Kết quả kiểm định CFA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực đổi mới của tổ chức – vai trò trung gian của hành vi chia sẻ tri thức, nghiên cứu thực nghiệm tại các ngân hàng (Trang 70 - 74)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Kết quả kiểm định CFA

Nhằm thực hiện đo lường mức độ phù hợp của mơ hình lý thuyết với thơng tin thị trường, phương pháp phân tích CFA được tiếp tục để kiểm định lại các kết quả sau khi phân tích nhân tố EFA với 31 biến quan sát trong 07 nhân tố đã được rút trích. Phần mềm phân tích cấu trúc tuyến tính AMOS được tác giả sử dụng để thực hiện để phân tích CFA. Kết quả đo lường độ phù hợp của mơ hình với dữ liệu thị trường thể hiện ở hình 4.1.

4.3.1. Đo lường mức độ phù hợp cho mơ hình nghiên cứu

Hình 4.1. Mơ hình phân tích nhân tố CFA (đã chuẩn hóa)

Kết quả kiểm định có các chỉ số như sau:

Chi-bình phương điều chỉnh bậc tự do CMIN/df = 1.298 < 2, TLI = 0.963>0.9, CFI = 0.968>0.9, RMSEA = 0.037<0.08, GFI = 0.878 >0.8 và nhỏ hơn 0.9 không đáng kể, theo Hair và cộng sự (2011) trong khn khổ bài nghiên cứu này, GFI vẫn có thể chấp nhận được khi nhỏ hơn 0.9. Theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2007), các chỉ số có giá trị thỏa mãn với điều kiện mơ hình phù hợp. Kết luận, mơ hình được coi là phù hợp với dữ liệu thị trường.

4.3.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo

Tác giả sử dụng 3 chỉ số: hệ số Cronbach’s Alpha, Độ tin cậy tổng hợp (CR) và Tổng phương sai trích (AVE) để đánh giá độ tin cậy thang đo cho nghiên cứu.

Hệ số Cronbach’s Alpha: kết quả đã phân tích ở mục 4.2.1, tất cả các hệ số

Cronbach’s Alpha đều đạt yêu cầu (α >0.6).

Bảng 4.5. Hệ số Cronbach’s Alpha cho các nhóm nhân tố ST ST

T

Khái niệm nghiên cứu Số biến đo

lường Cronbach’s Alpha

Giá trị

01 Niềm vui khi giúp đỡ đồng nghiệp 04 0.874

Đạt yêu cầu

02 Tự tin về kiến thức bản thân 04 0.847

03 Sự tin tưởng 05 0.857

04 Định hướng học hỏi 05 0.836

05 Chính sách khen thưởng 05 0.886

06 Chia sẻ tri thức 03 0.850

07 Năng lực đổi mới của tổ chức 05 0.904

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS 20

Độ tin cậy tổng hợp (CR) và Tổng phương sai trích (AVE):

Trong đó:

λi là trọng số chuẩn hóa của biến quan sát thứ i, (1 - λi2) là phương sai của sai số đo lường biến quan sát thứ i và p là số biến quan sát của thang đo.

Theo Hair và cộng sự (2011), tổng phương sai trích (ρvc) của mỗi khái niệm nghiên cứu nên >0.5 và độ tin cậy tổng hợp (ρc) >0.7 thì đạt yêu cầu.

Trong bài nghiên cứu, hệ số λ được lấy từ kết quả tổng hợp từ phần mềm AMOS 20, từ đó tác giả thực hiện tính tốn hai giá trị Độ tin cậy tổng hợp (CR) và Tổng phương sai trích (AVE) trên phần mền Excel dựa trên cơng thức tính nói trên:

Bảng 4.6. Độ tin cậy tổng hợp (CR) và Tổng phương sai trích (AVE) STT Khái niệm nghiên

cứu đo lường Số biến

Độ tin cậy tổng hợp

(CR)

Tổng phương

sai trích (AVE) Giá trị

1 Niềm vui khi giúp đỡ

đồng nghiệp 04 0.875 0.636 Đạt yêu cầu 2 Tự tin về kiến thức bản thân 04 0.853 0.595 3 Sự tin tưởng 05 0.841 0.521 4 Định hướng học hỏi 05 0.832 0.502 5 Chính sách khen thưởng 05 0.876 0.590 6 Chia sẻ tri thức 03 0.856 0.666

7 Năng lực đổi mới của

tổ chức 05 0.899 0.642

Nguồn: tổng hợp kết quả xử lý dữ liệu từ phần mềm AMOS 20 và Excel

Theo Hair và cộng sự (2011), Nunnally và Bernstein (1994) thì các giá trị độ tin cậy đều thỏa mãn yêu cầu: hệ số Cronbach’s Alpha >0.6, Độ tin cậy tổng hợp

CR > 0.7 và Tổng phương sai trích AVE >0.5, có thể khẳng định các thang đo đạt yêu cầu. (Xem bảng 4.5 và bảng 4.6).

4.3.3. Kiểm định giá trị hội tụ

Theo Anderson và Gerbing (1988) thang đo được đánh giá là đạt giá trị hội tụ khi các trọng số chuẩn hóa của các thang đo λi > 0.5 và có ý nghĩa thống kê p<0.05. Kết quả thực hiện CFA bằng AMOS 20 cho thấy tất cả các trọng số của 32 biến đo lường trong bài nghiên cứu đều > 0.5 và p-value <0.05 có ý nghĩa thống kê. Do đó, có thể kết luận thang đo đạt giá trị hội tụ. (Xem phụ lục 3.4).

4.3.4 Tính đơn hướng

Theo Steenkamp và Van Trijp (1991) cho rằng mơ hình phù hợp với dữ liệu thị trường là điều kiện cần và đủ để các biến đo lường đạt được tính đơn hướng trừ trường hợp sai số của các biến quan sát có tương quan với nhau. Kết quả từ bài nghiên cứu cho thấy mơ hình lý thuyết phù hợp với dữ liệu thị trường và khơng có tương quan giữa các sai số đo lường. Vì vậy, có thể kết luận các thang đo đạt tính đơn hướng.

4.3.5 Giá trị phân biệt

Kết quả từ phân tích CFA cho thấy hệ số tương quan giữa các giá trị thành phần của các khái niệm lớn (EIHO, KSE, STT, DHHH, CSKT, CSTT, NLDM) đều <0.9 cho thấy các khái niệm đạt giá trị phân biệt nghĩa là khơng có hiện tượng tự tương quan xảy ra giữa các yếu tố. Do đó, có thể kết luận các thành phần thang đo đạt được giá trị phân biệt. (Xem phụ lục 3.4).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực đổi mới của tổ chức – vai trò trung gian của hành vi chia sẻ tri thức, nghiên cứu thực nghiệm tại các ngân hàng (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)