Nghiên cứu này có nhiều đóng góp cho cơ sở lý thuyết thực nghiệm. Thứ nhất, bài nghiên cứu sử dụng một biện pháp trực tiếp của sự chuyển dịch quyền sở hữu, các giao dịch bên liên quan, để phân tích mối liên hệ giữa sự chuyển dịch quyền sở hữu và chi trả cổ tức bằng tiền mặt, do đó kiểm tra tính hợp lệ của những giả định nằm dưới nhiều tài liệu thực nghiệm hiện có. Điều này trái ngược với hầu hết các nghiên cứu trước đó, tập trung vào tác động gián tiếp của việc chuyển dịch quyền sở hữu đối với chính sách chia cổ tức, chẳng hạn như sự phân biệt giữa quyền của dòng tiền và quyền của cổ đơng kiểm sốt của cơng ty hoặc mơi trường hợp pháp và ngoại trừ của một quốc gia (Faccio và cộng sự, 2001, La Porta và cộng sự, 2000). Thứ hai, kiểm tra mối liên hệ giữa sự liên quan chính trị và chia cổ tức bằng tiền mặt để lấp khoảng trống nghiên cứu bằng cách tiến hành một nghiên cứu thực nghiệm toàn diện sử dụng dữ liệu của Việt Nam. Cuối cùng, mở rộng nghiên cứu với các loại hình cổ đơng kiểm sốt cuối cùng của một cơng ty về chính sách chia cổ tức để thấy rõ hơn về vai trò của cấu trúc sở hữu.
Bài nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách và nhà đầu tư. Các nhà hoạch định chính sách và các nhà đầu tư phải cảnh giác sự chuyển dịch quyền sở hữu tiềm năng, đặc biệt khi các cơng ty có khuynh hướng trả ít hoặc khơng trả cổ tức bằng tiền mặt, bởi vì người trong cuộc có động cơ mạnh để giữ vững nguồn lực vì mục đích chiếm hữu. Quan trọng hơn, qua nghiên cứu, Việt Nam nên thiết kế chính sách bảo vệ các nhà đầu tư thiểu số, ngăn chặn công ty sử dụng các giao dịch giữa các bên liên quan để chuyển dịch các nguồn lực ra khỏi các cơng ty vì lợi ích cá nhân.