KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ GIỮA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề bánh phồng huyện cái bè tỉnh tiền giang (Trang 62 - 67)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4. KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ GIỮA

GIỮA CÁC NHÓM CƠ SỞ KINH DOANH CÓ ĐẶC ĐIỂM KHÁC NHAU

4.4.1. Sự khác biệt phát triển giữa các cơ sở có qui mơ lao động khác nhau nhau

Để kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm cơ sở kinh doanh làng nghề bánh phồng về số lượng lao động tham gia cơ sở kinh doanh về sự phát triển làng nghề, tác giả tiến hành phân tích phương sai ANOVA với độ tin cậy 95%.

Kết quả kiểm tra kiểm định Levene ở bảng Test of Homogeneity of variances và kiểm định F trong bảng ANOVA có sig = 0,000 < 0,05: có giả thuyết phương sai đồng nhất giữa các nhóm giá trị biến định tính đã bị vi phạm. Nghĩa là phương sai giữa các nhóm cơ sở kinh doanh có số lao động tham gia là không bằng nhau.

Bảng 4.13: Kiểm tra Homogeneity của các biến Test of Homogeneity of Variances Test of Homogeneity of Variances

PT

Thống kê Levene df1 df2 Sig.

21,229 2 182 ,000

(Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm SPSS 23.0)

Do đó, tác giả tiếp tục sử dụng kiểm định t từng cặp trường hợp phương sai khác nhau (Tamhane’s T2) trong kiểm định Post Hoc của phân tích ANOVA, ta được kết quả là bảng Multiple Comparisons (So sánh giữa các nhóm). Kết quả theo bảng sau:

Bảng 4.14: Kết quả kiểm định Post Hoc So sánh giữa các nhóm So sánh giữa các nhóm Biến phụ thuộc: PT Tamhane (I) Số lao động (J) Số lao động Trung bình khác biệt (I-J) Sai số chuẩn Sig.

95% Khoảng tin cậy Chặn dưới Chặn trên < 5 5-10 -1,07622* ,05303 ,000 -1,2044 -,9480 >10 -1,67037* ,09076 ,000 -1,8995 -1,4413 5-10 < 5 1,07622* ,05303 ,000 ,9480 1,2044 > 10 -,59416* ,07683 ,000 -,7985 -,3898 > 10 < 5 1,67037* ,09076 ,000 1,4413 1,8995 5-10 ,59416* ,07683 ,000 ,3898 ,7985 (Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm SPSS 23.0)

*. Sự khác biệt trung bình có ý nghĩa ở mức 0,05.

Kết quả ở bảng trên cho thấy: giá trị sig. của kiểm định Post Hoc đều bằng 0,000 < 0,05: có nghĩa là có sự khác biệt về sự phát triển làng nghề giữa từng cặp nhóm cơ sở kinh doanh có số lao động khác nhau.

Cụ thể, nhóm cơ sở kinh doanh có số lao động trên 10 lao động (giá trị trung bình (Mean) = 4,4896) ảnh hưởng lớn hơn đến sự phát triển của làng nghề của nhóm cơ sở kinh doanh có số lao động từ 5-10 lao động (giá trị trung bình (Mean) = 3,8954) và nhóm cơ sở kinh doanh có số lao động từ 5-10 lao động (giá trị trung bình (Mean) = 3,8954) ảnh hưởng lớn hơn đến sự phát triển của làng nghề của nhóm cơ sở kinh doanh có số lao động dưới 5 lao động (giá trị trung bình (Mean) = 2,8192).

Qua đó cho thấy quy mơ về số lượng lao động tham gia vào kinh doanh càng nhiều thì sự phát triển làng nghề càng lớn. Trong thực tế, sự phát triển của làng nghề bánh phồng Cái Bè, Tiền Giang gặp rất nhiều khó khăn khi lượng hàng tiêu

thụ lớn trong các dịp lễ Tết, các cơ sở kinh doanh phải thuê những nhân lực để kịp sản xuất và cung ứng sản phẩm cho thị trường.

