Về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hài lòng về VNEN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở huyện châu đức tỉnh bà rịa vũng tàu đối với chất lượng dạy học theo mô hình trường học mới VNEN (Trang 63)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

4 .5 Kết quả kiểm định các giả thuyết của mơ hình

4.6 Thảo luận kết quả nghiên cứu

4.6.2 Về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hài lòng về VNEN

Thơng qua phân tích hồi qui bội, 6 nhân tố đều ảnh hưởng đến sự hài lòng của học sinh và các nhân tố này giải thích được 56% mức độ hài lịng của học sinh, cịn lại 44% được giải thích bởi các biến khác nằm ngồi mơ hình. Trong 6 nhân tố này, phương diện Học thuật có ý nghĩa quan trọng nhất đối với sự hài lòng của học sinh (giá trị Beta = 0,386); thứ hai là Nội dung chương trình (giá trị Beta = 0,343); thứ ba là Sự tiếp cận, thứ tư là Cơ sở vật chất, thứ năm là Quy mô lớp học và thứ sáu là phương diện Phi học thuật. Để giải thích cho vấn đề này, theo tác giả đó là do:

Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo chưa đáp ứng được các yêu cầu đổi mới giáo dục mà cụ thể là vẫn còn tồn tại một số lượng lớn giáo viên và cán bộ quản lý tại địa phương chưa đáp ứng u cầu theo mơ hình giáo dục VNEN bao gồm các biểu hiện như: Thiếu trách nhiệm và tâm huyết với nghề; vi phạm đạo đức và lối sống đã làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành và tác động tiêu cực đến việc

triển khai áp dụng mơ hình VNEN tại địa phương; Năng lực giảng dạy còn hạn chế so với u cầu của mơ hình nhà trường kiểu mới (VNEN). Bên cạnh đó là những yếu tố khách quan của ngành như các chính sách, chế độ giành cho giáo viên chưa co nên việc thu hút người tài vào ngành giáo dục còn hạn chế cũng như tạo được động cơ phấn đấu vươn lên trong nghề của các thành viên đang hoạt động trong ngành giáo dục.

Nội dung chương trình, cách thi, kiểm tra theo phương pháp cũ chậm được đổi mới đã ăn sâu vào tư tưởng giáo viên. Chương trình dạy và học nói riêng ở cấp THSCS cịn mang nặng tính lý thuyết, phương pháp dạy học vẫn đậm phong cách truyền thống (thầy cô giảng bài – học sinh ghi chép và chỉ phát biểu khi được thầy cơ chỉ định hoặc đặt câu hỏi) khiến tính sáng tạo, năng động của học sinh giảm đi rất nhiều thay vào đó là tính thụ động trong học tập vẫn duy trì ở mức cao. Nội dung và phương pháp giảng khơng có sự cập nhật và điều chỉnh sao cho phù hợp với tính chất, đặc thù của từng vùng miền, từng loại hình đối tượng học sinh và từng loại hình cơ sở giáo dục khác nhau. Nội dung chương trình chưa chú trọng giáo dục kỹ năng và thiếu tính bám sát thực tiễn.

Cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trường còn thiếu và lạc hậu, sức ép sĩ số học sinh /lớp lớn, đây là kết quả của việc phối hợp chưa tốt của các ban ngành trong từng địa phương. Sự yếu kém này dẫn đến công tác huy động và phân bổ nguồn nhân lực tài chính cho giáo dục chưa hợp lý đồng thời hiệu quả sử dụng nguồn lực chưa cao. Mặt khác cũng cần nhấn mạnh rằng, mức độ đầu tư của Nhà nước đối với hoạt động giáo dục thiếu tính tập trung, đặc biệt là đối với những mục tiêu cần sự ưu tiên đầu tư lớn, quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của cơ sở giáo dục chưa được quy định đầy đủ, sát thực.

4.6.3 Về nguyên nhân dẫn đến kết quả khảo sát về sự hài lòng của học sinh đối với chương trình giáo dục theo mơ hình VNEN

Việc khảo sát ý kiến của học sinh để đo lường mức độ hài lòng của học sinh đối với VNEN được thực hiện thông qua việc phỏng vấn trực tiếp để thu thập dữ

liệu và phân tích dữ liệu. Phần này tìm hiểu ngun nhân dẫn đến kết quả khảo sát về mức độ hài lòng của học sinh đối với ENVN.

Các thảo luận dưới đây sẽ được trình bày theo mức độ tác động giảm dần của các yếu tố tác động đến sự hài lịng của học sinh đối với chương trình giáo dục theo mơ hìnhVNEN.

