CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
Nguồn: Tác giả nghiên cứu, 2017
3.1.1. Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính để đề xuất mơ hình nghiên cứu và xây dựng - điều chỉnh các biến quan sát. Đồng thời, nghiên cứu định tính là nội dung cuối cùng của bài nghiên cứu là đúc kết các hàm ý chính sách từ kết quả nghiên cứu.
Để đề xuất mô hình nghiên cứu, tác giả thực hiện các bước sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về sự phát triển của Làng nghề và các các nhân tố ảnh hưởng .
- Nghiên cứu, phân tích các mơ hình liên quan, tìm hiểu thực tiễn tại Làng nghề Bánh Phồng huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang để xây dựng mơ hình đề xuất hợp lý.
- Phỏng vấn trực tiếp 6 chun gia để điều chỉnh mơ hình. Để xây dựng bản hỏi chính thức, tác giả thực hiện các bước sau:
- Từ đặc thù của làng nghề Bánh Phồng huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang và căn cứ thang đo của các nghiên cứu trước, tác giả thiết kế bản hỏi sơ bộ.
- Phỏng vấn trực tiếp 6 chuyên gia để điều chỉnh bản hỏi.
- Khảo sát thử 5 đáp viên để kiểm tra sự dễ hiểu, dễ trả lời của bản hỏi. - Kiểm định thang đo từ dữ liệu của 30 phiếu khảo sát, điều chỉnh lần cuối; hình thành thang đo chính thức.
Để đề xuất hàm ý chính sách, tác giả dựa trên các kết quả nghiên cứu sau: - Kết quả mơ hình hồi qui: biến có ý nghĩa thống kê, độ lớn và dấu của các hệ số β.
- Kết quả thống kê mơ tả các biến.
- Kết quả phân tích phương sai (ANOVA).
- Thảo luận kết quả nghiên cứu: sự phù hợp so với thực tiễn, so với kết quả các nghiên cứu trước.
3.1.2. Nghiên cứu định lượng
Kết quả nghiên cứu định tính là bản câu hỏi khảo sát chính thức cho bài nghiên cứu .
Sau khi thu thập được dữ liệu về mẫu nghiên cứu, tác giả tiến hành xử lý với phần mềm SPSS 23.0 bao gồm: đánh giá độ tin cậy Cronbach’ Alpha, phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi qui, kiểm định mơ hình, kiểm định sự khác biệt về số người tham gia lao động khác nhau; số vốn đầu từ khác nhau giữa các nhóm cơ sở kinh doanh