Thực tiễn giải quyết tranh chấp lao động tập thể, đình cơng tại Thành phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tranh chấp lao động tập thể và đình công bất hợp pháp tại thành phố hồ chí minh (Trang 45 - 53)

6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

2.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp lao động tập thể, đình cơng tại Thành phố

phố Hồ Chí Minh

Trong các tranh chấp được ghi nhận và tổng hợp tại Thành phố Hồ Chí Minh, các TCLĐTT được thể hiện ra bên ngồi dưới dạng ngừng việc khơng qua q trình thương lượng. Việc thương lượng giải quyết tranh chấp chỉ xảy ra sau khi NLĐ đã tiến hành ngừng việc tập thể và dưới sự hỗ trợ của Đồn cơng tác liên ngành. Khi có

TCLĐTT dẫn đến đình cơng bất hợp pháp, các cơ quan quản lý quận, huyện như: Ủy ban nhân dân, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động, Cơng an…nơi doanh nghiệp đặt trụ sở có xảy ra đình cơng, chủ động phối hợp tham gia giải quyết đình cơng bằng cách đưa ra giải pháp nhằm ổn định tình hình an ninh, trật tự tại địa phương, ngăn chặn các hành động quá khích như đập phá, kích động NLĐ. Đồng thời, yêu cầu doanh nghiệp giải quyết các yêu cầu hợp pháp của NLĐ. Trong những trường hợp đình cơng có quy mơ lớn, phức tạp, kéo dài thì các cơ quan tại địa phương đề nghị các sở, ban, ngành của Thành phố hỗ trợ giải quyết.

Chính từ thực tiễn đó địi hỏi việc giải quyết TCLĐTT, đình cơng phải theo trình tự, thủ tục đặc biệt so với quy định của pháp luật, ngày 07 tháng 3 năm 2006 Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Quyết định số 35/2006/QĐ-UBND về ban hành Quy chế phối hợp giải quyết đình cơng khơng đúng quy định pháp luật lao động trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Quy chế quy định việc phối hợp và trách nhiệm của Ủy ban nhân dân quận, huyện, các sở, ban, ngành có liên quan trong việc hướng dẫn giải quyết bước đầu các vụ đình cơng diễn ra khơng đúng quy định pháp luật lao động tại các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đóng trên địa bàn quận, huyện. Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm thành lập Đồn cơng tác giải quyết bước đầu các vụ đình cơng khơng đúng quy định pháp luật. Ngoài các thành viên thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện thì Đồn cơng tác cịn có các thành viên là đại diện của các cơ quan sau:

 Sở Lao động – Thương binh Xã hội;

 Liên đoàn Lao động Thành phố; Sở Kế hoạch và Đầu tư;

 Ban quản lý các KCX-CNTP (nếu doanh nghiệp đóng trên địa bàn các KCX- CNTP);

 Công an thành phố

 Các Sở ngành liên quan (nếu doanh nghiệp có tranh chấp lao động thuộc quyền quản lý).

ĐỒN CƠNG TÁC NSDLĐ/ ĐẠI DIỆN NSDLĐ BAN CHẤP HÀNH CĐCS VÀ HỘI ĐỒNG HÒA GIẢI LAO ĐỘNG (NẾU CÓ) - Nếu 2 bên thống nhất phương án hịa giải thì yêu cầu các bên lập biên bản thỏa thuận và có tránh nhiệm thực hiện thỏa thuận đã nêu trong biên bản

- Dẫn dắt 2 bên tiến hành giải quyết theo trình tự, thủ tục pháp luật nếu 2 bên không tự thỏa thuận được

- Báo cáo kết quả tới Chủ tịch UBND thành phố và Hội đồng Trọng tài lao động thành phố.

Hướng dẫn 2 bên tiến hành thương lượng trên cơ sở tơn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau theo quy định của pháp luật

TIẾP XÚC VỚI TẬP THỂ NLĐ/ ĐẠI DIỆN NLĐ Đề nghị NSDLĐ và NLĐ cung cấp hồ sơ, thông tin liên quan đến vụ việc

