Giải quyết đình cơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tranh chấp lao động tập thể và đình công bất hợp pháp tại thành phố hồ chí minh (Trang 32 - 36)

6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

1.5. Giải quyết đình cơng

Nếu như “đình cơng” đã được định nghĩa chính thức trong BLLĐ năm 201246

thì hiện chưa có khái niệm (định nghĩa) chính thức về “giải quyết đình cơng”. Hiện nay có 02 quan điểm khác nhau về giải quyết đình cơng:

- Quan điểm thứ nhất cho rằng giải quyết đình cơng là xét tính hợp pháp của cuộc đình cơng và chỉ có tịa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền ra phán quyết là cuộc đình cơng đó hợp pháp hay bất hợp pháp.

Đình cơng dù được coi là quyền của NLĐ nhưng quyền này phải được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật. Do vậy, khi NLĐ sử dụng quyền đình cơng được pháp luật cơng nhận thì việc kiểm sốt tính hợp pháp trong việc sử dụng quyền đó là cần thiết. Khi đó “khi có đơn u cầu tun bố tính hợp pháp của cuộc đình cơng, tịa nên nhanh chóng xét và tun bố tính hợp pháp của cuộc đình cơng đó, khơng giải quyết tranh chấp lao động dẫn đến đình cơng”47. Như vậy theo quan điểm này thì một cuộc đình cơng sẽ được chia thành hai phần để giải quyết là xem xét và kết luận tính hợp pháp hay bất hợp pháp của cuộc đình cơng, của q trình diễn ra sự ngừng việc. Hoạt động này chỉ có thể được thực hiện bởi tịa án. Nếu tịa án chỉ xét tính hợp pháp của cuộc đình cơng thì những mâu thuẫn bên trong dẫn đến đình cơng sẽ được giải quyết theo trình tự giải quyết tranh chấp lao động bình thường như thương lượng, hoà giải hay trọng tài.

- Quan điểm thứ hai cho rằng giải quyết đình cơng là giải quyết nội dung bên trong của cuộc đình cơng, như vậy mới giải quyết triệt để cuộc đình cơng48. Vấn đề giải quyết nội dung sẽ được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như thương lượng, hịa giải, cịn xét tính hợp pháp của cuộc đình cơng thì tịa án chỉ thực hiện khi có yêu cầu của các bên.

Theo quan điểm cá nhân tác giả tiếp cận vấn đề trong luận văn này theo quan điểm thứ hai, vì trên thực tế chưa có cuộc đình cơng nào xảy ra được giải quyết bằng tòa án mà chủ yếu là các cơ quan quản lý lao động tại địa phương bất kể đó là tranh chấp lao động về quyền hay lợi ích. Việc giải quyết đình cơng theo quan điểm

46 Điều 209.

47 Nguyễn Thị Kim Phụng, 2004. Mấy ý kiến về đình cơng và giải quyết đình cơng ở Việt Nam. Tạp chí TAND số 17, tr 18-22.

48 Quan điểm của đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong hội thảo bàn về việc ban hành Pháp lệnh về đình cơng và giải quyết đình cơng, tổ chức tại Thanh Hóa tháng 7/2003.

này cịn có nhiều ưu điểm như: được giải quyết thơng qua thương lượng, hịa giải trực tiếp hoặc hòa giải qua trung gian như HGVLĐ, HĐTTLĐ. Việc giải quyết này thường do các bên tự quyết định nhằm đảm bảo sự tự định đoạt của các bên phù hợp với bản chất của đình cơng là cuộc đấu tranh kinh tế do NLĐ tiến hành nhằm gây sức ép với NSDLĐ.

