Ưu điểm và nhược điểm của cách giải quyết tranh chấp lao động tập thể,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tranh chấp lao động tập thể và đình công bất hợp pháp tại thành phố hồ chí minh (Trang 64 - 67)

6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

3.2. Đổi mới cơ chế giải quyết tranh chấp lao động tập thể, đình cơng của cơ

3.2.1. Ưu điểm và nhược điểm của cách giải quyết tranh chấp lao động tập thể,

tập thể, đình cơng hiện tại:

• Ưu điểm:

Thứ nhất: Kịp thời ổn định tình hình và giúp cho cuộc đình cơng kết thúc nhanh chóng

Khi vụ ngừng việc tập thể xảy ra, một trong các nhiệm vụ được coi là cấp bách của địa phương là đưa NLĐ trở lại làm việc, ổn định tình hình an ninh trật tự. Trong thực tế, sự vào cuộc kịp thời, tích cực và có phần quyết đốn của cơ quan quản lý nhà nước và cơng đồn cấp trên làm cho các bên nhanh chóng đồng thuận về một phương án hợp lý. NLĐ quay trở lại làm việc, rút ngắn thời gian ngừng việc của tập thể lao động, hạn chế tổn hại cho doanh nghiệp.

Thứ hai: Đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn, tránh xảy ra những hành động q khích hay kích động đình cơng của các doanh nghiệp lân cận

Việc NLĐ nhanh chóng trở lại làm việc giúp lập lại an ninh trật tự khu vực xảy ra đình cơng, tránh được việc xảy ra hiện tượng một số người kích động dẫn

đến đập phá và bạo lực. Đồng thời, việc NLĐ nhanh chóng quay trở lại làm việc cũng giảm bớt tác động tức thời đến nguy cơ đình cơng ở doanh nghiệp khác trong cùng khu công nghiệp, khơng để cuộc đình cơng lan rộng sang các doanh nghiệp khác.

Thứ ba: Giảm thiệt hại cho doanh nghiệp

Thiệt hại của mỗi ngày NLĐ ngừng làm việc thường rất lớn với doanh nghiệp. Chính vì vậy, chủ doanh nghiệp ln mong muốn cuộc ngừng việc mau chóng kết thúc càng sớm càng tốt. Việc can thiệp của Đồn cơng tác để NLĐ mau chóng quay trở lại làm việc là phù hợp với lợi ích trước mắt của doanh nghiệp, đặc biệt là ngăn ngừa được nguy cơ xảy ra những hành động quá khích hay bạo lực của công nhân.

Thứ tư: NSDLĐ nhận ra những thiếu sót trong QHLĐ cũng như chấp hành pháp luật Việt Nam

Để NSDLĐ chấp nhận nhượng bộ một phần những yêu sách của tập thể lao động thì thơng thường Đồn cơng tác chỉ ra những thiếu sót của doanh nghiệp trong QHLĐ cũng như việc chấp hành những quy định của pháp luật Việt Nam. Do đó, đây là dịp để NSDLĐ thay đổi nhận thức, thái độ với NLĐ cũng như tự chấn chỉnh ý thức chấp hành pháp luật trong QHLĐ.

• Nhược điểm:

Mặc dù có ưu điểm nổi bật trong ngắn hạn nhưng xét về dài hạn thì cách thức giải quyết hiện nay cũng bộc lộ những nhược điểm đối với QHLĐ.

Thứ nhất: Mâu thuẫn không được giải quyết triệt để:

Do có sự can thiệp quyết liệt của các cơ quan nhà nước nên cuộc đình cơng thường kết thúc nhanh gọn. Các bên nhượng bộ nhau để cùng chấp nhận phương án được coi là hợp lý do Đồn cơng tác liên ngành đề xuất. Chính vì vậy, mặc dù đình cơng kết thúc nhưng NLĐ chưa thực sự thỏa mãn so với những kỳ vọng ban đầu hoặc so với hứa hẹn của những thủ lĩnh khi kêu gọi đình cơng.