Nắm tâm tư, nguyện vọng, tập hợp những kiến nghị về quyền và lợi ích của NLĐ

- Xác định nguyên nhân, lấy yêu sách của NLĐ và ý kiến chủ DN

- Đưa ra giải pháp ổn định tình hình phù hợp với thực tế và quy định pháp luật

Quy chế đề ra quy trình xử lý bước đầu các vụ đình cơng khơng đúng pháp luật lao động bao gồm các bước tiếp xúc với NLĐ và NSDLĐ; tiếp xúc với Ban chấp hành cơng đồn cơ sở để xác định nguyên nhân xảy ra tranh chấp lao động, yêu cầu của tập thể lao động và ý kiến của chủ doanh nghiệp trên cơ sở đó đưa ra giải pháp ổn định tranh chấp phù hợp với thực tế và quy định pháp luật lao động. Trên cơ sở đó Đồn cơng tác vận động NSDLĐ và NLĐ tiến hành thương lượng trên cơ sở tơn trọng quyền và lợi ích của hai bên. Nếu hai bên tự hòa giải thành sẽ lập biên bản thỏa thuận các bên có trách nhiệm thực hiện thỏa thuận ghi trong biên bản. Nếu khơng thỏa thuận được thì Đồn cơng tác sẽ hướng dẫn các bên tiến hành giải quyết tranh chấp lao động đúng theo trình tự quy định của pháp luật lao động hiện hành. Ngoài ra quy chế cũng quy định rõ nhiệm vụ và quyền hạn của Đồn

cơng tác; nhiệm vụ của các thành viên Đồn cơng tác; trách nhiệm của NSDLĐ và NLĐ.

Trong quá trình giải quyết đình cơng các cơ quan liên ngành thể hiện rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình giúp NLĐ và NSDLĐ tự thương lượng, thỏa thuận nhằm đạt được yêu cầu của các bên, từ đó giúp doanh nghiệp nhanh chóng ổn định tình hình sản xuất kinh doanh, cải thiện mối QHLĐ giữa NLĐ và NSDLĐ. Mặt khác, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn về vấn đề lao động trên địa bàn Thành phố đã tổ chức các cuộc gặp gỡ các Hiệp hội doanh nghiệp nước ngồi để cung cấp thơng tin, tình hình QHLĐ của các doanh nghiệp là thành viên của các Hiệp hội doanh nghiệp nhằm đề ra các biện pháp giảm thiểu TCLĐTT và đình cơng tự phát63.

Đối với các trường hợp doanh nghiệp nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội, chủ doanh nghiệp trốn tránh trách nhiệm, Thành phố Hồ Chí Minh một mặt linh hoạt giải quyết theo cơ chế quy định tại Quyết định số 35/2006/QĐ-UBND nhằm ổn định tình hình trật tự, an ninh xã hội, kêu gọi tập thể lao động bình tĩnh, tránh tình trạng một số NLĐ nơn nóng, bức xúc đập phá, lấy tài sản của doanh nghiệp để khấu trừ nợ, làm cho tình hình ngày càng trở nên căng thẳng. Mặt khác, Ủy ban nhân dân Thành phố vận dụng quy định tại Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg ngày 23 tháng 2 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ đối với NLĐ mất việc làm trong doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế tạm ứng ngân sách “trả nợ lương” cho các chủ doanh nghiệp đã bỏ trốn. Sau đó khi có bản án của tịa án, tài sản của doanh nghiệp được bán thanh lý sẽ thu hồi trả lại ngân sách nhà nước. Ngoài ra, Ủy ban nhân dân Thành phố đã tổ chức cuộc gặp gỡ giữa các sở, ban, ngành liên quan với lãnh sự một số nước có chủ doanh nghiệp là cơng dân nước mình đã bỏ về nước để có những biện pháp răn đe, thuyết phục chủ doanh nghiệp quay trở lại để giải quyết các vấn đề về nợ lương, bảo hiểm xã hội.

Từ kinh nghiệm thực tiễn của bản thân tác giả trong quá trình tham gia giải quyết các cuộc đình cơng khơng đúng quy định pháp luật tại Thành phố Hồ Chí Minh, để giải quyết tốt các cuộc đình cơng này đòi hỏi phải nhận dạng được yêu cầu của tập thể NLĐ và chủ thể đại diện tập thể NLĐ trong tranh chấp; tổ chức trung

63 Tháng 12/2015, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã tổ chức cuộc gặp gỡ đại diện của Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc (Korcham) và Văn phòng kinh tế và văn hóa Đài Bắc vì trong năm 2015 số doanh nghiệp Hàn Quốc và Đài Loan xảy ra TCLĐTT, đình cơng có tỷ lệ cao nhất.

gian hòa giải chủ động từ bên thứ ba độc lập, có gắn liền với quản lý nhà nước về lao động. Trên cơ sở các u cầu này, Đồn cơng tác xác định và nhận diện các vấn đề cốt lõi cần phải thực hiện trong việc giải quyết đình cơng khơng đúng theo quy định pháp luật:

Thứ nhất, phải xác định được đâu là yêu sách của tập thể lao động. Việc tìm

kiếm u sách của NLĐ rất quan trọng vì nó là chìa khóa giải quyết tranh chấp, bất đồng giữa hai bên tập thể lao động và NSDLĐ. Tuy nhiên điều này đòi hỏi việc tập hợp phải khéo léo, có chọn lọc và linh hoạt bằng nhiều cách khác nhau, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các tờ phiếu ý kiến vô danh.