4.6.3.1 Phương diện học thuật

Bảng 4-8 Kết quả khảo sát các biến Học thuật

Biến

mã hóa Nội dung Mẫu (N) Trung bình Độ lệch chuẩn B6

Thầy, cơ có kiến thức chuyên môn vững vàng đối với môn học mình phụ trách

180 4.04 .655

B7 Thầy, cơ có phương pháp truyền đạt

rõ ràng, dễ hiểu cho các em 180 3.98 .689 B8

Thầy, cô cung cấp thông tin cần thiết về môn học đầy đủ và kịp thời (sách hướng dẫn, đề cương, bài tập, hướng dẫn làm bài kiểm tra ...)

180 4.04 .696

B9

Thầy, cô nắm rõ tình hình học tập của các em, luôn đưa ra nhận xét về sự tiến bộ của các em.

180 4.01 .795

B10

Thầy, cơ ln khuyến khích các em thảo luận, làm việc theo nhóm, tự tìm hiểu và phát hiện những vấn đề mới trong bài học.

180 3.98 .780

B11

Thầy, cô thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy (sử dụng máy vi tính, đèn chiếu và những máy móc thiết bị khác khi giảng dạy).

180 4.02 .676

B12 Thầy, cơ mang đến nhiều bài tập có

tính ứng dụng cao 180 4.01 .668

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Ở cấp giáo dục THCS, thầy cơ có vai trị rất quan trọng vì học sinh gần như giao tiếp và thực hiện tất cả các công việc thông qua giáo viên chủ nhiệm và giáo viên giảng dạy. Theo kết quả nghiên cứu đây là yếu tố có mức độ tác động lớn nhất

đối với sự hài lịng của học sinh về mơ hình VNEN, kết quả đo lường phản ảnh các học sinh ở khối lớp 8 và lớp 9 tại huyện Châu Đức đánh giá về các yếu tố của phương diện Học thuật này là khá cao. Tuy nhiên, trên thực tế yếu tố này còn gặp phải một số hạn chế nhất định, cụ thể là: Nhiều giáo viên chưa nắm vững phương pháp giảng dạy theo mơ hình trường học mới, cịn lúng túng trong tổ chức lớp học theo nhóm, cịn rập khn và thiếu tính sách tạo trong hoạt động giảng dạy; Đa số giáo viên có phương pháp giảng dạy còn chưa phong phú, thiếu sự lôi cuốn nên chưa khơi dậy niềm đam mê học tập trong cá nhân mỗi học sinh; Chưa bao quát hết học sinh, chưa nắm rỏ tình hình từng học sinh khi áp dụng mơ hình giảng dạy mới; Đa số cán bộ quản lý và giáo viên mới tiếp cận mơ hình, mới chú ý áp dụng theo các hình thức tổ chức như bình bầu các chức danh, chia nhóm, trang trí lớp... nên hiệu quả học theo nhóm chưa cao, nhiều học sinh yếu nhút nhát ngày càng yếu hơn trong khi các em đã giỏi và mạnh dạn ngày càng tiến bộ hơn… Ngồi ra, mặc dù có áp dụng các phương tiện điện tử vào học tập và giảng dạy nhưng chỉ ở một số môn học nhất định do điều kiện cơ sở vật chất không cho phép.

4.6.3.2 Nội dung chương trình

Bảng 4-9 Kết quả khảo sát các biến Nội dung chương trình

Biến

mã hóa Nội dung Mẫu (N) Trung bình Độ lệch chuẩn E22 Trường em giảng dạy đầy đủ các

môn học theo quy định (11 môn). 180 3.30 .962 E23 Mục đích yêu cầu của các môn học

rõ ràng đối với học sinh. 180 3.34 .946

E24

Nội dung các môn học đem lại cho em nền tảng kiến thức cơ bản, hữu ích.

180 3.29 .942

E25

Chương trình học phát triển tố chất tư duy sáng tạo, khả năng tự học của học sinh.

180 3.31 .965

E26 Chương trình học được thiết kế hiện

đại, phù hợp với xu hướng quốc tế. 180 3.25 .962

Kết quả phương trình hồi quy cho thấy, phương diện Nội dung chương trình là yếu tố có mức tác động thứ nhì, sau yếu tố Học thuật đến sự hài lòng của học sinh. Tuy nhiên, điểm đánh giá về các yếu tố thuộc phương diện Nội dung chương trình chỉ đạt mức trung bình (điểm trung bình từ 3.25 đến 3.34 trên thang đo 5 điểm). Điều này cho thấy các vấn đề là hiện nay tất cả các trường đều tổ chức dạy đủ số mơn theo quy định và các mơn học này có nội dung chương trình cịn nặng lý thuyết, các bài học trên lớp cịn ít sự tương tác giữa người nói và người nghe, thiếu sự trao đổi trực tiếp, bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân về nội dung bài học nhiều khi còn bị ép buộc suy nghĩ theo một chiều dẫn đến học sinh thiếu khả năng phân tích phản biện, sáng tạo trong tư duy, tự giác trong tiếp thu kiến thức.

