yếu và phụ thuộc nhiều vào NSDLĐ nên chưa có đủ khả năng đại diện cho NLĐ trong việc thương lượng với doanh nghiệp. Vì vậy, thực tế các cuộc đình cơng xảy ra hầu như đều khơng do tổ chức cơng đồn tổ chức và lãnh đạo nên đều bị coi là đình cơng bất hợp pháp44 theo quy định của Bộ luật Lao động năm 1994.

Từ những phân tích nêu trên cho thấy việc tuân thủ các thủ tục tiến hành đình cơng và chọn đúng người lãnh đạo đình cơng là một việc làm khó khăn, do đó, nhằm tạo điều kiện cho các cuộc đình cơng trở nên hợp pháp BLLĐ năm 2012 khơng quy định việc vi phạm trình tự, thủ tục tiến hành đình cơng là đình cơng bất hợp pháp45. Tuy nhiên, kể từ tháng 6 năm 2013 (ngày BLLĐ năm 2012 có hiệu lực) đến nay cũng chưa có một cuộc đình cơng nào được tiến hành hợp pháp theo quy định của BLLĐ.

Căn cứ vào thực tiễn, với mục đích đảm bảo việc tuân thủ trình tự, thủ tục, người tiến hành đình cơng của tập thể lao động, tránh tình trạng đình cơng tự phát tràn lan, theo tác giả cần phải đưa trở lại quy định vi phạm trình tự, thủ tục, người tiến hành và tổ chức đình cơng là một trong những trường hợp đình cơng bất hợp pháp nhằm đảm bảo tính nghiêm minh và thống nhất của pháp luật.

43 Chan, A. and Wang, H, 2005. The Impact of the State on Workers’ Conditions-Comparing Taiwanese Factories in China and Vietnam. Pacific Affairs 77(4): 629-646.

44 Trích trong Đỗ Quỳnh Chi, Vũ Minh Tiến, Vũ Thành Dương. Dự án QHLĐ Việt Nam – ILO. Báo

cáo số 2 Xu hướng đình cơng năm 2010-2011: tr.6.

45 Trần Thị Thùy Lâm, Những điểm mới về đình cơng trong BLLĐnăm 2012, Tạp chí luật học số 7,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tranh chấp lao động tập thể và đình công bất hợp pháp tại thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)