Nghiên cứu sơ bộ định tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực đổi mới của tổ chức – vai trò trung gian của hành vi chia sẻ tri thức, nghiên cứu thực nghiệm tại các ngân hàng (Trang 50 - 55)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Nghiên cứu sơ bộ

3.2.1. Nghiên cứu sơ bộ định tính

Thiết kế nghiên cứu sơ bộ định tính:

Thơng qua kỹ thuật thảo luận nhóm với 11 nhà quản lý hiện công tác tại các NH TMCP tại khu vực TP.HCM (Phụ lục 1) nhằm đảm bảo tính đồng nhất trong nhóm đồng thời với kinh nghiệm làm việc nhiều năm và công tác ở vị trí quản lý nhằm kích thích thảo luận, đào sâu giúp thu thập được dữ liệu bên trong của đối tượng nghiên cứu. Các câu hỏi mở để khám phá và các câu hỏi đóng để kết luận được sử dụng trong q trình thảo luận nhóm nhằm xác định đúng mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đo lường ảnh hưởng của các yếu tố đến năng lực đổi mới của tổ chức thông qua vai trò trung gian của chia sẻ tri thức. Kết quả thảo luận nhóm, các từ ngữ đã được điều chỉnh cho thích hợp, dễ hiểu và bổ sung thêm một vài yếu tố vào thang đo cho phù hợp với đặc thù ngành ngân hàng. Việc kế thừa có chọn lọc thang đo từ những nghiên cứu đi trước kết hợp với kết quả từ thảo luận nhóm, tác giả xây dựng thang đo nháp 2 và tiến hành phỏng vấn với mẫu thử n = 100 nhân viên theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện tại Khu vực Quận 1, TP.HCM (Giới hạn về mặt thời gian

và để có thể nhanh chóng thu thập được các bản khảo sát, tác giả lựa chọn các ngân hàng trong khu vực trung tâm Quận 1, xung quanh nơi tác giả đang công tác – NH TMCP ĐT&PTVN – BIDV Chi nhánh Sở Giao Dịch 2). Việc này giúp tác giả tiếp thu các góp ý cũng như có những điều chỉnh phù hợp với các câu từ còn chưa rõ nghĩa dễ nhầm lẫn trong bảng câu hỏi để tiến hành nghiên cứu định lượng chính thức.

Kết quả nghiên cứu sơ bộ định tính:

Kết quả sau thảo luận nhóm thấy rằng các nhà quản lý đều thống nhất đồng ý cao với những đề xuất trong mơ hình của tác giả về những yếu tố ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức, cụ thể là: Niềm vui khi giúp đỡ đồng nghiệp, Tự tin về kiến thức bản thân, Sự tin tưởng, Định hướng học hỏi, Chính sách khen thưởng và có mối quan hệ của chia sẻ tri thức đến năng lực đổi mới của tổ chức. Đồng thời, kết quả nghiên cứu khám phá ra một số biến quan sát của các yếu tố trong mơ hình đề xuất được điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với đặc thù của ngành ngân hàng tại khu vực TP.HCM, cụ thể như sau:

- Yếu tố “Sự tin tưởng – STT” bổ sung thêm biến quan sát STT5: “Sự tin tưởng lẫn nhau giữa mọi người là cần thiết để kiến thức được chia sẻ rộng khắp trong ngân hàng”.

- Yếu tố “Chia sẻ tri thức – CSTT” bổ sung thêm biến quan sát CSTT4: “Khi anh/chị phát hiện được điều gì mới mẻ và hữu ích phục vụ cho cơng việc tốt hơn, anh/chị sẵn lịng chia sẻ với đồng nghiệp”.

Kết quả của cuộc phỏng vấn thử 100 nhân viên cho tác giả những điều chỉnh thích hợp về câu từ, diễn đạt để đảm bảo người trả lời phỏng vấn hiểu đúng và hiểu đủ mục đích nghiên cứu, cụ thể như sau:

- Biến quan sát EIHO3: “Anh/Chị cảm thấy vui khi giúp đỡ đồng nghiệp bằng kinh nghiệm, kiến thức của mình” điều chỉnh thành “Khi chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức của mình đề giúp đỡ đồng nghiệp, anh/chị cảm thấy vui vẻ vì điều đó”

- Biến quan sát STT1: “Anh/Chị tin rằng mọi người trong ngân hàng luôn biết cám ơn các kinh nghiệm, kiến thức từ người khác cung cấp” điều chỉnh thành “Anh/Chị tin rằng mọi người trong ngân hàng luôn biết cám ơn các kiến thức được chia sẻ từ đồng nghiệp khác”.

- Biến quan sát NLDM5: “Ngân hàng anh/chị đầu tư nhiều thời gian để tạo ra những ý tưởng sản phẩm/dịch vụ mới và hữu ích” điều chỉnh thành “Ngân hàng của anh/chị không ngại sáng tạo ra các sản phẩm/dịch vụ mới và hữu ích dù tốn rất nhiều thời gian phát triển”

Qua đó, các bảng từ 3.9 đến bảng 3.15 trình bày thang đo đã được điều chỉnh:

Bảng 3.9. Thang đo “Niềm vui khi giúp đỡ đồng nghiệp” – EIHO được kế thừa và điều chỉnh từ thang đo của Kankanhalli và cộng sự (2005)

MH Nội dung biến quan sát

EIHO1 Anh/Chị thích chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức của mình với đồng nghiệp. EIHO2 Anh/Chị thường giúp đỡ đồng nghiệp bằng cách chia sẻ kinh nghiệm, kiến

thức của mình.

