CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
3.1.1 Đặc điểm nghề nghiệp của giảng viên
Nhiệm vụ của giảng viên là giúp “sinh viên có kiến thức chun mơn tồn diện, nắm vững quy luật tự nhiên- xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản, có kiến thức làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành đào tạo” (mục 2, điều 5, Luật giáo dục đại học, 2012). Như vậy, có thể nói, giảng viên đóng một vai trị quan trọng trong việc đào tạo nguồn lực cho đất nước.
Hiện nay ở các trường đại học lớn ở các quốc gia phát triển, giảng viên đại học được định nghĩa trong ba chức năng chính (i) Nhà giáo, (ii) Nhà khoa học, và (iii) Nhà cung ứng dịch vụ cho cộng đồng. Trước nhất xem xét vai trò giảng viên như một nhà giáo. Đây là vai trò truyền thống, nhưng quan trọng và tiên quyết đối với một giảng viên. Theo các nhà giáo dục thế giới thì một giảng viên tòan diện là người được trang bị 4 nhóm kiến thức/kỹ năng sau (1) Kiến thức chuyên ngành: kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành và chun mơn học mà mình giảng dạy; (2) Kiến thức về chương trình đào tạo. Kiến thức này cung cấp bức tranh tổng thể và thơng tin về vai trị và sự tương tác giữa một chuyên ngành với các chuyên ngành khác trong cùng một lĩnh vực và kể cả giữa các chuyên ngành trong các lĩnh vực khác nhau. Xu hướng đào tạo đại học hiện nay là đào tạo chuyên sâu kết hợp với cung cấp tư duy liên ngành, đa ngành, đa lĩnh vực (và đa văn hóa) nên kiến thức này sẽ giúp người lao động thích nghi tốt trong các bối cảnh làm việc nhóm, dự án mà nơi đó họ sẽ phải cộng tác với cá nhân từ các chuyên ngành rất khác biệt để cùng nhau giải các bài toán đa lĩnh vực; (3) Kiến thức và kỹ năng về dạy và học: bao gồm khối kiến thức về phương pháp luận, kỹ thuật dạy và học nói chung và dạy/ học trong từng chuyên ngành cụ thể. Bên cạnh phương pháp chung thì mỗi
chun ngành (thậm chí từng mơn học hoặc cùng mơn học nhưng khác đối tượng học) đều có những đặc thù riêng biệt địi hỏi phải có những phương pháp tiếp cận khác nhau; (4) Kiến thức về môi trường giáo dục, hệ thống giáo dục, mục tiêu giáo dục, giá trị giáo dục… Đây có thể coi là khối kiến thức cơ bản nhất làm nền tảng cho các hoạt động dạy và học. Chỉ khi mỗi giảng viên hiểu rõ được các sứ mệnh, giá trị cốt lõi, và các mục tiêu chính của hệ thống giáo dục và mơi trường giáo dục thì việc giảng dạy mới đi đúng định hướng và có ý nghĩa xã hội.
Với vai trò giảng viên như nhà khoa học, giảng viên thực hiện vai trò nhà khoa học với chức năng giải thích và dự báo các vấn đề của tự nhiên và xã hội. Nghiên cứu khoa học, tìm cách ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học về thực tiễn đời sống và công bố các kết quả nghiên cứu cho cộng đồng. Có hai xu hướng nghiên cứu chính: nghiên cứu cơ bản (basic research) và nghiên cứu ứng dụng (applied research). Thông thường nghiên cứu cơ bản được coi là vai trị chính của các giảng viên đại học. Cịn nghiên cứu ứng dụng mang tính cơng nghệ thường là kết quả của mối liên kết giữa các nhà khoa học và nhà ứng dụng (các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội). Do vậy nghiên cứu ứng dụng thường có màu sắc của các dự án tư vấn được đặt hàng bởi cộng đồng doanh nghiệp (và do doanh nghiệp tài trợ). Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta nên khuyến khích các giảng viên đại học thực hiện các nghiên cứu mang tính tổng kết lý thuyết ngành (literature review) và tìm ra những hướng ứng dụng của các lý thuyết này.
Giảng viên như nhà cung ứng dịch vụ cho xã hội có vai trị mà rất nhiều giảng viên đại học Việt Nam đang thực hiện - giảng viên cung ứng các dịch vụ của mình cho nhà trường, cho sinh viên, cho các tổ chức xã hội – đoàn thể, cho cộng đồng và cho xã hội nói chung. Đối với cộng đồng, giảng viên trong vai trò của một chuyên gia cũng thực hiện các dịch vụ như tư vấn, cung cấp thông tin, viết báo, chức năng khá quan trọng và có ý nghĩa lớn trong việc truyền bá kiến thức khoa học và nâng cao dân trí.
đặc biệt là cần có phương pháp truyền tải và phương pháp định hướng học tập cho sinh viên. Giảng viên cần giành thời gian cho việc nghiên cứu, cập nhật kiến thức, tham gia tiếp cận thực tế và hơn thế nữa phải có lịng u nghề, ham học hỏi, yêu sinh viên, sẵn sàng hy sinh thời gian và công sức cho việc khám phá tri thức mới, cho việc đào tạo thế hệ kế cận trong tương lai.
Bên cạnh đó, để giảng viên có thể cống hiến và hy sinh cho nghề nghiệp, thực sự trở thành người thầy giỏi, mang lại giá trị cho cộng đồng xã hội thì giảng viên cần được tạo động lực nhằm đảm tạo điều kiện để giảng viên dành nhiều thời gian cho nghiên cứu, sáng tạo, cập nhật kiến thức. Với một nghề nghiệp mang đầy tính nhân văn như nghề giáo thì mơi trường làm việc phải thực sự cơng bằng và việc lựa chọn, tuyển dụng nhân sự làm việc trong nghề này phải cần có tố chất cần thiết với vai trò như nhà giáo, nhà khoa học, và nhà cung ứng dịch vụ cho cộng đồng.