Nghiên cứu này sử dụng phân tích dữ liệu cân bằng để kiểm tra hành vi của chính sách chia cổ tức tại các công ty niêm yết trên sàn HOSE tại Việt Nam. Bộ dữ liệu chứa 132 công ty trong những năm 2010-2017. Bài nghiên cứu cho thấy rằng các khoản thanh tốn cổ tức tại các cơng ty Việt Nam được thúc đẩy mạnh mẽ bởi chi phí đại diện và các mối liên hệ chính trị. Các cơng ty trả ít tiền mặt cổ tức được kết hợp với nhiều giao dịch bên liên quan hơn. Kết quả thể hiện sự chuyển dịch quyền sở hữu từ các cổ đơng nói chung. Các cơng ty có liên quan đến chính trị có xu hướng vừa trả cổ tức tiền mặt nhiều hơn, và cũng có thể ít hơn. Nhưng nhìn chung, bài nghiên cứu thiên mạnh hơn về mối tương quan ngược chiều (hai trên ba biến phụ thuộc có tương quan âm giữa cổ tức và Polcon). Một kết quả khẳng định thêm trong phân tích hồi quy là biến tương tác giữa sự liên quan chính trị và giao dịch của bên liên quan là tiêu cực, có nghĩa là các cơng ty có liên quan chính trị sẽ có nhiều các giao dịch giữa các bên liên quan, do đó, có xu hướng giảm đi khoản chi trả cổ tức bằng tiền mặt. Như vậy, sự liên quan chính trị có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến cổ tức bằng tiền mặt thông qua sự tương tác với các giao dịch của bên liên quan.
Phân tích bổ sung chỉ ra rằng ảnh hưởng của các giao dịch bên liên quan và các mối liên hệ chính trị có bị ảnh hưởng bởi quyền sở hữu cuối cùng của công ty. Thứ nhất, cả công ty tư nhân và SOEs tiến hành nhiều giao dịch với bên liên quan hơn và có xu hướng ít trả cổ tức bằng tiền mặt. Kết quả này ủng hộ ý tưởng rằng có sự chuyển dịch tài sản từ các cổ đông thiểu số tại tất cả các cơng ty, tuy nhiên chưa thấy được vai trị của hình thức thức sở hữu cuối cùng đối cới chính sách cổ tức tiền mặt. Thứ hai, các doanh nghiệp tư nhân có các nhà quản lý hoặc thành viên HĐQT có liên quan chính trị sẽ chi trả cổ tức ít hơn, họ khơng lấy cơ hội từ lợi thế nguồn lực có được từ mối quan hệ chính trị để chi trả cổ tức nhiều hơn. Ngược lại, các SOEs có liên quan
chính trị lại trả nhiều cổ tức hơn. Họ đã tận dụng các nguồn lực hỗ trợ từ chính phủ để tăng việc chi trả cổ tức (ủng hộ giả thuyết H2)