Hình 4.5: Sự khác biệt về sự phát triển làng nghề giữa các nhóm cơ sở kinh doanh theo số lao động tham gia

(Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm SPSS 23.0)

4.4.2. Sự khác biệt phát triển giữa các cơ sở có vốn đầu tư khác nhau

Tương tự như trên, giá trị sig. của kiểm định thống kê Levene bằng 0,000 < 0,05: giả thuyết phương sai đồng nhất giữa các nhóm giá trị biến định tính đã bị vi phạm. Do đó, tác giả tiếp tục sử dụng kiểm định t từng cặp trường hợp phương sai khác nhau (Tamhane’s T2) trong kiểm định Post Hoc của phân tích ANOVA, ta được kết quả là bảng Multiple Comparisons (So sánh giữa các nhóm).

Bảng 4.15: Kiểm tra Homogeneity của các biến Test of Homogeneity of Variances

PT

Thống kê Levene df1 df2 Sig.

8,306 2 182 ,000

Bảng 4.16: Kết quả kiểm định POST HOC So sánh giữa các nhóm Biến phụ thuộc: PT Tamhane (I) Số vốn đầu tư (J) Số vốn đầu tư Trung bình khác biệt (I-J) Sai số chuẩn Sig.

95% Khoảng tin cậy Chặn dưới Chặn trên 100 triệu 100 - 900 triệu -1,08228* ,07026 ,000 -1,2532 -,9113 > 900 triệu -1,74895* ,09126 ,000 -2,0161 -1,4818 100 - 900 triệu 100 triệu 1,08228* ,07026 ,000 ,9113 1,2532 > 900 triệu -,66667* ,08786 ,000 -,9351 -,3983 > 900 triệu 100 triệu 1,74895* ,09126 ,000 1,4818 2,0161 100 - 900 triệu ,66667* ,08786 ,000 ,3983 ,9351 *. Sự khác biệt trung bình có ý nghĩa ở mức 0,05.

(Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm SPSS 23.0)

Kết quả bảng trên cho thấy: giá trị sig. của kiểm định Post Hoc đều bằng 0,000 < 0,05: có nghĩa là có sự khác biệt về sự phát triển làng nghề giữa từng cặp nhóm cơ sở kinh doanh có số lao động khác nhau.

Như vậy, có sự khác biệt về sự phát triển làng nghề giữa từng cặp nhóm cơ sở kinh doanh có số vốn đầu tư khác nhau: nhóm cơ sở kinh doanh có số vốn đầu tư dưới 100 triệu đồng với nhóm cơ sở kinh doanh có số vốn đầu tư từ 100 triệu đồng đến 900 triệu đồng, nhóm cơ sở kinh doanh có số vốn đầu tư dưới 100 triệu đồng với nhóm cơ sở kinh doanh có số vốn đầu tư trên 900 triệu đồng và nhóm cơ sở kinh doanh có số vốn đầu tư từ 100 triệu đồng đến 900 triệu đồng với nhóm cơ sở kinh doanh có số vốn đầu tư trên 900 triệu đồng .

Hình 4.6: Sự khác biệt về sự phát triển làng nghề giữa các nhóm cơ sở kinh doanh theo vốn đầu tư

(Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm SPSS 23.0)

Cụ thể, nhóm cơ sở kinh doanh có số vốn đầu tư trên 900 triệu đồng (giá trị trung bình (Mean) = 4,8333) ảnh hưởng lớn hơn đến sự phát triển của làng nghề của nhóm cơ sở kinh doanh có số vốn đầu tư từ 100 triệu đồng đến 900 triệu đồng (giá trị trung bình (Mean) = 4,1667) và nhóm cơ sở kinh doanh có số vốn đầu tư từ 100 triệu đồng đến 900 triệu đồng (giá trị trung bình (Mean) = 4,1667) ảnh hưởng lớn hơn đến sự phát triển của làng nghề của nhóm cơ sở kinh doanh có số vốn đầu tư dưới 100 triệu đồng (giá trị trung bình (Mean) = 3,0844).

Qua đó cho thấy quy mô về số vốn đầu tư vào kinh doanh càng lớn thì sự phát triển làng nghề càng tăng. Thực tế tại làng nghề bánh phồng tôm cho thấy, cơ sở kinh doanh có tiềm lực về vốn tự có hoặc được sự hỗ trợ về vốn của các cơ quan địa phương thì sẽ phát triển mạnh hơn những cơ sở có vốn đầu tư thấp.

4.5. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề bánh phồng huyện cái bè tỉnh tiền giang (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)