4.6.3.3 Sự tiếp cận

Bảng 4-10 Kết quả khảo sát các biến Sự tiếp cận

Biến

mã hóa Nội dung Mẫu (N) Trung bình Độ lệch chuẩn D17

Khi cần các em luôn nhận được sự hỗ trợ từ nhà trường một cách nhanh chóng.

180 3.96 .8244

D18 Các em dễ dàng liên lạc với thầy cô

khi cần thiết. 180 3.96 .861

D19

Các em dễ dàng tiếp cận với thư viện, thiết bị, và các phòng chức năng để học tâp và giải trí.

180 3.96 .874

D21

Các em dễ dàng được tham gia các phong trào, văn nghệ thể thao, câu lạc bộ đội nhóm do nhà trường tổ chức.

180 4.02 .852

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Sự tiếp cận là yếu tố có tác động thứ ba vào mức độ hài lòng của học sinh đối với mơ hình VNEN, kết quả nghiên cứu cho thấy ở yếu tố này học sinh khá hài lịng (điểm trung bình giá trị Beta của các biến mã hoá đặt mức 3.975). Điều này được lý giải rằng: Đa số các trường tổ chức cho các em tham gia phong trào thể dục thể thao thường xuyên. Việc liên lạc với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên nhanh và dễ dàng qua nhiều kênh. Tuy nhiên trên thực tế q trình này vẫn bị cho rằng có những

điểm chưa tốt, cụ thể là: Học sinh tiếp cận với phịng thí nghiệm thực hành cịn hạn chế do chỉ được tiếp xúc trong giờ học; Việc đánh giá kết quả học tập của các em theo công văn 1392 mặc dù phù hợp hơn, tuy nhiên q trình triển khai cơng văn này từ Bộ Giáo dục và Đào tạo là khá chậm, chính vì vậy công tác đánh giá chỉ được thực hiện trong học kỳ II và cuối năm đã dẫn đến sự không hài lịng của cả phía phụ huynh và học sinh, đó là lý do khiến điểm đánh giá về các yếu tố thuộc phương diện Sự tiếp cận chỉ đạt ở mức khá tốt.

4.6.3.4 Cơ sở vật chất

Bảng 4-11 Kết quả khảo sát các biến Cơ sở vật chất

Biến

mã hóa Nội dung Mẫu (N) Trung bình Độ lệch chuẩn C13

Trường có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nhu cầu học tập và giải trí của học sinh.

180 3.12 .943

C14

Phòng học có đủ bàn ghế và các thiết bị nghe nhìn thuận tiện cho việc học tập của học sinh

180 2.96 .844

C15

Thư viện có đủ sách và tài liệu tham khảo đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh

180 3.03 .896

C16

Phịng thí nghiệm thực hành có đầy đủ máy móc, thiết bị, dụng cụ cần thiết đáp ứng nhu cầu thực hành của học sinh.

180 2.99 .878

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Cơ sở vật chất là yếu tố đóng góp khơng nhỏ đối với chất lượng dạy và học của thầy cô và học sinh, trong mơ hình nghiên cứu, yếu tố này có mức tác động vào sự hài lịng ở vị trí thứ tư và có chỉ số Beta là 0.335. Kết quả nghiên cứu cho thấy điểm đánh giá về các yếu tố thuộc phương diện Cơ sở vật chất khá thấp (trung bình chi số Beta của các yếu tố chỉ đạt mức 3.025) và đã phản ánh đúng hiện trạng Cơ sở vật chất tại các trường THCS huyện CHâu Đức – tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đa số trường học có kích thước phịng học và trang bị bàn ghế học sinh theo kiểu truyền thồng không phù hợp với việc giảng dạy theo mơ hình VNEN (theo nhóm); Diện

tích phịng học nhỏ nên khi bố trí học theo nhóm khơng đủ khơng gian; Thiết bị hỗ trợ giảng dạy trên lớp như máy chiếu, máy tính …thiếu; Phịng thí nghiệm thực hành, thư viên có nhưng thiếu thiết bị, dụng cụ.

4.6.3.5 Quy mô lớp

Bảng 4-12 Kết quả khảo sát các biến Quy mơ lớp học

Biến

mã hóa Nội dung Mẫu (N) Trung bình Độ lệch chuẩn F27 Số lượng học sinh trong mỗi lớp em

là vừa phải và phù hợp. 180 3.38 .866

F28 Số lượng học sinh trong mỗi lớp em

là vừa phải và phù hợp. 180 3.26 .826

F29

Qui mô lớp học phù hợp giúp các em tham gia vào nội dung bài học nhiều hơn.

