Nghiên cứu sơ bộ định lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực đổi mới của tổ chức – vai trò trung gian của hành vi chia sẻ tri thức, nghiên cứu thực nghiệm tại các ngân hàng (Trang 56 - 60)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Nghiên cứu sơ bộ

3.2.3. Nghiên cứu sơ bộ định lượng

Tác giả thực hiện khảo sát thử với kích thước mẫu là 100 bằng bản khảo sát giấy đã in sẵn câu hỏi theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Bản câu hỏi được phát ra và thu về ngay khi hoàn tất. Kết quả nhận về 95 bản hợp lệ. Tiếp đó, tác giả xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0.

Theo Nguyễn Đình Thọ (2011, 350-351) thì “Hệ số Cronbach Alpha có giá trị

biến thiên trong khoảng [0,1]. Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên là thang đo có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy”. Và, các biến quan sát có hệ số tương quan so với biến

tổng (Corrected item – Total correlation) phải >0.3, trường hợp < 0.3 sẽ bị loại. Trong phân tích nhân tố khẳng định EFA, các nhân tố trích được của thang đo đơn hướng phải là 1, hệ số tải nhân tố của các biến quan sát phải ≥ 0.5, chỉ số Eigenvalue tối thiểu phải bằng 1 (≥ 1), tổng phương sai trích phải đạt ≥ 50% (từ 60% trở lên được coi là tốt) (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Bảng 3.16, bảng 3.17 sau đây là kết quả phân tích sơ bộ thang đo (Chi tiết tại Phụ lục 2).

1 • Hồn tồn khơng đồng ý. 2 • Khơng đồng ý. 3 • Khơng đồng ý cũng khơng phản đối. 4 • Đồng ý. 5 • Hồn tồn đồng ý.

Bảng 3.16. Tóm tắt kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha

Khái niệm nghiên cứu Số

biến quan sát Cronbach’ s Alpha Hệ số tương quan biến tổng nhỏ nhất

01 Niềm vui khi giúp đỡ đồng nghiệp 04 0.870 0.649 (EIHO1)

02 Tự tin về kiến thức bản thân 04 0.829 0.544 (KSE2)

03 Sự tin tưởng 05 0.883 0.613 (STT3)

04 Định hướng học hỏi 05 0.818 0.416 (DHHH4)

05 Chính sách khen thưởng 05 0.900 0.674 (CSKT2)

06 Chia sẻ tri thức 04 0.853 0.633 (CSTT3)

07 Năng lực đổi mới của tổ chức 05 0.898 0.657 (NLDM4)

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha: Bảng 3.16 cho ta thấy các khái niệm

nghiên cứu:

“Niềm vui khi giúp đỡ đồng nghiệp” (EIHO) có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.870 >0.6, các hệ số tương quan biến tổng đều đạt tiêu chuẩn (>0.3);

“Tự tin về kiến thức bản thân” (KSE) có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.829 >0.6, các hệ số tương quan biến tổng đều đạt tiêu chuẩn (>0.3);

“Sự tin tưởng” (STT) có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.883 >0.6, các hệ số tương quan biến tổng đều đạt tiêu chuẩn (>0.3);

“Định hướng học hỏi” (DHHH) có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.818 >0.6, các hệ số tương quan biến tổng đều đạt tiêu chuẩn (>0.3);

“Chính sách khen thưởng” (CSKT) có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.900 >0.6, các hệ số tương quan biến tổng đều đạt tiêu chuẩn (>0.3);

“Chia sẻ tri thức” (CSTT) có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.8980 >0.6, các hệ số tương quan biến tổng đều đạt tiêu chuẩn (>0.3) sau khi loại biến quan sát CCTT4 không phù hợp;

“Năng lực đổi mới của tổ chức” (NLDM) có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.898>0.6, các hệ số tương quan biến tổng đều đạt tiêu chuẩn (>0.3). (Chi tiết xem tại phụ lục 2.1).

Bảng 3.17. Kết quả kiểm định EFA Ma trận Pattern Ma trận Pattern

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Kết quả EFA cho các thành phần có trong mơ hình: Bảng 3.17. Kết quả phân tích EFA sơ bộ cho thấy các yếu tố Định hướng học hỏi, Sự tin tưởng, Chính sách khen thưởng, Niềm vui khi giúp đỡ đồng nghiệp, Tự tin về kiến thức bản thân, Chia sẻ tri

thức, Năng lục đổi mới tổ chức đều có điểm dừng khi Eigenvalue > 1 và cho thấy trích được 1 nhóm tại điểm dừng Eigenvalue đều >1. Các thang đo của các nhân tố này đều có hệ số tải nhân tố > 0.5.

Vì vậy, biến đo lường của các thang đo đề xuất ban đầu: Định hướng học hỏi, Sự tin tưởng, Chính sách khen thưởng, Niềm vui khi giúp đỡ đồng nghiệp, Tự tin về kiến thức bản thân được tác giả giữ nguyên và sử dụng cho nghiên cứu chính thức. Biến quan sát CSTT4 được đề nghị xuất ra dữ liệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực đổi mới của tổ chức – vai trò trung gian của hành vi chia sẻ tri thức, nghiên cứu thực nghiệm tại các ngân hàng (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)