TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
4 .5 Kết quả kiểm định các giả thuyết của mơ hình
5.2 Khuyến nghị
5.2.2 Giải pháp nâng cao chất lượng Nội dung chương trình
Theo phân tích trong mục 4.6.3.2, nhân tố Nội dung chương trình chỉ đạt điểm hài lịng ở mức trung bình và các mơ học cịn nặng lý thuyết, các bài học trên lớp cịn ít sự tương tác giữa người nói và người nghe, thiếu sự trao đổi trực tiếp, bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân về nội dung bài học nhiều khi còn bị ép buộc suy nghĩ theo một chiều dẫn đến học sinh thiếu khả năng phân tích phản biện, sáng tạo trong tư duy, tự giác trong tiếp thu kiến thức.
Do đó, để nâng cao mức độ hài lịng của học sinh về phương diện này, mơ hình trường học VNEN cần được cải tiến theo các khuyến nghị sau:
▪ Nâng cao yêu cầu bài giảng đối với các giáo viên đang tham gia giảng dạy theo mơ hình VNEN, cụ thể là giảm tỷ lệ lý thuyết trong các bài học mà dùng những mơ hình/ thí nghiệm để chứng minh tính thực tiễn của bài học, từ đó các em có cái nhìn trực quan sinh động hơn với bài.
▪ Có chính sách giảm định mức tiết dạy cho giáo viên THCS dạy theo mơ hình VNEN cụ thể từ 19 tiết/tuần cịn khoảng 15 tiết/tuần (vì dạy theo VNEN giáo
viên phải làm việc nhiều hơn rất nhiều so với dạy theo phương pháp truyền thống);
▪ Phát huy tính sáng tạo và tinh thần giáo dục “khai phóng” cho học sinh bằng cách khuyến khích các em trình bày ý tưởng, quan điểm của mình về vấn đề được đề cập mà khơng áp đặt, phán xét theo quan điểm của thầy cô.
▪ Tăng cường tổ chức ngoại khóa, giáo dục địa phương cho học sinh như tơ chức cho doanh nhân, trí thức, nghệ nhân đến nói chuyện với học sinh ít nhất mỗi tháng một lần.