Tiến trình đi đến đình cơng của tập thể người lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tranh chấp lao động tập thể và đình công bất hợp pháp tại thành phố hồ chí minh (Trang 43 - 45)

6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

2.1. Nguyên nhân xảy ra tranh chấp lao động tập thể và tiến trình đi đến đình

2.1.2. Tiến trình đi đến đình cơng của tập thể người lao động

Cùng với các hành vi vi phạm của NSDLĐ thì tương ứng với hành động đình cơng của NLĐ bao gồm cả khi NLĐ kiến nghị nhưng NSDLĐ không giải quyết cho

60 Theo Báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội về việc rà soát viê ̣c giải quyết tiền lương, chế đô ̣ của người lao đô ̣ng làm viê ̣c trong các doanh nghiê ̣p ta ̣m ngưng hoa ̣t đô ̣ng trên đi ̣a bàn Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2014.

đến khi NLĐ tiến hành đình cơng và có sự can thiệp của cơ quan chức năng thì NSDLĐ mới thực hiện những kiến nghị đó.

2.1.2.1. Đình cơng do thương lượng bất thành với người sử dụng lao động có sự tham gia (khơng chính thức) của cơng đồn cơ sở tại doanh nghiệp

Đây là các cuộc đình cơng phát sinh từ việc nỗ lực thương lượng của NLĐ với NSDLĐ khơng thành, theo đó NSDLĐ chỉ đáp ứng một phần yêu sách của NLĐ và NLĐ không chấp nhận hoặc NSDLĐ khơng đáp ứng bất kì u sách nào61. Trong các trường hợp này cơng đồn cơ sở cơng ty đóng vai trị tích cực trong việc: tổng hợp ý kiến của NLĐ; thông báo cho Ban giám đốc về ý kiến của NLĐ; tích cực thúc đẩy quá trình thương lượng.

Những cuộc đình cơng tương tự như vậy thường xảy ra ở những doanh nghiệp có cơng đồn cơ sở quan tâm đến quyền lợi của NLĐ, có khả năng đại diện cho tập thể NLĐ, có mạng lưới thơng tin, thu thập ý kiến ở từng bộ phận, các cán bộ cơng đồn, nhất là chủ tịch cơng đồn khơng ngại va chạm với NSDLĐ vì quyền lợi của đồn viên. Trong các trường hợp này thường xảy ra tại các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa. Việc đình cơng tương đối có tổ chức và việc đàm phán giải quyết (với sự hỗ trợ của Đồn cơng tác giải quyết đình cơng) có một thuận lợi là cơng đồn cơ sở có khả năng đại diện tốt. Tuy nhiên, các vụ đình cơng xảy ra do thương lượng bất thành thường rất ít vì khơng phải cơng đồn cơ sở của doanh nghiệp nào cũng có khả năng đại diện cho tập thể lao động tại công ty mà phần lớn tự tập thể NLĐ ngừng việc phản đối doanh nghiệp như trường hợp nêu sau đây.

2.1.2.2. Người lao động đình cơng khơng qua thương lượng

Đặc điểm của các cuộc đình cơng cũng do xuất phát từ sự vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ khiến cho NLĐ bức xúc62. Tuy nhiên, trong các cuộc

61 Công ty Cổ phần Xếp dỡ Cảng Sài Gịn (doanh nghiệp nhà nước Cổ phần hóa) vào ngày 12/6/2012 khoảng 500 NLĐ đình cơng phản đối việc công ty cắt giảm đơn giá tiền lương, cắt tiền ăn giữa ca, tiền phụ cấp độc hại, khiến đời sống NLĐ khó khăn, trước đó tập thể NLĐ đã phản ánh vụ việc cho cơng đồn cơ sở tại cơng ty, cơng đồn cơ sở đã tổng hợp ý kiến và thông báo cho Ban giám đốc công ty nhưng không được giải quyết.

62 Công ty TNHH May Everbest ở Huyện Bình Chánh ngày 13/6/2012 đã xảy ra đình cơng với khoảng 450 NLĐ do Cơng nhân phản ứng lao động nước ngồi đánh người, xúc phạm và có thái độ khơng đúng mực với cơng nhân nữ. Công nhân nghỉ việc phải nộp tiền mới được nhận sổ BHXH, tăng ca nhiều không thỏa thuận và nhiều kiến nghị khác.

Công ty TNHH Qualsy Vina ở Củ Chi nợ lương tháng 01/2016 của NLĐ, hẹn đến 29/2/2016 trả nhưng cơng ty chưa có tiền thanh tốn khiến NLĐ bức xúc đình cơng u cầu cơng ty phải trả đầy đủ tiền lương.

đình cơng này cơng đồn cơ sở khơng đóng vai trị tích cực và chủ động, thậm chí là khơng đóng bất kỳ vai trị nào trong quá trình lấy ý kiến, đàm phán, thương lượng mà đại diện tập thể NLĐ thường là nhóm tổ trưởng sản xuất đóng vai trị tập hợp kiến nghị của NLĐ và thay mặt NLĐ đàm phán với ban giám đốc khi xảy ra đình cơng.

Trong trường hợp này, cơng đồn cơ sở tại doanh nghiệp khơng đóng vai trị đại diện cho NLĐ hoặc là vì chưa đủ năng lực, hoặc vì ngại va chạm với NSDLĐ. Các cuộc đình cơng thường kéo dài vì nhóm “thủ lĩnh đình cơng” thực sự đứng sau cuộc đình cơng thường có những hành vi kích động hoặc thậm chí đe dọa những NLĐ khơng tham gia đình cơng phải gia nhập lực lượng đình cơng nhằm tăng sức ép lên chủ doanh nghiệp.

Trong sự hạn chế về ý thức pháp luật, NLĐ không nhận thức được vai trò quan trọng của tổ chức cơng đồn – một đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho tập thể NLĐ tại doanh nghiệp. Theo khảo sát, phần lớn NSDLĐ không muốn thành lập tổ chức cơng đồn tại doanh nghiệp nhưng chính bản thân NLĐ cũng khơng thấy sự cần thiết cần phải có tổ chức của chính mình để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Những nơi đã có tổ chức cơng đồn thì NLĐ khơng quan tâm đến sự có mặt của tổ chức đó, khơng thiết tha tham gia hoạt động, ở những nơi doanh nghiệp chưa thành lập cơng đồn thì tập thể NLĐ khơng đấu tranh để thành lập. Một trong những lý do lớn khiến cho NLĐ không muốn tham gia thành lập tổ chức công đồn đó là việc phải đóng phí cơng đồn 1% lương hàng tháng mà chưa biết mình được hưởng lợi gì khi đóng đồn phí.

Khi quyền lợi của từng cá nhân NLĐ bị doanh nghiệp vi phạm khi đó NLĐ mới quan tâm và tìm đến tổ chức cơng đồn để u cầu bảo vệ quyền và lợi ích của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tranh chấp lao động tập thể và đình công bất hợp pháp tại thành phố hồ chí minh (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)