Đánh giá về Chia sẻ tri thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực đổi mới của tổ chức – vai trò trung gian của hành vi chia sẻ tri thức, nghiên cứu thực nghiệm tại các ngân hàng (Trang 83 - 84)

Chia sẻ tri thức Giá trị

trung bình

Độ lệch chuẩn

CSTT1 Anh/chị tự nguyện chia sẻ bí quyết, thơng tin và kiến

thức của mình với đồng nghiệp. 3.49 .999

CSTT2 Anh/chị sẵn lòng trao đổi với bất kỳ đồng nghiệp nào

trong tổ chức để chia sẻ thông tin và kiến thức. 3.55 .994

CSTT3

Anh/chị có thể tìm hiểu thêm tài liệu, thơng tin và kiến thức nghiệp vụ mới bởi các Phòng/Ban khác trong ngân hàng

3.48 .924

Qua bảng 5.2 cho thấy để thúc đẩy hành vi Chia sẻ tri thức giữa các nhân viên ngân hàng, các nhà quản trị cần thường xuyên kiểm tra, đôn đốc nhân viên về việc giúp đỡ nhau trong công việc dù là bất kỳ đồng nghiệp nào một khi họ cần sự giúp đỡ. Hơn hết, chính các nhà quản trị là người cần đi đầu tiên phong, luôn trong tâm thế sẵn lòng trao đổi, chia sẻ, chuyển giao các kinh nghiệm, kiến thức và hỗ trợ nhân viên hoàn thành các nhiệm vụ, cơng việc được giao phó. Để tạo động lực khuyến khích các nhà quản trị trực tiếp làm những cơng việc nói trên, các ngân hàng cần xây dựng các cơ chế đánh giá, khen thưởng, động viên để mọi người trong tổ chức tin tưởng lẫn nhau để chia sẻ tri thức. Cho nhân viên cảm nhận được tổ chức rất quan tâm đến cơng việc, đến những khó khăn của nhân viên gặp phải cần giúp đỡ bằng cách chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức của những người đi trước. Việc khen ngợi hành vi ngay khi nhân viên làm tốt, chia sẻ tri thức để giúp đỡ nhau, chỉ cho nhân viên biết họ đã làm tốt việc xứng đáng được khen thưởng để khích lệ nhân viên tiếp tục phát huy làm tốt hơn. Điều này một lần nữa được minh chứng ở việc nghiên cứu chấp nhận hai giả thuyết rằng yếu tố “Sự tin tưởng” và “Chính sách khen thưởng” có ảnh hưởng tích cực đến chia sẻ tri thức. Thành quả của cán bộ cấp quản lý được đánh

giá thơng qua thành quả của đội/nhóm, của các nhân viên dưới cấp. Điều này nghĩa là khi nhân viên được động viên khen thưởng trong việc tích cực chia sẻ tri thức lẫn nhau thì ở vị trí người quản lý cũng cần thiết được đánh giá khen thưởng, động viên và vinh danh tương tự. Sự tin tưởng lẫn nhau được động viên khuyến khích chia sẻ tri thức bằng chính sách khen thưởng, các thành tích này sẽ góp phần giúp nhà quản lý được đẩy lên một vị trí cao hơn trong cơng việc. Từ đó, các nhà quản lý trực tiếp sẽ sẵn lịng hơn trong cơng tác đào tạo nhân viên, hỗ trợ việc chia sẻ tri thức trong tổ chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực đổi mới của tổ chức – vai trò trung gian của hành vi chia sẻ tri thức, nghiên cứu thực nghiệm tại các ngân hàng (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)