So với thực tiển quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề bánh phồng huyện cái bè tỉnh tiền giang (Trang 67 - 69)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.5.2. So với thực tiển quản lý

Kết quả từ nghiên cứu so với thực tiển quản lý tại địa phương cho thấy việc phát triển làng nghề bánh phồng huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang vẫn còn một số hạn chế cụ thể:

- Về khả năng tài chính của các hộ thì vẫn cịn hạn chế, chính quyền địa phương vẫn chưa tạo điều kiện cho các hộ được tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi cũng như việc vay vốn tín chấp tại ngân hàng, hộ sản xuất vẫn cịn phải lấy hàng hố đầu vào theo hình thức gối đầu, khi sản xuất thành phẩm hàng hoá bán thì trừ lại phần vốn đã mua nguyên liệu nên lợi nhuận của hộ vẫn chưa cao do thương lái ép giá. Kết quả phản ánh nguồn vốn của các nơng hộ làng nghề giữ vai trị quan trọng, có ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề. Khi vốn tự có của các hộ kinh doanh làng nghề tăng lên hoặc được sự hỗ trợ, giúp đỡ của cơ quan chính quyền địa phương về mặt tài chính. Các cơ sở kinh doanh sẽ sử dụng nguồn vốn vào việc mua máy móc, trang thiết bị cũng như tìm kiếm được nguồn nguyên liệu chất lượng, đầu tư cho việc mở rộng kênh phân phối, xuất khẩu.

- Về điều kiện sản xuất như điện, nước vẫn chưa được hỗ trợ đầu tư đúng mức, các hộ sản xuất trong làng nghề chưa được ưu đãi sử dụng điện nước theo giá của làng nghề, hộ sản xuất vẫn phải lấy điện sinh hoạt hàng ngày để phục vụ cho việc sản xuất. Khi các cơ sở kinh doanh có điều kiện về cơ sở hạ tầng như điện, nước phục vụ sản xuất tốt hơn. Đường xá đi lại dễ dàng tạo điều kiện cho các cơ sở kinh doanh trong khâu vận chuyển, tìm kiếm nguồn nguyên liệu cũng như khâu tiêu thụ sản phẩm và giá sản phẩm sẽ được nâng cao.

- Khi các cơ sở kinh doanh có điều kiện sản xuất về nhân lực đủ cho các khâu sản xuất, nguồn nguyên liệu đầu vào được hỗ trợ, ổn định cũng như máy móc trang thiết bị được chuẩn bị tốt, sẽ thúc đẩy sự phát triển của các cơ sở kinh doanh hơn.

- Trình độ học vấn của các chủ cơ sở kinh doanh bánh phồng được nâng cao, tạo điều kiện cho việc tiếp thu, nhận biết các cơ hội cho hoạt động sản xuất cho chính cơ sở của mình và tận dụng cơ hội đó một cách hợp lý. Ngồi ra, các thơng tin của thị trường đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất, kinh doanh bánh phồng tơm cũng giúp sự phát triển của làng nghề.

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Chương này đã trình bày kết quả của nghiên cứu định lượng bao gồm thống kê mô tả mẫu nghiên cứu, đánh giá độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố, phân tích tương quan, phân tích hồi quy và kiểm định mơ hình hồi quy của các nhân tố.

Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra, có 4 nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề bánh phồng Cái Bè, Tiền Giang và được sắp xếp theo mức độ ảnh hưởng giảm dần: Khả năng hiểu biết của các nông hộ (HB), Cơ sở hạ tầng (HT), Điều kiện sản xuất các nông hộ (SX), Khả năng tài chính của các nơng hộ (TC). Đồng thời, nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt về ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề giữa các nhóm cơ sở kinh doanh có sự khác nhau về số lượng lao động và số vốn đầu tư.

Chương tiếp theo sẽ đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao sự phát triển của làng nghề bánh phồng Cái Bè, Tiền Giang.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề bánh phồng huyện cái bè tỉnh tiền giang (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)