Nhóm giải pháp liên quan đến các yếu tố tác động cùng chiều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP quân đội (Trang 79 - 82)

CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

5.1.1 Nhóm giải pháp liên quan đến các yếu tố tác động cùng chiều

Đối với nhóm yếu tố tác động cùng chiều với khả năng quá hạn của chủ thẻ thì khi giá trị của một trong những yếu tố tác động cùng chiều tăng lên thì khả năng quá hạn của chủ thẻ lại tăng thêm 1 tỷ lệ nhất định trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.

Tuổi (Age): MB chỉ phát hành thẻ tín dụng cho những khách hàng có độ tuổi từ

18 đến 59 tuổi. Tuy nhiên, độ tuổi mà MB quy định để phát hành thẻ tín dụng chỉ được x t đến 1 lần duy nhất là vào thời điểm chủ thẻ phát hành thẻ tín dụng. Trong 1.011 khách hàng bị q hạn thuộc mẫu nghiên cứu này thì có đến 308 chủ thẻ có độ tuổi từ 50 trở lên bị quá hạn, chiếm 30,47%. Đặc biệt có 18 khách hàng đã nằm ngồi độ tuổi được phát hành thẻ và bị quá hạn đó là những chủ thẻ trên 59 tuổi. Điều này cũng tương đối dễ hiểu vì khi ở độ tuổi 59 thì khách hàng mới bắt đầu phát hành thẻ, và thời gian sử dụng thẻ là 3 năm chưa kể đến những lần gia hạn thẻ. Tuổi tác được xem là có tương quan thuận với khả năng quá hạn của chủ thẻ trong nghiên cứu này. Như đã nói trong chương 4 thì kết quả nghiên cứu này chỉ đúng 1 phần so với kết quả nghiên cứu của Agarwal và cộng sự (2009), khi nhóm tác giả này đã chỉ ra rằng tuổi tác có ảnh hưởng đến khả năng quá hạn của chủ thẻ tín dụng theo hình chữ U. Điều này có nghĩa

hành thẻ tín dụng cho khách hàng, ngân hàng khơng nên tập trung vào nhóm đối tượng khách hàng lớn tuổi vì có thể khi khách hàng càng lớn tuổi thì càng ít am hiểu về các sản phẩm thẻ tín dụng của ngân hàng, về ngày sao kê cũng như ngày thanh tốn dư nợ thẻ tín dụng để hạn chế tình trạng quá hạn của chủ thẻ. Đồng thời, cũng cần thường xuyên rà soát lại độ tuổi của khách hàng ít nhất 1 năm 1 lần trong suốt quá trình sử dụng thẻ của khách hàng và vào những lần đề xuất gia hạn thẻ cho chủ thẻ.

Số ngƣời phụ thuộc (Dependent person) càng tăng càng ảnh hưởng đến các

khoản chi phí mà chủ thẻ phải gánh chịu. Khi số người phụ thuộc càng tăng thì khả năng quá hạn của chủ thẻ càng cao. Do đó trong q trình thẩm định, xét và cấp hạn mức thẻ tín dụng cho khách hàng MB cần chú trọng hơn đến thông tin số người phụ thuộc mà chủ thẻ đang cấp dưỡng, tính tốn những khoản chi phí dựa trên thu nhập của cả gia đình, dự đốn khả năng trả nợ của chủ thẻ từ đó đề xuất một mức hạn mức tín dụng phù hợp với tình hình tài chính của từng chủ thẻ. Đồng thời cũng thật cần thiết để kiểm tra lại thông tin số người phụ thuộc mà chủ thẻ đang cấp dưỡng bằng cách kiểm tra thông tin trên sổ hộ khẩu; thông qua việc hỏi thăm hàng xóm, bạn bè của chủ thẻ …để đảm bảo sự chính xác của thơng tin.

