Ma trận SWOT

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing mix cho sản phẩm áo lót nữ Benee của Công ty Trang phục lót H&B (Trang 61 - 64)

SWOT

Môi Trường Bên Trong Điểm Mạnh (S):

S1: Văn hóa đồn kết: đội ngũ nhân viên gắn bó lâu dài với cơng ty

S2: Giá cả cạnh tranh: so với các sản phẩm cạnh tranh trực tiếp trong phân khúc thì sản phẩm Benee có giá thấp hơn

Điểm Yếu (W):

W1: Nhu cầu tuổi teen: đội ngũ thiết kế ít và chưa sáng tạo W2: 65,3% dân cư tập trung ở nông thôn: kênh phân phối chưa phủ đến các huyện, xã

W3: Xu hướng phát triển internet: mảng online của cơng ty chưa có.

W4: Thương hiệu Benee trên thị trường yếu: sản phẩm phụ thuộc vào đặc tính nguyên vật liệu W5: Bộ phận Marketing nhỏ: các hoạt động marketing chưa hiệu quả

W6: Nguồn vốn chưa dồi dào: ngân sách marketing tùy thuộc vào sản lượng bán

Môi Trường

Bên Ngoài

Cơ Hội (O):

O1: Hiệp định TPP: thuế nhập khẩu vải giảm 22%

O2: Tầng lớp trung lưu tăng: gia nhập phân khúc cao cấp O3: Nhu cầu tuổi teen: mở rộng dòng sản phẩm cho giới trẻ

O4: Niềm tin người tiêu dùng vào hàng Việt: lấy thêm thị phần hàng giá rẻ

S1 với O1: nâng cao tinh thần đoàn kết làm việc để gia tăng sản xuất nhằm tận dụng sự lợi thế theo quy mô và tận dụng được chi phí nguyên vật liệu giảm.

W1 với O2, O3: tuyển chuyên gia thiết kế hoặc mua các thiết kế để thâm nhập các phân khúc khác.

W2, W3, W4, W5 với O4: phát triển bộ phận marketing hoặc thuê ngoài để hoàn thiện kênh phân phối, hoạt động marketing online, chiến lược thương hiệu đánh vào niềm tin người tiêu dùng.

Thách Thức (T):

T1: Hiệp định TPP: đồ lót nhập khẩu giảm 7,5% thuế cộng với uy tín thương hiệu lâu năm

T2: Nguyên phụ liệu và máy móc phải nhập khẩu: cần nhiều vốn để trữ hàng. T3: Tâm lý chuộng hàng rẻ của người Việt: công ty chưa đủ khả năng để cạnh tranh với hàng Trung Quốc

S1 với T2: phát huy tinh thần đoàn kết, gia tăng vốn từ phần góp vốn từ cán bộ công nhân viên trong công ty.

W1 với T1: tuyển chuyên gia thiết kế hoặc mua các thiết kế để tạo sự khác biệt của sản phẩm công ty trong phân khúc cao cấp. W2 với T3: kéo dãn dòng sản phẩm xuống phía dưới với giá rẻ hơn, đồng thời hoàn thiện kênh phân phối để đáp ứng nhu cầu tâm lý chuộng hàng rẻ của người Việt.

37

2.2.3 Mô tả mẫu nghiên cứu cảm nhận khách hàng về hoạt động Marketing Mix đối với sản phẩm áo lót nữ Benee đối với sản phẩm áo lót nữ Benee

Để xác định triệu chứng của vấn đề trong hoạt động marketing mix của sản phẩm áo lót nữ Benee, tác giả tiến hành thực hiện điều tra khảo sát mức độ cảm nhận của người tiêu dùng đối với các yếu tố marketing mix đối với sản phẩm áo lót nữ Benee thơng qua bảng khảo sát thực tế.

