Mối quan hệ giữa đình cơng và tranh chấp lao động tập thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tranh chấp lao động tập thể và đình công bất hợp pháp tại thành phố hồ chí minh (Trang 25 - 26)

6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

1.3. Đình cơng

1.3.2. Mối quan hệ giữa đình cơng và tranh chấp lao động tập thể

Trên thực tế, đình cơng thường phát sinh từ TCLĐTT. TCLĐTT là vấn đề thuộc về nội dung, được xem là mâu thuẫn bên trong: “TCLĐTT về quyền là tranh chấp giữa tập thể lao động với NSDLĐ phát sinh từ việc giải thích và thực hiện khác nhau quy định của pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thoả thuận hợp pháp khác; TCLĐTT về lợi ích là tranh chấp lao động phát sinh từ việc tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động hoặc các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác trong quá trình thương lượng giữa tập thể lao động với NSDLĐ”30.

Cịn đình cơng là vấn đề thuộc về hình thức biểu hiện, phản ứng bên ngồi: “Đình cơng là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động”.

Do vậy, có thể hiểu đình cơng là hậu quả của quá trình giải quyết TCLĐTT như thương lượng, hịa giải, trọng tài mà khơng đạt được kết quả hoặc có thể hiểu đình cơng là một cơng cụ của NLĐ đơi khi sử dụng khi có TCLĐTT. Tuy nhiên, ngay cả khi NSDLĐ vì áp lực của đình cơng mà chấp nhận u sách của tập thể lao động thì đình cơng cũng khơng phải là biện phải giải quyết TCLĐTT. Do đó khơng nên coi đình cơng là biện pháp giải quyết tranh chấp lao động và không phải là một dạng tranh chấp lao động.

Đình cơng và TCLĐTT có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó đình cơng là biện pháp đấu tranh bằng cách gây sức ép về kinh tế nhằm thúc đẩy quá trình giải quyết TCLĐ nhanh hơn theo hướng có lợi hơn cho tập thể lao động. Khi TCLĐTT trở nên quá căng thẳng, xung đột giữa các bên không thể giải quyết bằng các biện pháp thương lượng và hòa giải NLĐ có xu hướng tiến hành ngừng việc tập thể nhằm gây sức ép buộc NSDLĐ chấp nhận các yêu sách. Ở đây có thể hiểu đình cơng là “vũ khí” cuối cùng để NLĐ tự bảo vệ trong cuộc đấu tranh với NSDLĐ. Qua đó ta thấy “đình cơng thực chất là biện pháp thúc đẩy quá trình giải quyết tranh chấp lao động”31.

30 Khoản 8,9 Điều 3 BLLĐnăm 2012.

31 Đỗ Ngân Bình, 2005. Pháp luật về đình cơng và giải quyết đình cơng ở Việt Nam trong điều kiện

Qua phân tích trên, đình cơng là biện pháp mà Nhà nước cho phép tập thể lao động tiến hành nhằm thức đẩy việc giải quyết tranh chấp lao động một cách nhanh chóng, theo hướng có lợi cho tập thể NLĐ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tranh chấp lao động tập thể và đình công bất hợp pháp tại thành phố hồ chí minh (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)