Hạn mức thẻ tín dụng cũng là một trong những yếu tố tác động cùng chiều đến

khả năng quá hạn của chủ thẻ. Ở MB, nếu phát hành thẻ theo hình thức khơng có tài sản đảm bảo thì thu nhập chính là căn cứ để xác định hạn mức cho chủ thẻ trong khi kết quả nghiên cứu này lại cho thấy thu nhập không phải là yếu tố tác động tới khả năng quá hạn của chủ thẻ. Đó là chưa kể chủ thẻ phải chứng minh thu nhập nhưng lại không phải chứng minh chi phí nhất là chi phí về người phụ thuộc mà chủ thẻ đang phải chi trả như tiền cấp dưỡng, tiền thuê nhà … Vậy việc xác định HMTD quá dựa vào thu nhập của chủ thẻ như hiện nay phải chăng là rất rủi ro cho ngân hàng. Ngoài việc yêu cầu cung cấp chứng từ chứng minh thu nhập, MB nên yêu cầu khách hàng cung cấp thêm một số giấy tờ chứng minh chi phí như sổ hộ khẩu phơ tơ, giấy tờ nhà

đất … Đồng thời, MB cũng phải thường xuyên đánh giá lại tình hình tài chính của khách hàng thường xuyên hơn nhằm tăng hoặc giảm HMTD cho khách hàng sao cho phù hợp với khả năng tài chính của khách hàng theo từng thời kỳ nhất định.

Tỷ lệ sử dụng thẻ (Cardusing) càng cao thể hiện khả năng quá hạn của chủ thẻ

càng lớn là kết quả của mơ hình hồi quy logit trong nghiên cứu này. Trong khoảng thời gian trước năm 2016 thì MB đã khơng giới hạn hạn mức chi tiêu tối đa trong một ngày mà chỉ quy định hạn mức chi tiêu trên một giao dịch (tối đa là 50 triệu/1 giao dịch).Việc không giới hạn hạn mức chi tiêu cho chủ thẻ trong một ngày như vậy vơ tình đã tạo thêm nhiều rủi ro cho MB, đặc biệt là đối với những khách hàng có phát sinh giao dịch chi tiêu lớn một cách bất thường. Thẻ tín dụng là sự lựa chọn tốt nhất cho người tiêu dùng đặc biệt là người có thu nhập thấp trong trường hợp khẩn cấp (Littwin, 2008). Thêm nữa, trong 1.011 chủ thẻ bị q hạn thì có đến 764 chủ thẻ có tỷ lệ sử dụng thẻ từ 80% trở lên, chiếm đại đa số là những chủ thẻ bị quá hạn với 75.58%. Vậy thật cần thiết để giới hạn hạn mức chi tiêu trong một ngày cho chủ thẻ, MB cũng cần thường xuyên theo dõi những chủ thẻ có phát sinh giao dịch chi tiêu lớn bất thường, tìm hiểu nguyên nhân cũng như theo dõi tình hình thanh tốn sao kê của khách hàng để có giải pháp theo dõi, đơn đốc khách hàng để thu hồi nợ kịp thời.

Hệ số ứng tiền mặt (Cash) cũng là một trong những yếu tố tác động cùng chiều

tới khả năng quá hạn của chủ thẻ. Giao dịch ứng tiền mặt giúp chủ thẻ giải quyết được vấn đề thanh tốn trong trường hợp thu nhập khơng thể giải quyết được vấn đề nợ nần, chi tiêu trong một số trường hợp cần thiết mà đòi hỏi chủ thẻ phải sử dụng tiền mặt (Dunn và Kim, 1999; Lee, 2011). Nhưng chủ thẻ lại phát sinh thêm một số khoản chi phí từ việc ứng tiền mặt này như phí rút tiền, lãi phát sinh. Hiện tại, MB đang áp dụng mức phí 3% trên tổng số tiền tạm ứng đối với mỗi giao dịch rút tiền bằng thẻ tín dụng và tối thiểu là 50.000 đồng/giao dịch ứng tiền mặt. Do đó, CV HTNV thẻ cần lưu ý các trường hợp khách hàng thường xuyên phát sinh giao dịch ứng tiền mặt, phối hợp với

CV KHCN tìm hiểu ngun nhân, theo dõi tình hình thanh tốn sao kê để đề xuất giải pháp theo dõi và thu hồi nợ kịp thời. Ngoài ra trước khi phát hành thẻ tín dụng, CV KHCN nên tư vấn cho khách hàng một cách kỹ lưỡng hơn về những mức phí cũng như tiền lãi phát sinh mà khách hàng sẽ phải trả trong trường hợp ứng tiền mặt.10

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP quân đội (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)