Nghiên cứu được tiến hành thông qua 3 bước (như đã nêu ở mục phương pháp nghiên cứu)

2.2.3.1 Quy trình nghiên cứu

- Nghiên cứu định tính: được thực hiện thơng qua kỹ thuật thảo luận nhóm, tham khảo ban chuyên gia để đưa ra bảng câu hỏi chính thức. Bởi vì sản phẩm áo lót nữ Benee là sản phẩm hữu hình nên việc áp dụng lý thuyết marketing 4P sẽ phù hợp hơn marketing 7P (được thiết kế cho marketing dịch vụ). Đầu tiên tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu với 7 khách hàng để xây dựng thang đo nháp 1. Sau đó tác giả tiếp tục trao đổi với ban chuyên gia để điều chỉnh và hoàn thiện các tiêu chí (xem thêm phụ lục 1: dàn bài và kết quả thảo luận nhóm).

- Nghiên cứu định lượng: được tiến hành bằng cách phát bảng câu hỏi khảo sát trực tiếp đến các đối tượng là người tiêu dùng nữ giới, tuổi từ 16 trở lên đang sinh sống, học tập và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) đã từng sử dụng sản phẩm trong thời gian trên 6 tháng trước ngày khảo sát. Dữ liệu thu thập từ bảng câu hỏi được được mã hóa và xử lý bằng phần mềm SPSS 20. (xem thêm phụ lục 2: bảng câu hỏi khảo sát)

- Mẫu nghiên cứu: kích thước mẫu nghiên cứu phụ thuộc vào phương pháp xử lý thống kê, độ tin cậy cần thiết… Kích thước mẫu càng lớn càng tốt nhưng tốn kém về chi phí và thời gian ( Nguyễn Đình Thọ, 2011, tr.231). Trong nghiên cứu dự kiến sẽ thơng qua phân tích nhân tố khám phá EFA để kiểm định giá trị

38

của thang đo, để đảm bảo phân tích đạt u cầu thì tỷ lệ mẫu trên biến đo lường là 10:1 trở lên (Nguyễn Đình Thọ, 2011, tr.398). Trong nghiên cứu này sẽ có 21 biến quan sát, như vậy kích thước mẫu tối thiểu là n ≥ 210. Với nguyên tắc chọn kích thước mẫu càng lớn càng tốt thì tác giả đã tiến hành phát 320 phiếu khảo sát đến các đại lý bán hàng của công ty và thu về được 298 phiếu hợp lệ và 22 phiếu không hợp lệ.

2.2.3.2 Thống kê mô tả đặc điểm mẫu khảo sát

Kết quả khảo sát theo đặc điểm mẫu được mô tả theo bảng 2.6 cho thấy:

- Độ tuổi: khách hàng có độ tuổi từ 22 đến 40 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 49%, tiếp theo là khách hàng có độ tuổi là 41 đến 55 chiếm tỷ lệ 32.9%. Vì vậy cơng ty cần lưu ý rằng độ tuổi mua áo Benee nhiều nhất từ 22 đến 40 tuổi để có những lựa chọn trong vấn đề nguyên liệu cho phù hợp về màu sắc và thiết kế phải dựa trên độ tuổi này.

- Cơng việc: đối tượng làm văn phịng chiếm tỷ lệ cao nhất là 41.3%, tiếp theo là đối tượng kinh doanh buôn bán là 25.5%, do đó trong việc thiết kế phải cân nhắc dựa trên tính chất nghề nghiệp của khách hàng để ra những sản phẩm phù hợp cho sinh hoạt cũng như lối sống của khách hàng làm văn phòng và kinh doanh.

- Thu nhập: khách hàng chính của áo Benee có thu nhập phổ biến ở mức 5 đến 10 triệu/tháng chiếm tỷ lệ 36.9%, tiếp theo là các mức trên 15 triệu chiếm 25.8% và từ 10 – 15 triệu chiếm 23.5%. Vì vậy, giá sản phẩm áo Benee cũng phải có cân xứng với thu nhập của người tiêu dùng.

39

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing mix cho sản phẩm áo lót nữ Benee của Công ty Trang phục lót H&B (Trang 61 - 64)