Đây là hình thức giải quyết mà các bên thơng qua trung gian hòa giải là các cơ quan địa phương như UBND quận, huyện, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động hỗ trợ thương lượng, hòa giải để giải quyết những bất đồng mâu thuẫn trong QHLĐ, trong quá trình giải quyết các bên tự đưa ra đề xuất hoặc chấp nhận phương án của các cơ quan địa phương đưa ra để quyết định các giải pháp giải quyết vấn đề. Thương lượng đề cao yếu tố tự do ý chí của các bên, nếu thương lượng thành cơng thì khả năng tự giác chấp hành của các bên sẽ cao. Hịa giải là việc giải quyết đình cơng tổ chức theo phương thức các bên cùng bàn bạc thỏa thuận những vấn đề liên quan đến nội dung cuộc đình cơng với sự giúp đỡ của bên thứ ba đóng vai trị trung gian. Các cơ quan địa phương chỉ đưa ra các giải pháp mang tính tham khảo, NLĐ và NSDLĐ là người ra quyết định lựa chọn phương án cuối cùng để giải quyết mâu thuẫn.

Việc giải quyết đình cơng thơng qua hỗ trợ thương lượng, hòa giải được tiến hành ngay tại doanh nghiệp xảy ra đình cơng vì thế đơn giản, thuận tiện và ít tốn kém. Hòa giải thể hiện mong muốn của các bên là dàn xếp cuộc đình cơng sao cho khơng bên nào bị coi là thua cuộc, khơng dẫn đến tình trạng đối đầu, tăng cường sự tham gia trực tiếp và đảm bảo quyền tự định đoạt của các bên trong việc giải quyết nội dung của cuộc đình cơng. Tuy nhiên, thương lượng, hịa giải khơng có tính chất bắt buộc thi hành như phán quyết của tòa án. Đây là hạn chế lớn nhất của việc giải quyết đình cơng bằng phương thức hịa giải.

Ngồi ra, các thiết chế QHLĐ tại doanh nghiệp hiện nay như giải quyết khiếu nại, hội đồng hòa giải, hay hội đồng trọng tài ba bên cấp tỉnh đều không phát huy tác dụng. Thiếu cơ chế để thương lượng với NSDLĐ, thiếu cơ quan đại diện thực sự cho mình tại nơi làm việc, NLĐ buộc phải lựa chọn việc đình cơng tự phát để gây áp lực buộc NSDLĐ phải tăng lương và các điều kiện lao động khác cho mình.

Trên thực tế đình cơng tự phát đã trở thành một vũ khí hữu hiệu cho NLĐ để cải thiện điều kiện lao động, một phần vì chính quyền địa phương giải quyết các vụ

đình cơng này rất ơn hịa. Trong một trong những nghiên cứu đầu tiên về lao động ở Việt Nam, Beresford (1997) cho rằng chính quyền địa phương thường ưu tiên đầu tư nước ngồi nên có xu hướng tránh can thiệp vào các cuộc xung đột giữa NLĐ và NSDLĐ ở các công ty nước ngoài49. Nhưng nghiên cứu năm 2005 của Chan và Wang chỉ ra rằng chính quyền địa phương thường đứng về phía NLĐ trong các cuộc đình cơng tự phát. Đại diện chính quyền địa phương tới các cuộc đình cơng, thu thập yêu sách của NLĐ sau đó thay mặt họ đàm phán với NSDLĐ50.

Các học giả đưa ra nhiều lý giải cho cách giải quyết ơn hịa của chính quyền địa phương. Bennedict Kerkvliet (2010) thì dùng phương pháp so sánh lịch sử giữa các cuộc đình cơng hiện nay với các cuộc đình cơng tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Kerkvliet cho rằng chính phủ Việt Nam hiện nay dùng biện pháp ơn hịa trong giải quyết đình cơng vì các cuộc đình cơng hiện nay chỉ đơn thuần là các cuộc đấu tranh vì mục đích kinh tế của NLĐ chứ khơng có yếu tố chính trị như các cuộc đình cơng-biểu tình tại miền Nam Việt Nam trước đây. Còn Chan và Wang (2008) cho rằng do trong số những NLĐ làm thuê tại các doanh nghiệp FDI có một phần không nhỏ là lao động địa phương nên chính quyền địa phương chọn cách giải quyết mềm mỏng ơn hịa để giữ uy tín của mình tại địa phương, cũng như bảo vệ quyền lợi của người dân. Ngược lại với Trung Quốc, đại đa số các khu công nghiệp ở nước này sử dụng lao động nhập cư hoàn toàn trong khi lao động địa phương thu lợi từ tiền cho thuê đất để xây dựng nhà máy. Vì vậy, chính quyền địa phương ở Trung Quốc thường khơng đứng về phía NLĐ trong các cuộc đình cơng51.