Thứ hai, việc nhận diện chủ thể đại diện tập thể lao động là cần thiết để có thể

biết được ai sẽ thương lượng với NSDLĐ, tuy nhiên, điều này khơng có nghĩa phải nhận định một cá nhân nào đó sẽ thương lượng với NSDLĐ. Tại một số doanh nghiệp, việc xuất hiện với tư cách đại diện tập thể của một cá nhân sẽ có thể gây một số khó khăn cho cá nhân đó về sau. Do đó tùy theo tình huống, việc nhận dạng có thể là chính thức hoặc tiềm ẩn, miễn sao Đồn cơng tác có thể biết được khi cần lấy ý kiến thì nên tiếp xúc với nhóm NLĐ nào. Đơi khi đó là việc tổ chức đối thoại giữa một bên là tập thể lao động (một cách có trật tự) và chủ doanh nghiệp.

Thứ ba, về bản chất, đình cơng xuất phát từ việc hai bên đã khơng có sự

thương lượng trước đó để giải quyết tranh chấp, bất đồng giữa hai bên. Do đó, cách hiệu quả và tốt nhất chính là tổ chức để hai bên thương lượng. Tuy nhiên, nếu để các bên đề nghị HGVLĐ theo thủ tục pháp luật quy định thì khơng thể thực hiện do vấn đề đại diện tập thể lao động như đã phân tích. Do đó, khi xảy ra tranh chấp lao động thể dẫn đến đình cơng khơng đúng quy định pháp luật lao động thì cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương phải tiến hành hòa giải. Mặt khác, để tránh việc giải quyết trở nên mệnh lệnh hành chính cần thiết phải tổ chức Đồn cơng tác với sự tham gia của đại diện tổ chức cơng đồn, cơ quan quản lý nhà nước, đại diện NSDLĐ tham gia hỗ trợ. Đồng thời cần lưu ý nhiệm vụ chính của Đồn cơng tác là hướng dẫn hai bên thương lượng để đi đến thống nhất, Đồn cơng tác khơng có quyền phán quyết một giải pháp bắt buộc hai bên phải tuân thủ.

Trên thực tế đã phát sinh nhiều tình huống khi tham gia thương lượng giữa NSDLĐ và NLĐ, Đồn cơng tác phát hiện hành vi vi pham của NSDLĐ. Trong nhiều trường hợp đây là cơng cụ hỗ trợ Đồn cơng tác để buộc NSDLĐ chấp thuận

các yêu sách của NLĐ. Việc giải quyết theo hướng này có những điểm thuận lợi như tranh chấp được giải quyết nhanh, đảm bảo việc thực thi, bảo vệ được quyền lợi NLĐ nhưng thực chất là sự đánh đổi, nhầm lẫn giữa vi phạm pháp luật với yêu sách của NLĐ vốn ở nội dung khác. Do đó, cần thiết vi phạm phải được xử lý sau khi tranh chấp được giải quyết và giải pháp cho yêu sách của NLĐ phải được NSDLĐ tính tốn hợp lý trong điều kiện quy định pháp luật và khả năng của doanh nghiệp. Điều này nhằm đảm bảo việc thực thi của thỏa thuận trong q trình đình cơng. Ngồi ra, việc để hai bên tự thương lượng trên cơ sở hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn của Đồn cơng tác sẽ nâng dần năng lực thương lượng, thói quen thương lượng của tập thể lao động và NSDLĐ trong giải quyết tranh chấp tiến đến việc hai bên chủ động thương lượng sau này theo như quy định của pháp luật.

Việc xác định phạm vi thẩm quyền của Đồn cơng tác trong việc hướng dẫn, hỗ trợ hai bên thương lượng sẽ khơng tạo sự bị động, phụ thuộc hồn tồn của các bên vào Đồn cơng tác, tránh dần tâm lý “khi cần giải quyết tranh chấp với NSDLĐ, NLĐ sẽ sử dụng vũ khí đình cơng với mục đích đề nghị cơ quan quản lý nhà nước cùng tham gia quá trình thương lượng với NSDLĐ”.

