Nghiên cứu của Turek và Wojtczuk-Turek (2015)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến hành vi công dân tổ chức trường hợp người lao động ngành tài chính tây ninh (Trang 38 - 40)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.3 Một số nghiên cứu trước có liên quan

2.3.4 Nghiên cứu của Turek và Wojtczuk-Turek (2015)

Turek và Wojtczuk-Turek (2015) nghiên cứu mối quan hệ giữa thực tiễn quản trị nguồn nhân lực với hành vi cơng dân tổ chức thơng qua sự tương thích cá nhân - tổ chức, tại một số công ty ở Ba Lan.

Thực tiễn quản trị nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của tổ chức. Có một chính sách nhân sự phù hợp sẽ tác động đến thái độ của nhân viên (sự hài lòng và cam kết của họ) và từ đó có thể đánh giá được hiệu quả của công việc (Takeuchi và cộng sự, 2009). Do đó, họ đặt ra những câu hỏi là những thành phần như tuyển chọn, đào tạo, đánh giá kết quả công việc

của nhân viên, tiền lương, v.v. có thể tác động đến hiệu quả công việc và hành vi cơng dân của nhân viên. Các phân tích trước đây cho thấy mối liên hệ giữa các biến này chưa được giải thích rõ ràng (Snape và Redman, 2010). Họ cho rằng, khi nào thái độ của nhân viên có thể chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các hoạt động quản trị nguồn nhân lực, và chỉ phụ thuộc gián tiếp vào bối cảnh tổ chức thì mối liên hệ giữa các biến sẽ được rõ ràng. Snape và Redman (2010) gợi ý rằng, thực tiễn quản trị nguồn nhân lực được phản ánh trong cách ứng xử của nhân viên khi mà công việc của họ được coi là quan trọng và cần thiết cho tổ chức. Từ đó, cho thấy kết quả nghiên cứu Turek và Wojtczuk-Turek (2015) phù hợp với sự giải thích ở trên và các nghiên cứu trước đó.

Hình 2.3: Mơ hình nghiên cứu của Turek và Wojtczuk-Turek (2015)

Nguồn: Turek, D., & Wojtczuk-Turek, A. (2015), Managing Intellectual Capital and Innovation for Sustainable and Inclusive Society: Managing Intellectual Capital

and Innovation; Proceedings of the MakeLearn and TIIM Joint International Conference 2015.(pp. 2219-2233). ToKnowPress.

Turek và Wojtczuk-Turek (2015) đã thực hiện khảo sát 200 nhân viên tại một số công ty khác nhau được lựa chọn ngẫu nhiên từ 800 công ty, tổ chức đang hoạt động ở Ba Lan để nghiên cứu.

Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa thực tiễn quản trị nguồn nhân lực và hành vi công dân tổ chức thơng qua sự tương thích giữa cá nhân và tổ chức; đặc biệt là các thành phần của thực tiễn của quản trị nguồn nhân lực như tuyển chọn, đào tạo và phát triển, tiền lương, đánh giá kết quả cơng việc, góp phần tăng cường sự tương thích giữa cá nhân và tổ chức và những thành phần này có liên

Thực tiễn quản trị nguồn nhân lực Hành vi cơng dân tổ chức Sự tương thích cá nhân - tổ chức

quan đến sự hình thành thái độ tích cực của nhân viên đối với tổ chức và công việc của họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến hành vi công dân tổ chức trường hợp người lao động ngành tài chính tây ninh (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)