Như vậy, đình cơng có thể được giải quyết theo một số cách thức khác nhau trong thực tiễn và đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên không ổn định, bền vững và chưa đúng với bản chất của việc giải quyết đình cơng.

49 Trích trong Đỗ Quỳnh Chi, Vũ Minh Tiến, Vũ Thành Dương. Dự án QHLĐ Việt Nam – ILO. Báo

cáo số 2 Xu hướng đình cơng năm 2010-2011: tr.6.

50 Trích trong Đỗ Quỳnh Chi, Vũ Minh Tiến, Vũ Thành Dương. Dự án QHLĐ Việt Nam – ILO. Báo

cáo số 2 Xu hướng đình cơng năm 2010-2011: tr.6.

51 Trích trong Đỗ Quỳnh Chi, Vũ Minh Tiến, Vũ Thành Dương. Dự án QHLĐ Việt Nam – ILO. Báo

Tiểu kết luận Chương 1

Chương 1 của Luận văn, tác giả đã tập trung làm rõ các quy định của pháp luật, lý luận và thực tiễn áp dụng về TCLĐTT, đình cơng, đình cơng bất hợp pháp để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ nhất, từ đó rút kết quả nghiên cứu như sau:

Quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã tạo một mơi trường hồn tồn mới cho QHLĐ tại các doanh nghiệp của Việt Nam, cùng với đó là sự thay đổi của quy định pháp luật lao động nói chung, các quy định về tranh chấp lao động, đình cơng nói riêng nhằm theo kịp sự thay đổi của kinh tế - xã hội, đảm bảo việc thi hành pháp luật lao động phù hợp với yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội.

QHLĐ là một loại quan hệ xã hội có tính đặc thù của đời sống dân sự, tính đặc thù biểu hiện cả trong nguyên tắc xác lập QHLĐ, cả về chủ thể, khách thể, đối tượng và cả về nội dung, quyền nghĩa vụ của các chủ thể. Tính đặc thù của QHLĐ và tranh chấp phát sinh từ QHLĐ quy định tính đặc thù của trình tự giải quyết TCLĐ.

Tác giả đã cố gắng hệ thống hóa các quy định pháp luật, các quan điểm của các nhà nghiên cứu liên quan đến TCLĐ, TCLĐTT, đình cơng tạo cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu và viết các chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2: NGUYÊN NHÂN VÀ THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẬP THỂ, ĐÌNH CƠNG TẠI

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Các cuộc đình cơng tại Việt Nam bắt đầu nổ ra từ năm 1990 và tăng nhanh vào giai đoạn từ 2006-201252. Mặc dù năm từ năm 2012 số cuộc đình cơng giảm53

nhưng tính chất của các cuộc đình cơng hầu như vẫn giữ nguyên. Kể từ khi cuộc đình cơng đầu tiên nổ ra, cho đến nay gần như 100% các cuộc đình cơng đều khơng đúng với quy định của pháp luật mặc dù chưa có một quyết định nào của TAND có thẩm quyền về tính hợp pháp của một vụ đình cơng đã xảy ra, thể hiện ở hai điểm: khơng do cơng đồn lãnh đạo; bỏ qua hầu hết các thủ tục trong quy trình do pháp luật quy định.

Nguyên nhân chính dẫn đến TCLĐTT diễn ra là do doanh nghiệp vi phạm quyền, lợi ích chính đáng của tập thể NLĐ như: nợ lương, thưởng, nợ hoặc khơng đóng BHXH, thái độ cư xử của chuyên gia nước ngoài đối với NLĐ…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tranh chấp lao động tập thể và đình công bất hợp pháp tại thành phố hồ chí minh (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)