180 3.40 .869

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Mơ hình giáo dục VNEN là một mơ hình qua đó việc tổ chức lớp theo các nhóm tự quản và trao đổi thảo luận và thuyết trình các nội dung liên quan đến mơn học, theo mơ hình chuẩn bình qn một lớp sẽ chia thành bốn đến sáu nhóm, mỗi nhóm khoảng năm học sinh để thầy cơ giáo có thể quan sát, hỗ trợ và cố vấn chính vì vậy quy mô lớp học lý tưởng là khoảng 20 đến 25 học sinh/lớp. Trong khi đó sỹ số học sinh/lớp tại các trường THCS tại huyện là trung bình 35 học sinh/lớp cá biệt có lớp trên 40 em, do đó việc chia nhóm ln gặp nhiều trở ngại. Giáo viên không thể bao quát và tương tác với tất cả học sinh nên khơng nắm bắt hết tình hình của từng học sinhcùng lúc nhiều nhóm nếu chia nhóm theo đúng tiêu chuẩn số thành viên của một nhóm. Ngược lại số thành viên của một nhóm sẽ q đơng nếu chia ít nhóm dẫn đến hiệu quả học tập không cao do năng lực điều hành nhóm của các nhóm trưởng cịn hạn chế. Những nguyên nhân trên giải thích vì sao các yếu tố thuộc phương diện Quy mô lớp học chỉ được đánh giá ở mức trung bình.

4.6.3.6 Phương diện phi học thuật

Bảng 4-13 Kết quả khảo sát các biến Phi học thuật

Biến

mã hóa Nội dung Mẫu (N) Trung

bình

Độ lệch chuẩn A1

Cán bộ nhân viên của trường lịch sự, nhã nhặn đối xử bình đẳng với học sinh.

180 4.09 .800

A2

Cán bộ nhân viên của trường tận tình hỗ trợ học sinh khi liên hệ cơng việc.

180 4.06 .796

A3

Cán bộ nhân viên của trường giải quyết các yêu cầu của học sinh một cách hợp lý, hiệu quả.

180 4.04 .801

A4

Trường lưu trữ hồ sơ, kết quả học tập đầy đủ và cung cấp kịp thời thông tin cho các em khi cần

180 4.03 .801

A5

Thời khóa biểu học tập và sinh hoạt tại trường được thiết kế phù hợp và thuận tiện cho học sinh

180 4.06 .

782

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Mặc dù theo khảo sát, các biến đo lường phương diện phi học thuật đều nằm ở mức cao (4 điểm trên thang đo 5 điểm), tuy nhiên đây là yếu tố có mức tác động kém nhất đối với sự hài lịng của học sinh trong mơ hình nghiên cứu. Kết quả khảo sát phần nào phản ánh đúng tình hình hiện nay tại huyện Châu Đức. Các thầy cô trong nhà trường (kể cả công nhân viên) đều là những người cùng trong địa phương do đó có mức độ quen sâu hơn ở những địa phương khác, chính vì vậy mối quan hệ của các em với các vị trí này khá tốt. Bên cạnh đó các trường THCS trong huyện đều tuân thủ các quy định về việc lưu trữ hồ sơ đúng chuẩn mực. Việc xây dựng thời khoá biều học tập và sinh hoạt của các em khối 8 và khối 9 ở các trường trong huyện cũng được cân nhắc dựa trên yếu tố khoa học, kế hoạch giảng dạy và tình hình thực tế (mùa vụ) tại địa phương.

4.7.3.7. Mức độ hài lịng nói chung đối với chương trình VNEN

Điểm đánh giá về mức độ hài lịng nói chung đối với chương trình VNEN ở mức khá (điểm trung bình đạt 3.69 trên thang đo 5 điểm). Có thể lý giải điều này là

do phương diện tác động nhiều nhất đến mức độ hài lịng nói chung là Phương diện học thuật đang được học sinh đánh giá tốt.

Bảng 4-14 Kết quả khảo sát Mức độ hài lịng nói chung

Biến

mã hóa Nội dung Mẫu (N) Trung bình Độ lệch chuẩn G Mức độ hài lịng nói chung đối với

chương trình VNEN 180 3.69 .372

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

4.6.4 Ý định tiếp tục đăng ký theo học chương trình VNEN

Hơn 1 nửa số học sinh được khảo sát cho biết sẽ tiếp tục theo học chương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở huyện châu đức tỉnh bà rịa vũng tàu đối với chất lượng dạy học theo mô hình trường học mới VNEN (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)