Trong thời gian qua, khi giải quyết các cuộc đình cơng khơng đúng quy định pháp luật theo Quyết định số 35/2006/QĐ-UBND, các cơ quan liên ngành của thành phố đã thể hiện rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình giúp cho NLĐ và NSDLĐ tự thương lượng nhằm giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn giữa các bên, từ đó giúp doanh nghiệp nhanh chóng trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh, NLĐ tiếp tục công việc của mình. Đây là việc áp dụng pháp luật một cách sáng tạo của chính quyền thành phố. Tuy nhiên, trong q trình triển khai thực hiện cịn có một số bất cập cần phải sửa đổi, bổ sung trong thời gian tới.

Ngoài ra, nhằm xây dựng và phát triển QHLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp có ý nghĩa về nhiều mặt: tạo cơ sở cho việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của NLĐ và NSDLĐ; góp phần tạo dựng môi trường đầu tư và kinh doanh lành mạnh, ổn định và đảm bảo an ninh chính trị, trật tự xã hội, ngày 23 tháng 4 năm 2014 Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Quyết định số 1993/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án “Phát triển QHLĐ tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014 – 2020”. Đề án này tập trung vào việc tạo dựng và phát triển các cơ sở nền tảng của QHLĐ; đồng thời đưa ra những giải pháp để giải quyết những vấn đề trước mắt và chuẩn bị cơ sở cho việc phát triển QHLĐ một cách bền vững về lâu

dài. Một trong số những giải pháp của Đề án đó là giải pháp chủ động giảm thiểu TCLĐTT và đình cơng. Các sở, ban, ngành đang tích cực thiện hiện các giải pháp của Đề án đề ra nhằm tạo mối QHLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố.

Tiểu kết luận Chương 2

Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất cả nước, là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với ngành nghề đa dạng, sử dụng nhiều lao động phổ thông. NLĐ ở các tỉnh thành khác đều tập trung về Thành phố để tìm kiếm cơ hội việc làm, QHLĐ cũng trở nên đa dạng và phức tạp hơn so với cả nước. Điều này, khiến cho Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương có tỷ lệ đình cơng cao nhất cả nước64, các vụ đình cơng trong thời gian qua tại Thành phố có những đặc điểm chung như ở các địa phương khác, vừa mang các đặc tính riêng ứng với đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội của Thành phố. Điều này đòi hỏi Thành phố phải có những các biện pháp giải quyết đình cơng thể hiện sự sáng tạo trong việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn tại Thành phố nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ, NSDLĐ, đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh.

Việc giải quyết TCLĐTT, đình cơng bằng Quyết định số 35/2006/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố có những ưu điểm có sự phối hợp với các sở, ban, ngành thành phố và tổ chức cơng đồn nắm tình hình, ổn định tình hình an ninh trật tự; tiếp xúc chủ doanh nghiệp, thương lượng, giải quyết nhanh các vấn đề NLĐ kiến nghị, vận động NLĐ trở lại làm việc; rà soát lại các nội dung, chính sách doanh nghiệp áp dụng khơng cịn phù hợp, yêu cầu doanh nghiệp chấn chỉnh nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của NLĐ. Đồng thời, phổ biến các quy định pháp luật lao động cho đại diện doanh nghiệp và NLĐ hiểu, nâng cao ý thức chấp hành.

Tuy nhiên, Quyết định số 35/2006/QĐ-UBND cũng đã xuất hiện một số hạn chế như: Quyết định số 35/2006/QĐ-UBND được ban hành dựa trên cơ sở pháp lý là BLLĐ năm 1994 được sửa đổi, bổ sung năm 2002 và các văn bản hướng dẫn liên quan. Cho đến nay, BLLĐ năm 1994 và các văn bản hướng dẫn liên quan đã hết hiệu lực. Ngồi ra, Quyết định số 35/2006/QĐ-UBND khơng phù hợp với yêu cầu thực tiễn theo hướng xây dựng quy trình giải quyết tranh chấp lao động thơng qua

64 Xem Phụ lục.

trung gian hòa giải từ giai đoạn hỗ trợ trước khi đình cơng, giải quyết tranh chấp và tiếp tục theo dõi tình hình QHLĐ của doanh nghiệp sau đình cơng để có giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tranh chấp lao động tập thể và đình công bất hợp pháp tại thành phố hồ chí minh (Trang 45 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)