Tiền lương và tiền thưởng là yêu sách chính trong hầu hết của cuộc đình cơng. Thế nhưng, kỳ vọng về thu nhập cao hơn của NLĐ là khơng có điểm dừng. Vì vậy, khi một cuộc đình cơng kết thúc thì động lực đình cơng khơng mất đi, thậm chí mạnh mẽ hơn do có thêm niềm tin vào kết quả có lợi khi đình cơng.

Thứ hai: NLĐ có thêm động lực để tái diễn đình cơng

Sau mỗi cuộc đình cơng, NLĐ hầu như khơng mất gì, kể cả thu nhập trong những ngày đình cơng. Đình cơng thường kết thúc với sự gia tăng lợi ích của tập thể lao động. Điều này trở thành một động lực mạnh mẽ để NLĐ tiếp tục đình cơng hoặc là một bài học tốt để tập thể NLĐ khác học tập và làm theo.

Thứ ba: Khơng phát huy được vai trị và trách nhiệm của Ban chấp hành cơng đồn cơ sở

Trong quá trình giải quyết, nhiều khi Đồn cơng tác liên ngành đã làm thay đổi vai trị của Ban chấp hành cơng đoàn cơ sở khi tiếp xúc với tập thể lao động, tổng hợp và chuyển các yêu sách của tập thể lao động cho NSDLĐ, vận động tập thể lao động chấp hành các phương án dàn xếp…; thậm chí, yêu cầu tập thể lao động cử đại diện để nêu yêu sách và tham gia quá trình giải quyết đình cơng. Khi đó, ban chấp hành cơng đoàn cơ sở hầu như mất vai trò trong các tiến trình giải quyết tranh chấp. Điều này, làm cho NLĐ, NSDLĐ và các bên liên quan mất niềm tin đối với Ban chấp hành cơng đồn cơ sở.

Thứ tư: Góp phần vơ hiệu hóa các cơ chế đối thoại, thương lượng theo quy định của pháp luật

Một thực tế khá phổ biến là khi giải quyết đình cơng NLĐ và NSDLĐ khơng thực sự thương lượng, đàm phán với nhau mà đơn thuần là chấp nhận hoặc không chấp nhận phương án do Đoàn cơng tác liên ngành để xuất. Điều này góp phần làm vơ hiệu hóa các cơ chế đối thoại, thương lượng và tạo ra các tiền lệ không tốt tại nơi làm việc.

Thứ năm: Vơ hiệu hóa cơ chế và thiết chế hịa giải

Thực tế, giải quyết những cuộc đình cơng tự phát đã vượt quá khả năng thực sự của HGVLĐ. Tuy nhiên, cách can thiệp của Đồn cơng tác liên ngành không thực sự theo cơ chế hịa giải và vơ hiệu hóa vai trị của thiết chế hòa giải và thay thế bởi một cơ chế can thiệp tương tự trọng tài.

Thứ sáu: Tạo một ngưỡng an toàn cho thái độ và hành vi ứng xử thiếu công bằng của NSDLĐ đối với tập thể lao động

Sự chênh lệch về vị thế xã hội và quan hệ cung – cầu lao động làm cho khá nhiều NSDLĐ không đối xử cơng bằng và thiện chí với NLĐ, thậm chí vi phạm pháp luật và thách thức các bên hữu quan. Hành động phản kháng mạnh mẽ của tập thể lao động tác động mạnh đến mục tiêu lợi nhuận và uy tín của doanh nghiệp. Tuy nhiên, sự can thiệp kịp thời của cơ quan nhà nước làm cho cuộc đình cơng chấm dứt sớm và hạn chế tổn thất cho doanh nghiệp. Sự can thiệp kịp thời của cơ quan nhà nước vơ hình dung trở thành sự bảo đảm cho thái độ và những hành vi thách thức của nhiều NSDLĐ đối với tập thể lao động cũng như với cơ quan quản lý lao động ở địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tranh chấp lao động tập thể và đình công bất hợp pháp tại thành phố hồ chí minh (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)