CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MARKETING MIX
2.2 Phân tích thực trạng hoạt động Marketing Mix của cơng ty trang phục lót H&B
2.2.1.1 Phân khúc thị trường
Phân khúc theo vị trí địa lý
- Khu vực miền Bắc: mức tiêu thụ áo Benee tại khu vực miền Bắc khá cao thông qua 16 nhà phân phối và chiếm khoảng 60% lượng bán hàng tháng của công ty. Hiện tại áo Benee đang tạo ra sức cạnh tranh mạnh với các thương hiệu tên tuổi trong lĩnh vực đồ lót như Triumph, Bon Bon, Darlin, Annie…
- Khu vực miền Trung: công ty bắt đầu phát triển ở khu vực miền Trung từ đầu năm 2017, tuy nhiên mức tiêu thụ hàng khá chậm vì tâm lý chuộng hàng rẻ. - Khu vực miền Đông Nam Bộ: sức mua lớn, nhu cầu đa dạng. Cơng ty gặp phải
sự cạnh tranh khốc liệt vì hầu hết các cơng ty đồ lót Việt Nam đều đặt tại khu vực này với các thương hiệu lâu đời như: Triumph, Bon Bon, Darlin, Annie, Lotus, Winking…
- Khu vực miền Tây: công ty bắt đầu phát triển ở khu vực này từ tháng 6 năm 2015, hiện tại miền Tây đang chiếm 25% sản lượng áo Benee bán ra hàng tháng. Hầu hết áo Benee chỉ tập trung ở khu vực thành thị, cịn khu vực nơng thơn thì mức độ ra hàng khá chậm nên đại lý cũng không muốn nhập hàng. Phân khúc theo mức giá:
- Từ 50.000đ – 80.000đ: ở phân khúc này thì hàng Trung Quốc là hầu như chiếm hoàn toàn.
- Từ 90.000đ – 120.000đ: một số xưởng và công ty Việt Nam đang tập trung ở phân khúc này có: Việt Ngân, Boya, Lovely…
27
- Từ 160.000đ – 350.000đ: công ty H&B đang tập trung vào phân khúc này, tuy nhiên công ty cũng gặp sự cạnh tranh lớn từ các công ty lâu đời như: Darlin, Annie, Lotus, Winking, Locust, Rossy…
- Từ 450.000đ trở lên: ở phân khúc cao cấp này một số thương hiệu Việt Nam như: Vera, Darlin đang cạnh tranh với các thương hiệu nước ngoài là Wannabe, Ibasic, Triumph, Bon Bon, Wacoal, Minoshe…
Phân khúc theo tâm lý:
Thương hiệu Benee nhắm vào những khách hàng ít thay đổi, ưu chuộng sản phẩm bền, vòng đời của sản phẩm dài và sản phẩm an toàn cho sức khỏe.