EIHO3 Khi chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức của mình để giúp đỡ đồng nghiệp, anh/chị cảm thấy vui vẻ vì điều đó.

EIHO4 Anh/Chị cảm thấy hài lòng khi được chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức của mình.

Nguồn: từ kết quả của nghiên cứu định tính

Bảng 3.10. Thang đo yếu tố “Tự tin về kiến thức bản thân” – KSE được kế thừa và điều chỉnh từ thang đo của Kankanhalli và cộng sự (2005)

MH Nội dung biến quan sát

KSE1 Anh/Chị tin kiến thức mà mình chia sẻ hữu ích cho đồng nghiệp. KSE2 Anh/Chị có năng lực chun mơn để cung cấp thơng tin có giá trị. KSE3 Chia sẻ kiến thức với các đồng nghiệp là điều bình thường.

KSE4 Đồng nghiệp khác có thể cung cấp những kiến thức khác có giá trị hơn tôi biết.

Bảng 3.11. Thang đo điều chỉnh “Sự tin tưởng” – STT được kế thừa và điều chỉnh từ thang đo của Mueller (2014)

MH Nội dung biến quan sát

STT1 Anh/Chị tin rằng mọi người trong ngân hàng luôn biết cám ơn các kiến thức được chia sẻ từ đồng nghiệp khác.

STT2 Anh/Chị tin rằng mọi người trong tổ chức khơng sử dụng những thơng tin, kiến thức khơng chính thống.

STT3 Anh/Chị tin rằng mọi người trong tổ chức vận dụng những kiến thức của người khác một cách linh hoạt, phù hợp.

STT4 Anh/Chị tin rằng mọi người trong tổ chức sẵn lòng chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức tốt nhất mà họ có.

STT5 Sự tin tưởng lẫn nhau giữa mọi người là cần thiết để kiến thức được chia sẻ rộng khắp trong ngân hàng.

Nguồn: từ kết quả của nghiên cứu định tính

Bảng 3.12. Thang đo điều chỉnh yếu tố “Định hướng học hỏi” – DHHH được kế thừa từ thang đo của Mueller (2014)

MH Nội dung biến quan sát

DHHH1 Khả năng học tập là chìa khóa lợi thế cạnh tranh của một tổ chức DHHH2 Học tập tại tổ chức là chìa khóa để cải thiện.

DHHH3 Nhân viên đi học tập là đầu tư, khơng phải là chi phí.

DHHH4 Việc học tập được coi là chủ chốt cần thiết để đảm bảo sự tồn tại của tổ chức.

DHHH5 Là mối nguy cho chính tương lai anh/chị khi khơng duy trì việc học tập trong tổ chức.

Bảng 3.13. Thang đo điều chỉnh yếu tố “Chính sách khen thưởng” – CSKT được kế thừa từ thang đo của Kankanhalli và cộng sự (2005)

MH Nội dung biến quan sát

CSKT1 Chia sẻ kiến thức với đồng nghiệp giúp anh/chị nhận nhiệm vụ công việc tốt hơn.

CSKT2 Anh/Chị nhận được cơ hội thăng tiến khi chia sẻ kiến thức. CSKT3 Anh/Chị nhận được mức lương cao hơn khi chia sẻ kiến thức. CSKT4 Anh/Chị nhận được phần thưởng cao hơn khi chia sẻ kiến thức. CSKT5 Anh/Chị được đảm bảo an tồn cơng việc khi chia sẻ kiến thức.

Nguồn: từ kết quả của nghiên cứu định tính

Bảng 3.14. Thang đo yếu tố “Chia sẻ tri thức” – KSC được kế thừa và điều chỉnh từ thang đo của Kim và Lee (2006)

MH Nội dung biến quan sát

CSTT1 Anh/chị tự nguyện chia sẻ bí quyết, thơng tin và kiến thức của mình với đồng nghiệp.

CSTT2 Anh/chị sẵn lòng trao đổi với bất kỳ đồng nghiệp nào trong tổ chức để chia sẻ thông tin và kiến thức.

CSTT3 Anh/chị có thể tìm hiểu thêm tài liệu, thơng tin và kiến thức nghiệp vụ mới bởi các Phòng/Ban khác trong ngân hàng.

CSTT4 Khi anh/chị phát hiện được điều gì mới mẻ và hữu ích phục vụ cho cơng việc tốt hơn, anh/chị sẵn lòng chia sẻ với đồng nghiệp.

Bảng 3.15. Thang đo yếu tố “Năng lực đổi mới của tổ chức” – NLDM được kế thừa và điều chỉnh từ thang đo của Lee và Choi (2003)

MH Nội dung biến quan sát

NLDM1 Ngân hàng của anh/chị đã phát triển nhiều ý tưởng sản phẩm/dịch vụ mới và hữu ích.

NLDM2 Ngân hàng của anh/chị duy trì một mơi trường thuận lợi để sáng tạo ra những ý tưởng sản phẩm/dịch vụ mới và hữu ích.

NLDM3 Ngân hàng của anh/chị không ngại sáng tạo ra các sản phẩm/dịch vụ mới và hữu ích dù tốn rất nhiều thời gian phát triển.

NLDM4 Ngân hàng của anh/chị xem xét việc tạo ra những ý tưởng mới và hữu ích như là các hoạt động quan trọng.

NLDM5 Ngân hàng của anh/chị luôn chủ động tạo ra những ý tưởng sản phẩm/dịch vụ mới và hữu ích.

Nguồn: từ kết quả của nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực đổi mới của tổ chức – vai trò trung gian của hành vi chia sẻ tri thức, nghiên cứu thực nghiệm tại các ngân hàng (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)